CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Các nghiên cứu trước về đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NH chủ yếu đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Kế thừa từ những nghiên cứu của Trương Quang Thông và Đặng Văn Dân và áp dụng phương pháp khe hở tài trợ, bài viết xây dựng mô hình hồi quy cho nghiên cứu như sau:
FGAP = β0 + β1*SIZE + β2*EFL + β3*TLA + β4*CAP + β5*ROA + β6*ROE + β7 ROE + β8*NPL + it
Giải thích các biến:
FGAP: Khe hở tài trợ:
SIZE: Quy mô tổng tài sản
EFL: Tổng tiền gửi trên tổng nợ
TLA: Tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản
CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
ROA: Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản
ROE: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
NPL: Nợ xấu trên dư nợ cho vay
it: Phần dư không quan sát được
Bảng 3.1. Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu Biến phụ
thuộc
Ký hiệu
Cách đo lường
FGAP
Chênh lệch giữa dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản
Biến độc
Lập
Ký hiệu
Cách đo lường Dấu kỳ
vọng Nguồn tham khảo
SIZE
Logarit tổng giá trị của tất cả tài sản mà NH sở hữu tại một thời điểm nhất định.
+
Bonfim và Kim (2011), Nguyễn Thị Bích Thuận, Phạm Ánh Tuyết (2021)
EFL Tỷ lệ giữa tổng tiền gửi
và tổng nợ phải trả +
Vodova (2013), Lê Thái Triệu Luân (2022)
TLA Cho vay khách hàng trên
tổng tài sản +
Goddard, M., & Molyneux, P. (2019), Phan Thị Mỹ Hạnh, Tống Lâm Vy (2019)
CAP Vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản -
Faruque Ahamed (2021), Nguyễn Thị Phương Thúy & Bùi
Thị Điệp (2019)
ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản -
Nusiebeh Nahar Falah Alrwashdeh và cộng sự (2023), Nguyễn Thị Phương Thúy & Bùi Thị Điệp (2019)
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu +
Goddard, M., &
Molyneux, P. (2019), Nghiêm Hoàng Thảo
Vy và Nguyễn Ngọc Huyền (2022)
NPL Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ
cho vay +
Akhismatova, R., & Majumdar, S. (2018), Nguyễn Thị Bích Thuận, Phạm Ánh Tuyết (2021) (Tổng hợp bởi Tác giả)
Giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Quy mô tổng tài sản (SIZE)
Theo Vodová (2011), tính thanh khoản ảnh giảm dần theo quy mô của ngân hàng tăng lên. Các NH lớn sẽ không có sự chủ động đối với vấn đề duy trì mức
độ thanh khoản cao và có xu hướng dựa dẫm vào hỗ trợ sau cùng là nhà nước; điều này có sự tương đồng với cụm từ "too big to fail" mà nhiều học giả đã nhắc trong bối cảnh chính quyền Hoa Kỳ đã giải cứu các NH cùng ngành bị vỡ nợ do khủng hoảng kinh tế gây ra hồi năm 2008. Một số kết quả thực nghiệm từ Bonfim
và Kim (2011), Vũ Thị Hồng (2015) đã giúp củng cố luận điểm trên đồng thời nêu ra kết luận thực nghiệm chứng minh quy mô tài sản của NH có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng thanh khoản của NH đồng nghĩa với việc cùng chiều với RRTK.
Mặt khác, theo lý thuyết kinh tế học quy mô thì thấy rằng các NH có quy
mô rộng sẽ có nhiều ưu thế trong vấn đề vay vốn từ tổ chức dân cư do mạng lưới phủ rộng, nhất là vay từ thị trường liên NH. Do đó, các NH có quy mô tài sản thấp sẽ dễ bị ảnh hưởng đến thanh khoản. Đồng thời, kết quả phân tích thực nghiệm của Đặng Văn Dân (2015) cho thấy quy mô vốn của NH có ảnh hưởng ngược chiều với quy mô của NH.
Tác giả hy vọng biến lý giải SIZE sẽ có ý nghĩa với RRTK của NH dựa trên luận điểm của Vodová (2011) và phân tích thực nghiệm.
Giả thuyết H1: “Quy mô tài sản của ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại.”
3.3.2 Tổng tiền gửi trên Tổng nợ (EFL)
Nhóm tác giả Allen, H., & Gale, D. (2000) với đề tài “Cấu trúc tài chính có quan trọng không? Tạp chí Kinh tế Tài chính.” Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của các NH ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1983-1992 để phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính (bao gồm tỷ lệ tiền gửi/dư nợ cho vay) và rủi ro NH. Kết quả cho thấy cấu trúc tài chính không có tác động đáng kể đến rủi ro NH.
Nhóm tác giả Morris, S. D., & Shin, H. S. (2008) với đề tài “Bảng cân đối
kế toán của doanh nghiệp và sự lan truyền của sự biến động. Tạp chí Hiệp hội Kinh tế Châu Âu.” Nghiên cứu này sử dụng mô hình lý thuyết để phân tích cách thức cấu trúc tài chính (bao gồm tỷ lệ tiền gửi/dư nợ cho vay) có thể ảnh hưởng đến sự lan truyền của các cú sốc tài chính. Kết quả cho thấy cấu trúc tài chính cụ thể là tỷ lệ tiền gửi/dư nợ cho vay có thể làm gia tăng các rủi ro tài chính, dẫn đến RRTK cao hơn cho các NH. Qua các nghiên cứu thấy rằng tổng tiền gửi trên tổng
nợ có mối tương quan với RRTK NH. Từ đó, tác giả xây dựng giả thuyết H2.
Giả thuyết H2: “Tổng tiền gửi trên tổng nợ tác động cùng chiều lên rủi
ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại”.
3.3.3 Tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA)
Dựa trên cơ sở lý luận đánh giá RRTK theo phương pháp khe hở tín dụng (FGAP), rủi ro thanh khoản của ngân hàng được đo lường bởi chênh lệch giữa
dư nợ cho vay và tiền gửi trên tổng tài sản; có thể thấy rằng nếu dư nợ cho vay tăng sẽ làm tăng RRTK của NH và ngược lại. Đồng thời, nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013) và Đặng Văn Dân (2015) cho thấy khoản cho vay có ảnh hưởng cùng chiều đến RRTK và hai nghiên cứu trên đã giúp cũng cố luận điểm trên. Hy vọng rằng TLA có tương quan với RRTK của NH theo những nghiên cứu trên.
Giả thuyết H3: “Tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại”.
3.3.4. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)
Nghiên cứu của Berger và Bouwman (1996) cung cấp bằng chứng cho thấy vốn NH là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NH. Vốn NH cao hơn có thể dẫn đến lợi nhuận cao hơn, chi phí thấp hơn và tăng khả năng chống chịu rủi ro.
Nghiờn cứu của Asli Demirgỹỗ-Kunt và Scott Detrick, được thực hiện năm
1996 với chủ đề "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thất bại của NH tại các quốc gia đang phát triển", phân tích số liệu của 80 NH tại 15 nước đang phát triển trong thời kỳ 1988-1995 nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thất bại của NH. Kết quả của nghiên cứu là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ROE) có ảnh hưởng đáng kể lên khả năng thất bại của NH. Nghĩa là, NH có tỷ
lệ CAP cao hơn có khả năng thất bại thấp hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng CAP có mối quan hệ tương quan với RRTK NH. Từ đó, tác giả xây dựng giả thuyết:
Giả thuyết H4: “Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động ngược chiều lên rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại”.
3.3.5. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Trong nghiên cứu của Valla & Saes-Escorbiac (2006) chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản. Những NH
sở hữu lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận lớn có được tỷ lệ thanh khoản thấp, nguyên nhân là do khi sở hữu mức tăng trưởng lợi nhuận lớn, các NH sẽ
chấp nhận những khoản đầu tư rủi ro hơn như những khoản cho vay, dẫn đến tài sản thanh khoản giảm (Natacha Valla, Beatrice Saes Escorbiac, 2006). Tuy nhiên nghiên cứu của Bonfirm và Kim (2011) lại tìm ra tác động cùng chiều của tỷ lệ thanh khoản (Diana Bonfim, Moshe Kim, 2012).
Giả thuyết H5: “Khả năng sinh lời trên tổng tài sản ROA có tác động ngược chiều lên rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại”.
3.3.6. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Trong thực tiễn, tài sản có tính thanh khoản cao sẽ đem lại phần lớn lợi nhuận cho NH. Vì thế, mặc dù thanh khoản NH tăng nhưng lợi nhuận của NH sẽ giảm xuống (Assaf, 2003) khi tập trung quá mức vào tài sản thanh khoản. Khi
NH có lượng tiền mặt cao hơn so với lượng tiền tiết kiệm của KH, thanh khoản của NH đang ở tình trạng tốt, do đó sẽ giảm bớt cơ hội đầu tư sinh lợi của NH (Agbada và Osuji, 2013). Tương tự, nếu NH cố gắng tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tận dụng triệt để số tiền nhàn rỗi huy động thêm, hoặc giảm các tài sản thanh khoản thì nguy cơ về RRTK của NH sẽ gia tăng khi có một lượng lớn người bất ngờ rút tiền trong cùng một thời điểm. Vodová (2011), Bonfim và Kim (2011) cũng đã phát hiện thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn chủ sở hữu của NH
có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng thanh khoản của NH theo như nghiên cứu của Valla và Escorbiac (2006). Tác giả hy vọng thông qua nghiên cứu trên thì tỷ
lệ lợi nhuận có tương quan với tính thanh khoản của NH.
Giả thuyết H6: “Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại.”
3.3.7. Nợ xấu trên dư nợ cho vay (NPL)
Yếu tố rủi ro tín dụng được đề cập ở nhiều nghiên cứu về tính thanh khoản của NH. Nghiên cứu của Muhammad và Amir 2013 với mẫu 26 NHTM ở Pakistan giai đoạn 2007-2011 đưa ra kết luận rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản tại NH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nếu NHTM gánh chịu rủi ro tín dụng cao thì khả năng thanh khoản của NH bị giảm sút nghiêm trọng. Do đó, những NH có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao là những NH gặp khó
khăn trong thanh toán. Rủi ro tín dụng được đo lường bởi tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng giá trị các khoản cho vay KH.
Giả thuyết H7: “Nợ xấu trên dư nợ cho vay có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại.”