Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2. Nghiên cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề
Khi nghiên cứu về cấu trúc của NLGQVĐ, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào định nghĩa để đưa ra các thành tố cũng như các mức độ của NLGQVĐ.
17
Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2014), trong bài viết “Đề xuất cấu trúc và
chuẩn đánh giá NLGQVĐ trong Chương trình GDPT mới”, đã đề xuất cấu trúc của
NLGQVĐ bao gồm các thành tố: “(1) Nhận biết và tìm hiểu vấn đề; (2) Thiết lập không gian vấn đề; (3) Lập kế hoạch và trình bày giải pháp; (4) Đánh giá và phản ánh giải pháp” (Nguyễn Thị Lan Phương, 2014).
Tác giả Lê Thị Hoàng Hà (2015) cấu trúc của NLGQVĐ bao gồm 4 thành tố được
mô tả bằng các chỉ số hành vi: “(1) Nhận biết và tìm hiểu vấn đề: Nhận biết tình huống; xác định và giải thích các thông tin ban đầu; trung gian trong quá trình khám phá, tương tác; (2) Thiết lập không gian vấn đề: lựa chọn, sắp xếp và tích hợp thông tin với kiến thức
cụ thể bằng đồ thị, bảng biểu, mô tả, … xác định các yếu tố giả định cho việc thực hiện giải pháp; xác định chiến lược; (3) Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp: xác định hệ thống mục tiêu, lập kế hoạch các bước để giải quyết, thực hiện kế hoạch; (4) Đánh giá và phản ánh giải pháp: giám sát và điều chỉnh từng bước trong quá trình thực hiện; đánh giá giải pháp đã thực hiện; xác nhận kiến thức và kinh nghiệm cho những vấn đề khác” (Lê Thị Hoàng Hà, 2015).
Chương trình Đánh giá và giảng dạy kĩ năng thế kỉ XXI (Assessment & Teaching
of 21st Century Skills, viết tắt là ATC21S), đã đưa ra cấu trúc của NLGQVĐ mang tính hợp tác bao gồm 2 khía cạnh: khía cạnh xã hội (tính hợp tác) và khía cạnh nhận thức (GQVĐ) (Fiore & cộng sự, 2017, tr16).
- Về khía cạnh nhận thức, ATC21S xác định nhóm thành 2 NL chính: kĩ năng thực hiện nhiệm vụ và kĩ năng học tập và xây dựng kiến thức. Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ bao gồm các kĩ năng phụ/ kĩ năng nhỏ hơn là: (1) Phân tích vấn đề, (2) Thiết lập mục tiêu, (3) Quản lí tài nguyên, (4) Tính linh hoạt, (5) Thu thập dữ liệu, (6) Tính hệ thống.
Phân tích vấn đề là khả năng xác định các thành phần của một nhiệm vụ và thông tin có sẵn cho mỗi thành phần. Thiết lập mục tiêu là việc xây dựng và chia sẻ các mục tiêu cụ thể để giúp theo dõi tiến trình GQVĐ hợp tác. Quản lý tài nguyên (Resource management) phản ánh khả năng lập kế hoạch để các cộng tác viên có thể đóng góp nguồn lực, kiến thức hay chuyên môn của họ vào quá trình GQVĐ và cách họ ra quyết định về quá trình xử lý dữ liệu, tính linh hoạt và kỹ năng quản lý linh hoạt bao gồm sự khoan dung, cũng có thể liên quan đến sự cần thiết phải đàm phán và để hiểu được quan điểm của các đối tác hợp tác khác. Thu thập dữ liệu bao gồm việc khám phá nhiệm vụ và
18
hiểu biết về không gian vấn đề; nó đòi hỏi phải công nhận nhu cầu thông tin liên quan đến HĐ và sự hiểu biết về cách thức nó ảnh hưởng và có thể được sử dụng bởi bản thân
và đối tác. Tính hệ thống đề cập đến tính toàn vẹn và tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận GQVĐ. Các kỹ năng học tập và xây dựng kiến thức liên quan đến nhiều bước trong lĩnh vực xã hội. Khi họ tiến bộ thông qua một nhiệm vụ của GQVĐ hợp tác, các cá nhân
có thể học được nội dung, học các chiến lược và kỹ năng, học cách giải quyết các trở ngại, hoặc tìm hiểu cách phối hợp, cộng tác và đàm phán với người khác. Khung ATC21S xác định ba yếu tố cơ bản trong kĩ năng học tập và xây dựng kiến thức: các mối quan hệ và mô hình, hệ quả và các quy tắc, tổng hợp và thử nghiệm các giả thuyết (Fiore
& cộng sự, 2017, tr 16, 18, 19).
Về khía cạnh xã hội, ATC21S xác định có ba mạch: (i) Sự tham gia bao gồm các thành tố: Hành động, Tương tác, hoàn thành nhiệm vụ/ Kiên trì; (ii) Hiểu quan điểm của người khác bao gồm: khả năng phản hồi/ thích ứng, hiểu người khác; (iii) Quy định mang tính xã hội (Social regulation) bao gồm: khả năng đàm phán, khả năng tự đánh giá, khả năng đánh giá lẫn nhau, động lực (Fiore & cộng sự, 2017, tr 16, 17).
Theo Dự án này, GQVĐ mang tính hợp tác, hay làm việc với người khác để giải quyết một thử thách chung bao gồm sự đóng góp và trao đổi ý tưởng, kiến thức hoặc nguồn lực để đạt được một mục tiêu chung. ATC21S đã chỉ ra điểm khác biệt biệt cơ bản giữa GQVĐ cá nhân và GQVĐ mang tính hợp tác chính là bản chất xã hội của nó, nghĩa
là gắn liền với nhu cầu giao tiếp, trao đổi ý tưởng, cùng phát hiện ra vấn đề và các yếu tố của vấn đề, và đồng thuận về mối quan hệ giữa các yếu tố của vấn đề và mối quan hệ giữa các hành động cũng như hậu quả của nó. Các bước của GQVĐ mang tính hợp tác đều có thể quan sát được, vì chúng phải được chia sẻ với các thành viên khác của nhóm xem liệu giải pháp đưa ra có hiệu quả không, các bước hợp tác GQVĐ bao gồm:
(i) Cùng nhận dạng một vấn đề, các thành viên trong nhóm phải xác định và thống nhất về các yếu tố của vấn đề nào mà họ có thể đảm nhận hoặc giám sát;
(ii) Cùng chia sẻ về sự mô tả về vấn đề (phát biểu vấn đề);
(iii) Các thành viên cần đồng ý về kế hoạch hành động, bao gồm các việc quản lí các nguồn lực;
(iv) Thực hiện kế hoạch, trong đó có thể đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp giữa các thành viên cùng hành động hoặc tuần tự.
19
Việc tiến hành một giải pháp phải được giám sát, đánh giá các lựa chọn khác nhau, và điều chỉnh kế hoạch nếu cần; các thành viên phải quyết định làm thế nào để tiếp tục khi đối mặt với phản hồi tích cực hoặc tiêu cực (Fiore & cộng sự, 2017).
Như vậy, điểm tương đồng giữa các cách tiếp cận khi nghiên cứu về cấu trúc của NLGQVĐ là: “Hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào định nghĩa để đưa ra các thành tố
cũng như các mức độ của NLGQVĐ” (Fiore & cộng sự, 2017).
Nhìn chung, tùy thuộc vào cách tiếp cận NL mà tên các thành tố của NLGQVĐ có phần khác biệt giữa các chuyên gia, tổ chức giáo dục, trong các khung lý thuyết về cấu trúc của NLGQVĐ của Polya phù hợp với quá trình hình thành và rèn luyện NLGQVĐ cho HS ở trường phổ thông.