Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.3. Khái quát về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
2.3.7. Thiết kế thang đo năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở
2.3.7.2. Mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh trung học cơ sở trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
Có thể nói NLGQVĐ được hình thành khi con người có tư duy và có suy nghĩ GQVĐ, NLGQVĐ thể hiện sự phát triển của từng thành tố của NLGQVĐ là một quá trình liên tục, có sự kế thừa và phát triển. Dựa vào các mức độ phát triển của NLGQVĐ của HS THCS qua DH môn KHTN (bảng 2.3), luận án tóm tắt mã hoá năm mức độ phát triển NLGQVĐ như sau:
Mức độ 1 (A1-B0-C0-D0): HS biết phát hiện và tìm hiểu THCĐ hay vấn đề (A1),
không đề xuất được giả thuyết (B0), không GQVĐ (C0), không khái quát và rút ra kết luận sau khi GQVĐ (D0).
Mức độ 2 (A2-B1-C0-D0): HS nêu được THCVĐ hay vấn đề học tập đầy đủ nhưng chậm, phải nhờ hướng dẫn của GV (A2), biết đề xuất giả thuyết (B1), không giải quyết được THCVĐ hay vấn đề học tập (C0), không khái quát rút ra kết luận sau khi GQVĐ (D0).
Mức độ 3 (A2-B2-C1-D1): HS phát hiện đúng THCVĐ hay vấn đề học tập (A2),
đề xuất đúng giả thuyết (B2), GQVĐ vẫn còn lúng túng nhiều (C1), nêu được một số kết luận nhưng chưa đủ sau khi GQVĐ (D1).
Mức độ 4 (A3-B3-C2-D2): HS phát hiện đầy đủ và chính xác THCVĐ hay vấn đề học tập (A3), đề xuất đúng giả thuyết (B3), GQVĐ đúng (C2), còn lúng túng khi khái quát và rút ra kết luận (D2).
Mức độ 5 (A3-B3-C3-D3): HS phát hiện đầy đủ và đúng THCVĐ hay vấn đề học tập (A3), đề xuất được giả thuyết (B3), giải quyết tốt vấn đề (C3), sau khi tiến hành GQVĐ khái quát và rút ra đúng và đầy đủ các kết luận (D3).
62
Bảng 2. 9. Tóm tắt các mức độ phát triển NLGQVĐ của HS và điểm đánh giá
tương ứng trong DH môn KHTN
Mức độ Mức độ đạt được các thành tố của
NLGQVĐ
Tiêu chí Điểm
(Đ)
Mức độ 1 Tìm hiểu vấn đề: A1
A1-B0-C0-D0 Làm rõ vấn đề: B0 1
Thiết kế giải pháp và GQVĐ: C0 Đánh giá, phản ánh: D0
Mức độ 2
Tìm hiểu vấn đề: A2
A2-B1-C0-D0 4
Làm rõ vấn đề: B1 Thiết kế giải pháp và GQVĐ: C0 Đánh giá, phản ánh: D0
Mức độ 3 Tìm hiểu vấn đề: A2
A2-B2-C1-D1 6
Làm rõ vấn đề: B2 Thiết kế giải pháp và GQVĐ: C1 Đánh giá, phản ánh: D1
Mức độ 4
Tìm hiểu vấn đề: A3
A3-B3-C2-D2 10
Làm rõ vấn đề: B3 Thiết kế giải pháp và GQVĐ: C2 Đánh giá, phản ánh: D2
Mức độ 5 Tìm hiểu vấn đề: A3
A3-B3-C3-D3 12
Làm rõ vấn đề: B3 Thiết kế giải pháp và GQVĐ: C3 Đánh giá, phản ánh: D3
Xếp loại Chưa đạt, có điểm đánh giá: CĐ < 6;
Đạt: 6 ≤ Đ ≤ 9;
Tốt: 10 ≤ Đ ≤ 12
Như vậy, các mức độ phát triển NLGQVĐ của HS thể hiện sự thành thạo kiến thức, kỹ năng GQVĐ ở mỗi HS. Để phát triển được các thành tố của NLGQVĐ thì GV cần giao nhiệm vụ để HS GQVĐ và cách nêu THCVĐ hay vấn đề có độ khó tăng dần.
Để đo NLGQVĐ của HS, tác giả đã sử dụng các mức độ phát triển làm chuẩn đầu ra theo các mức độ đạt được của NLGQVĐ cho HS.
63
2.3.7.3. Thiết kế công cụ đo năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh trung học cơ sở
Đánh giá NLGQVĐ là có thể bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tập trung đánh giá
NL vận dụng các kiến thức đã học GQVĐ thực tiễn, đánh giá NLGQVĐ bằng quan sát, phiếu đánh giá các thành tố của NLGQVĐ, HS đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá, qua bảng hỏi của GV. Tác giả lựa chọn công cụ là phiếu quan sát quá trình GQVĐ của cá nhân HS, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng NLGQVĐ cho HS (phụ lục 23).
HS nhận xét các bạn về NLGQVĐ khi cùng nhau GQVĐ trong quá trình học tập, đây là cơ hội để HS nhận xét NLGQVĐ của bạn mình. GV giao vấn đề theo nhóm, HS trao đổi, thảo luận, hợp tác, tổng hợp thành sản phẩm chung của nhóm và trình bày sản phẩm để GV và HS khác nhận xét. Mặt khác HS có thể quan sát việc thực hiện GQVĐ của một nhóm hay của HS khác qua sản phẩm trong quá trình GQVĐ.
Bảng kiểm tự đánh giá NLGQVĐ là công cụ để HS tự nhận xét NLGQVĐ của mình thông qua việc đối chiếu sản phẩm GQVĐ với các tiêu chí trong thang đánh giá NLGQVĐ. Qua kết qủa đánh giá HS thấy được sự nỗ lực, tiến bộ và phát hiện điểm mạnh và yếu của bản thân để tự điều chỉnh cố gắng học tập của chính mình (phụ lục 23).
Tóm lại, trong DH môn KHTN ở trường THCS, việc tự nhận xét và nhận xét đồng đẳng NLGQVĐ của HS là một phương pháp tích cực, tuy nhiên đôi lúc chưa thật sự khách quan, nên kết quả còn cảm tính do các em còn nhiều hạn chế trong khi tự nhận xét
và nhận xét các bạn. Do đó cần phải kết hợp chặt chẽ với nhận xét của GV với HS tự nhận xét và HS nhận xét lẫn nhau trong quá trình tổ chức HĐTN.
64
Kết luận chương 2
Tổ chức các HĐTN theo hướng phát triển NL HS đang là xu thế tất yếu và phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện cho HS. Học tập dưới dạng HĐTN là chìa khóa thực hiện việc học qua làm, “học đi đôi với hành”, học GQVĐ thực tiễn trong đời sống hàng ngày ngay trong lớp, trong các tiết học. HS tham gia HĐTN tích cực sẽ nắm vững kiến thức một cách chủ động và qua đó phát triển các NL cần thiết cho bản thân. GV có thể vận dụng chu trình HTTN trong DH môn KHTN để thiết kế, tổ chức HĐTN cho HS sao cho vừa sức, phù hợp với nội dung và điều kiện thực tế ở trường sở tại.
Trong Chương trình GDPT năm 2018, mục tiêu là hình thành và phát triển các phẩm chất, NL nói chung và NLGQVĐ ở HS nói riêng, NLGQVĐ được xem là NL chung cần thiết để phát triển cho HS THCS. Tổ chức cho HS đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch thông qua HĐTN để HS tìm hiểu các hiện tượng
đa dạng của thế giới tự nhiên, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, phù hợp với đặc trưng môn KHTN là góp phần hình thành và phát triển NLGQVĐ cho HS THCS.
Trên cở sở tiếp cận, nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận về phương pháp và cách thức tổ chức HĐTN, các thành tố của NLGQVĐ cùng với phân tích đặc điểm nội dung môn KHTN ở trường THCS, chương 2 trình bày một số khái niệm sử dụng trong đề tài luận án và hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức HĐTN và phát triển NLGQVĐ qua HĐTN trong DH môn KHTN. Việc tổ chức HĐTN theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS THCS để vận dụng trong DH môn KHTN là phù hợp và rất cần thiết.
Để phát triển NL HS nói chung và NLGQVĐ nói riêng thì việc tổ chức các HĐTN trong DH môn KHTN theo một cách thức cụ thể nào đó một cách thường xuyên để nâng cao chất lượng DH môn KHTN luôn được khuyến khích và được đề cao. Vì vậy, luận án xác định đề xuất quy trình tổ chức HĐTN trong DH môn KHTN theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS THCS là việc làm rất cần thiết và cấp bách trong thực tiễn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018.
65