Đánh giá kết quả học tập dựa trên tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2 sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở luận án tiến sỹ (Trang 163 - 167)

Chương 4. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

5.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm

5.3.2. Đánh giá kết quả học tập và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2 sau thực nghiệm

5.3.2.1. Đánh giá kết quả học tập dựa trên tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm 2 và lớp đối chứng 2 sau thực nghiệm

Bảng 5.19. Bảng phân bố tần số, tần suất, tần suất lũy tích điểm bài kiểm tra sau thực

nghiệm của lớp TN2 và ĐC2

Điểm

xi

LỚP TN2 (N = 35) LỚP ĐC2 (N = 36)

Tần số

fi

Tỉ lệ

%

% HS đạt điểm Xi trở xuống

Tần số

fi Tỉ lệ

%

% HS đạt điểm Xi trở xuống

0 0 0.0 0.0 0 0.0 0.0

1 0 0.0 0.0 0 0.0 0.0

2 0 0.0 0.0 1 2.8 2.8

3 1 2.9 2.9 2 5.6 8.3

4 1 2.9 5.7 5 13.9 22.2

5 4 11.4 17.1 7 19.4 41.7

6 5 14.3 31.4 9 25.0 66.7

7 8 22.9 54.3 6 16.7 83.3

8 8 22.9 77.1 3 8.3 91.7

9 5 14.3 91.4 2 5.6 97.2

10 3 8.6 100.0 1 2.8 100.0

Tổng 35 100 36 100

142

Biểu đồ 5.4. Biểu đồ biểu thị tần suất lũy tích điểm kiểm tra sau thực nghiệm

của HS lớp TN2 và lớp ĐC2

- Qua biểu đồ ta thấy, đường tần suất lũy tích điểm của HS lớp TN2 luôn nằm phía dưới so với điểm của HS lớp ĐC2, điều này chứng tỏ HS có điểm Xi trở xuống của lớp TN2 luôn ít hơn lớp ĐC2. Nói cách khác, trong lớp TN2 HS có điểm kiểm tra cao hơn nhiều so với lớp ĐC2. Như vậy, việc vận dụng tổ chức HĐTN trong DH môn KHTN ở lần thực nghiệm thứ hai, tiếp tục mang lại kết quả khả quan cho việc học tập của HS.

Bảng 5.20. Kiểm định sự khác biệt về trị TB, độ lệch chuẩn, độ lệch giá trị TB chuẩn, T-

test độc lập điểm kiểm tra của HS lớp TN2 và lớp ĐC2 sau thực nghiệm

với độ tin cậy α = 0,05

Số HS (N)

Điểm

TB (TB)

Độ lệch chuẩn (Std.

Deviation)

Sai số chuẩn (Std. Error Mean)

Độ lệch giá trị TB chuẩn SMD

Sig. (2- tailed)

Lớp TN2 35 7.20 1.712 .289 0.75 .002

Lớp ĐC2 36 5.86 1.791 .299

143

+ Kết quả so sánh điểm TB bài kiểm tra sau thực nghiệm của HS lớp TN2 và HS lớp ĐC2, ta thấy có sự chênh lệch đáng kể (7.2 so với 5.86), HS lớp TN2 có điểm TB cao hơn nhiều so với HS lớp ĐC2, chứng tỏ HS lớp TN2 có nhiều tiến bộ hơn so với lớp ĐC2 trong học tập. Độ lệch chuẩn điểm TB của HS lớp ĐC2 cao hơn lớp TN2, chứng tỏ HS lớp TN2 học đồng đều hơn HS lớp ĐC2.

+ Giá trị Sig = 0.002 < 0.05 của kết quả kiểm nghiệm T-test độc lập cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, điều này cho thấy HS lớp TN2 và HS lớp ĐC2 sau thực nghiệm là có sự khác biệt về điểm số.

+ Giá trị SMD = 0.75, cho thấy mức độ ảnh hưởng tác động của DH theo quy trình

tổ chức HĐTN đã đề xuất ở mức độ khá. Điều này chứng tỏ DH môn KHTN theo quy trình tổ chức HĐTN đã đề xuất có tác động đáng kể đến chất lượng học tập của HS lớp TN2.

5.3.2.2. So sánh điểm trung bình, độ lệch chuẩn, độ lệch giá trị trung bình chuẩn và phân tích kiểm định T-Test phụ thuộc của điểm kiểm tra lớp thực nghiệm 2 và đối chứng 2 trước và sau thực nghiệm

Bảng 5.21. So sánh điểm TB, độ lệch chuẩn, độ lệch giá trị TB chuẩn và phân tích kiểm

định T-Test phụ thuộc của điểm kiểm tra lớp TN2 và ĐC2 trước và sau thực nghiệm

Giá trị

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm Độ lệch

giá trị

TB chuẩn SMD

Sig. (2- tailed)

Hệ số tương quan Rp

Điểm

TB (Mean)

Độ lệch chuẩn Std.

Điểm

TB (Mean)

Độ lệch chuẩn Std.

Lớp TN2 4.91 1.961 7.20 1.712 1.17 0.000 0.969

Lớp ĐC2 5.00 2.280 5.86 1.791 0.38 0.000 0.979 Qua phân tích, so sánh điểm TB, độ lệch chuẩn, độ lệch giá trị TB chuẩn và phân tích kiểm định T-Test phụ thuộc điểm kiểm tra của HS lớp TN2 và lớp ĐC2 trước và sau thực nghiệm kết quả như sau:

- Lớp TN2:

+ Điểm TB kiểm tra sau thực nghiệm của HS lớp TN2 cao hơn trước thực nghiệm (7.2 so với 4.9), nghĩa là sau thực nghiệm HS lớp TN2 có tiến bộ nhiều trong học tập. Độ lệch chuẩn của giá trị TB điểm kiểm tra sau thực nghiệm thấp hơn trước thực nghiệm

144

(1.720 so với 1.961), cho thấy trình độ của HS sau thực nghiệm phân tán ít, nghĩa là HS lớp TN2 có sự tiến bộ đồng đều hơn trước.

+ Giá trị Rp = 0,969 của kiểm nghiệm sự tương quan về điểm TB trước và sau thực nghiệm của HS lớp TN2 cho thấy đây là tương quan thuận. Với giá trị Sig = 0.000 < 0.05 của kết quả phân tích kiểm nghiệm T-test độc lập cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là chất lượng học tập của HS lớp TN2 có sự tiến bộ rõ sau khi có tác động của việc DH theo quy trình tổ chức HĐTN đã đề xuất.

+ Giá trị SMD = 1.17 của kiểm nghiệm độ lệch giá trị TB chuẩn điểm bài kiểm tra của HS lớp TN2 trước và sau thực nghiệm cho thấy có sự ảnh hưởng ở mức rất lớn của tác động đối với lớp thực nghiệm.

- Lớp ĐC2:

+ Điểm TB kiểm tra sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm (5.86 so với 5.0), nghĩa là HS lớp ĐC2 có tiến bộ trong học tập. Độ lệch chuẩn của giá trị TB điểm kiểm tra sau thực nghiệm thấp hơn trước thực nghiệm (1.791 < 2.280), nghĩa là HS lớp ĐC2 sau thực nghiệm cũng có sự phát triển đồng đều hơn về chất lượng học tập so với trước thực nghiệm.

+ Giá trị Rp = 0,979 là tương quan thuận của kiểm nghiệm sự tương quan về điểm

TB trước và sau thực nghiệm của HS lớp ĐC2. Với Sig = 0.00 < 0.05 của kiểm nghiệm T-test độc lập, chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, điều này cho thấy chất lượng học tập của HS lớp ĐC2 có tiến bộ nhưng chậm khi dạy theo PPDH hiện nay.

+ Kết quả kiểm nghiệm độ lệch giá trị TB chuẩn trước và sau thực nghiệm của HS lớp ĐC2 là SMD = 0.38 > 0.2, điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng ở mức nhỏ của tác động sư phạm đối với PPDH môn KHTN hiện nay.

Như vậy, DH theo quy trình tổ chức HĐTN mà tác giả đã đề xuất giúp cho HS có nhiều tiến bộ hơn rất nhiều so với phương pháp GV đang DH hiện nay, đây là kết quả khả quan khích lệ người nghiên cứu trong việc góp phần đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL HS của Chương trình GDPT 2018.

145

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở luận án tiến sỹ (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(323 trang)