Thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học khi tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở luận án tiến sỹ (Trang 96 - 99)

Chương 3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHU VỰC PHÍA NAM

3.2. Kết quả khảo sát

3.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên

3.2.2.3. Thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học khi tổ chức hoạt động trải nghiệm

Bảng 3.6. Khảo sát GV về thực trạng áp dụng các phương pháp DH khi tổ chức HĐTN

trong DH môn KHTN theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS THCS

TT Các phương pháp

Không bao giờ (SL)

Thỉnh thoảng (SL)

Thường xuyên (SL)

TB

1 GQVĐ thực tiễn 0 168 39 2.19

2 Chơi trò chơi học tập 0 120 87 2.42

3 Đóng vai, thuyết minh, thuyết trình,

đàm thoại, trực quan 0 22 185 2.89

4 DH dự án 22 180 5 1.92

5 Nhóm, thực hành, thí nghiệm 0 23 184 2.89

6 Tham quan thực tế 183 24 0 1.12

Nhìn chung, các phương pháp GV áp dụng khi tổ chức HĐTN cho thấy thỉnh thoảng GV mới tổ chức cho HS GQVĐ thực tiễn (TB = 2.19); Đặc biệt là tổ chức DH

dự án (TB = 1.92), tham quan thực tế (TB = 1.12), chủ yếu là GV chưa thực hiện hoặc thỉnh thoảng GV mới thực hiện, vì theo các GV là mất nhiều thời gian, tốn kém, khó thực hiện. Tổ chức nhóm, HĐ thực hành, thí nghiệm (TB = 2.89); đóng vai, thuyết minh, thuyết trình, đàm thoại, trực quan xem video, ti vi, hình ảnh thường xuyên hơn (TB = 2.89), do đây là những phương pháp dễ áp dụng, không cần đầu tư nhiều và đỡ tốn kém hơn (nguồn câu 5, PL4).

Qua trao đổi với GV05 cho rằng: “Quá trình tổ chức HĐTN GV thường giao việc,

HS làm chứ chưa có sáng tạo”. GV02 cho biết: “Bản thân các GV trong quá trình DH vẫn luôn mong muốn có những GV, hình thức tổ chức mới lạ, hấp dẫn để thu hút HS làm cho GV

DH trở nên sinh động nhẹ nhàng, tự nhiên” (nguồn phụ lục 11).

Như vậy, với mong muốn có những HĐ, hình thức tổ chức mới lạ, hấp dẫn để thu hút HS tham gia HĐTN đó là những tâm huyết của các GV để nâng cao chất lượng DH môn KHTN. Tuy nhiên, vẫn còn môt số GV còn ngại về đầu tư thời gian, công sức nên việc tổ chức HĐTN trong DH môn KHTN đôi lúc còn nặng tính hình thức, GV chủ yếu

75

sử dụng các phương pháp đơn giản như trải nghiệm gián tiếp để dễ áp dụng, một số GV vẫn chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu của HS cũng như việc phát triển NL cho HS.

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát CBQL về thực trạng GV áp dụng các phương pháp DH để tổ

chức HĐTN trong DH môn KHTN theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS THCS

Stt

Các phương pháp

Không bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên TB

1 GQVĐ thực tiễn 0 54 14 2.21

2 Chơi trò chơi học tập 0 52 16 2.24

3 Đóng vai, thuyết minh, thuyết trình,

đàm thoại, trực quan 0 14 54 2.79

4 DH dự án 16 52 0 1.76

5 Nhóm, thực hành, thí nghiệm 0 12 56 2.82

6 Tham quan thực tế 22 46 0 1.68

Qua kết quả khảo sát CBQL (nguồn câu 3, PL5) cho thấy, các phương pháp DH được áp dụng để tổ chức HĐTN, GV thường xuyên sử dụng là: Đóng vai, thuyết minh, thuyết trình, đàm thoại, trực quan (TB = 2.79); Nhóm, thực hành, thí nghiệm tổ chức cũng khá thường xuyên (TB = 2.82). Các phương pháp DH GV ít sử dụng để tổ chức cho

HS như: GQVĐ thực tiễn (TB = 2.21), trò chơi học tập (TB = 2.24), đặc biệt là tổ chức

DH dự án (TB = 1.76), tham quan thực tế (TB = 1.68), chỉ thỉnh thoảng GV mới tổ chức cho HS.

Qua trao đổi với các CBQL cho thấy: 1. CBQL03 “Đa số GV thường đặt câu hỏi

căn cứ theo nội dung trong sách giáo khoa và giảng giải cho HS hiểu nội dung bài và thực hiện tốt các bài tập, bài kiểm tra thường xuyên và cuối kì”. 2. CBQL02 cho rằng:

“Hình thức thảo luận nhóm thỉnh thoảng được GV tổ chức vì khi thảo luận, HS rất ồn ào, mất trật tự, một số HS không tham gia, chỉ ngồi nhìn, GV phải thường xuyên nhắc nhở” (nguồn phụ lục 10).

Như vậy, các PPDH mà GV thường xuyên sử dụng trên lớp chủ yếu là thuyết trình, giảng giải, HS trải nghiệm chủ yếu là trải nghiệm gián tiếp, xem video clip hoặc hình ảnh.

76

3.2.2.4. Thực trạng giáo viên áp dụng các bước học tập trải nghiệm khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở

Bảng 3.8. Thực trạng GV áp dụng các bước HTTN khi tổ chức HĐTN trong DH môn

KHTN theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS THCS

Stt Các bước của HTTN Không

đồng ý

Đồng ý một phần Đồng ý TB

1 Trải nghiệm cụ thể 0 51 156 2.75

2 Quan sát, tư duy 0 42 165 2.80

3 Khái quát hoá 0 52 155 2.75

4 Thử nghiệm tích cực 0 22 185 2.89

Kết quả khảo sát GV (nguồn câu 6, PL4) về các bước tổ chức HĐTN trong DH môn KHTN cho thấy, về cơ bản đồng ý (TB ≥ 2.75) với các bước HTTN khi tổ chức HĐTN cho HS. Qua trao đổi với GV05 cho biết: “Đây là sự hiểu biết của GV qua các

đợt tập huấn, hoặc tham khảo các tài liệu về DH trải nghiệm qua mạng” (phụ lục 10).

Kết quả khảo sát chứng tỏ GV nắm được các bước để tổ chức một HĐTN cho HS. Tuy nhiên, không theo một quy trình hay một lý thuyết cụ thể nào, thậm chí đa số các GV không quan tâm, chỉ nhớ mang máng các bước để tổ chức HĐTN trong DH môn KHTN

là như thế. Còn việc thứ tự các bước như thế nào, bắt đầu từ bước nào trước, bước nào sau hầu hết các GV được hỏi cho biết không rõ hoặc không quan tâm lắm.

Bảng 3.9. Khảo sát CBQL về thực trạng GV áp dụng các bước HTTN trong quy trình tổ

chức HĐTN trong DH môn KHTN theo hướng phát triển NLGQVĐ cho HS THCS

Stt Các bước chu trình HTTN Không

đồng ý

Đồng ý một phần Đồng ý TB

1 Trải nghiệm cụ thể 0 3 65 2.96

2 Quan sát, tư duy 0 8 60 2.88

3 Khái quát hoá 0 18 50 2.74

4 Thử nghiệm tích cực 0 0 68 3.00

Kết quả khảo sát CBQL (nguồn câu 4, PL5) về các bước tổ chức HĐTN trong DH môn KHTN của GV cho thấy, có sự tương đồng với kết quả khảo sát từ phía GV đang trực tiếp giảng dạy môn KHTN, về cơ bản đồng ý (TB ≥ 2.74) với các bước khi tổ chức HĐTN cho HS.

77

Qua trao đổi với một số CBQL02 cho rằng: “ở bước Khái quát hoá” đối với HS

cấp THCS thì hơi khó khăn vì khả năng khái quát rút ra ý kiến của bản thân về kiến thức mới còn nhiều hạn chế, thậm chí trên 50% HS không làm được. Do đó cần sự tổ chức, giúp đỡ của GV để gợi ý từng bước cho HS” (nguồn phụ lục 10). Hầu hết CBQL nhận

định việc tổ chức HĐTN các GV cần chú ý đến bước luyện tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn và cho rằng đây là bước giúp các em khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn.

Để tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức HĐTN theo các bước của lý thuyết HTTN trong DH môn KHTN, tác giả đã quan sát 4 tiết dạy của GV, kết quả thu được như sau:

có 1 GV thực hiện đầy đủ 4 bước; có 2 GV thực hiện thiếu bước khởi động; 1 GV thiếu bước vận dụng. Điều này cho thấy GV chưa có những hiểu biết sâu sắc về việc tổ chức các HĐTN trong DH môn KHTN. Đặc biệt là chưa nắm rõ quy hình tổ chức HĐTN và thực hiện đầy đủ và đúng theo quy trình tổ chức HĐTN cho HS trong DH môn KHTN ở trường THCS.

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở luận án tiến sỹ (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(323 trang)