CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP sử DỤNG PHẦN MỀM GEOGEBRA TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC 9
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.2. Đánh giá định lượng
Đánh giá định lượng được đề tài đánh giá qua khảo sát HS lớp thực nghiệm và kết quả điềm kiểm tra của HS.
Kết quả khảo sát HS lớp thực ngiệm:
Bảng 3.1: Ý kiến của HS về hài dạy thực nghiệm
Tiêu chuẩn đánh giá
Mức đánh giá
Không tán Thành(%)
ít tán thành (%)
Tán thành (%)
Rất tán thành (%)
Giáo án
Giáo án dễ thực hiện 0 0 40 60
Giáo án có nhiều tính mới về phương
pháp dạy học 0 0 36.7 63.3
Giáo án rất hiệu quả 0 0 26.7 73.3
68
Giáo án có nhiều hoạt động tốt 0 0 36.7 63.3
Giáo viên (GV) trên lớp
GV rất vững kiến thức Toán 0 0 23.3 76.7
GV có phương pháp tiếp cận vấn đề
tốt 0 0 36.7 64.7
GV rất có phương pháp hướng dẫn
HS giải quyết vấn đề 0 0 35.3 63.3
GV rất có phương pháp lôi cuốn HS 0 0 43.3 56.7
Thầy, cô giảng bài rất thuyết phục 0 0 33.3 66.7
Thầy, cô có phương pháp tiếp cận
vấn đề tốt 0 0 26.7 73.3
Thầy, cô rất biết hướng dẫn HS giải
quyết vấn đề 0 0 40 60
Thầy, cô rất biết phương pháp lôi
cuốn HS 0 0 40 60
Thầy, cô giảng bài dễ hiểu 0 0 26.7 73.3
HS (HS) trên lớp
Em rất thích thú với bài học hôm nay 0 0 16.7 83.3
Em rất hiểu bài học hôm nay 0 0 36.7 63.3
Em rất biết cách làm toán ở bài hôm
nay 0 0 40 60
Em thích cách dạy bài hôm nay của
thầy cô 0 0 43.7 56.3
Các bạn em rất thích bài học hôm
nay 0 0 20 80
69
Kêt quả thông kê cho thây, 100% HS tán thành với nội dung bảng hỏi mà luận văn đưa ra. Tức là đa số HS đều cảm nhận bài giảng cùa GV rất thuyết phục; GV có phương pháp tiếp cận vấn đề tốt; GV rất biết hướng dẫn HS giải quyết vấn đề; GV có PPDH lôi cuốn HS. Đặc biệt sử dụng sử dụng GeoGebra giúp bài dễ hiểu. Bên cạnh
đó, đa số HS thích thú với bài học hôm nay; hiểu và biết cách làm bài tập. Đa số HS rất thích bài học.
Qua ý kiến của một số HS lớp thực nghiệm cũng cho thấy: Giáo án của GV được xây dựng dễ thực hiện; Giáo án có nhiều tính mới về phương pháp dạy học; hiệu quả và có nhiều hoạt động tốt.
Khi sử dụng phần mềm GeoGebra, đa số GV rất vững kiến thức Toán; GV có phương pháp tiếp cận vấn đề tốt; GV rất có phương pháp hướng dẫn HS giải quyết vấn đề; GV rất có phương pháp lôi cuốn HS.
Một số HS cho ràng những kiến thức Toán học trong sách giáo khoa khó có thể hiểu được hết. Song, nếu GV sử dụng phần mềm GeoGebra trong các giờ dạy phù họp sẽ làm cho giờ học hấp dẫn hơn; học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập, tạo hứng thú và sự chủ động của học sinh với bộ môn Toán. Đa số HS ở lớp thực nghiệm sư phạm tự đánh giá là hiểu bài hơn, nhận thấy được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức Hình học lóp 9 và có nguyện vọng được sử dụng phần mềm
GeoGebra nhiều hơn trong các giờ học. Học sinh ở lớp TNSP nhận thấy khả năng
giải quyết vấn đề Toán học tốt hơn so với những tiết học không sử dụng CNTT.
Kết quả kiểm tra điểm số của HS sau thực nghiệm:
Bảng 3.2 thống kê kết quả học tập môn Toán của HS lớp đối chứng và thực nghiêm
sau thực nghiêm sư phạm
Điểm
Xi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
fi thực
nghiệm
TN (30)
0 0 0 0 2 8 8 5 3 1 3
fi đối
chứng
ĐC (29)
0 0 2 5 4 7 8 3 0 0 0
70
Kết quả học tập môn Toán của lóp đối chứng và thực nghiệm được biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1 kết quả môn Toán của lớp đổi chứng và thực nghiệm sau
thực ngh iệm sư phạm
123456789 10
-^-TN -e-ĐC
Qua biểu đồ đường biểu diễn trên ta thấy các đỉnh của hai đường gần trùng với nhau, điều này chứng tỏ rằng kết quả học tập của hai lớp đối chứng và thực nghiệm khi tiến hành thực nghiệm sư phạm gần tương đương nhau. Các tham số thống kê quan trọng trong bảng kết quả trên được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.3. Bảng thống kê mô tả các tham số đặc trưng
STT Tham số Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
1 Điểm trung bình 6.47 4.79
2 Điểm trung vị 6 5
3 Mode 5; 6 6
4 Phương sai 2,88 2,17
5 Độ lệch chuẩn 1,70 1,47
6 Điểm cao nhất 10 7
7 Điểm thấp nhất 4 2
71
Bảng trên cho ta thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của hai lớp và rõ ràng lớp thực nghiệm là 6,47 cao hơn 4,79 cùa lớp đối chứng. Đẻ khẳng định điều đó chúng tôi đà dùng chức năng Independent-sample T-test được kết quả như sau:
Bảng 3.4. Bảng so sảnh sự khác hiệt kết quả hài kiêm tra của lớp đối chứng
và thực nghiệm
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Trung bình 6.47 4.79
Phương sai 2,88 2,17
Số quan sát 30 29
df 56
T Stat 4.049890
P(T<=t) one-tail 0.000080
t Critical one-tail 1.672522 P(T<=t) two-tail 0.000159
t Critical two-tail 2.003240
Dựa vào bảng trên, giá trị t = 4.049890 lớn hơn giá trị t tới hạn trong kiêm định một phía (1.672522) và hai phía (2.003240) nên ta có thể kết luận lớp thực nghiệm
và lóp đối chứng có điểm số khác nhau, có ý nghĩa thống kê. Giá trị p của kiểm định một phía là 0,000080 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng điểm trung bình đầu ra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Đe trực quan hơn ta có thể quan sát biểu đồ phân bố điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm sư phạm.
Như vậy ta có thể chắc chắn rằng sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm sư phạm thì kết quả học tập của lớp thực nghiệm 9A1 cao hơn hăn so với lóp đối chứng
9A2.
Tại thực nghiệm này, tác giả đã lựa chọn hai lớp là lóp thực nghiệm và lóp đối chứng đều có sự tương đồng về trình độ học tập. Đối với lóp đối chứng, do còn chưa quen sử dụng phần mềm GeoGebra vào giải toán nên chưa khai thác hiệu quả sử dụng
72
phần mềm GeoGebra trong dạy Hình học lớp 9, học sinh khó có khả năng chứng minh hình, mở rộng, phát triển bài toán. Trong đó lóp thực nghiệm có sử dụng các biện pháp sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học Hình học lóp 9 đã đề xuất,
HS đã thực hiện tốt hơn các tình huống nhất định và thu được kết quả cao hơn lớp đối chứng. Thông qua quá trình kiếm tra, quan sát, phân tích, đánh giá việc ghi chép
vở của HS cho thấy: HS lớp thực nghiệm trình bày nội dung ngắn gọn, trình tự khoa học và logic; HS lớp đối chứng trình bày vở dài dòng, thiếu mạch lạc và một số học sinh suy luận và hiểu sai vấn đề cần giải quyết. HS lớp thực nghiệm có tư duy linh hoạt hơn trong giải quyết vấn đề, HS phát hiện tình huống hoặc nêu được vấn đề trọng tâm cần giải quyết. Như vậy, những hiệu quả của các biện pháp sử dụng GeoGebra trong dạy học đã bước đầu hoàn thành mục đích cùa thực nghiệm và tính khả thi đế kết luận giả thuyết khoa học của luận văn có thể chấp nhận được về mặt thực tiễn, điều này là một bước quan trọng đối với sự thành công của nghiên cứu.
Tuy nhiên, có một vài nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng phần mềm
GeoGebra trong dạy học:
Lớp học phải được trang bị các phương tiện kĩ thuật như máy tính bảng, máy tính xách tay, máy tính để bàn,và điện thoại di động cùng với máy chiếu đa năng để tối ưu hóa môi trường học tập. Giáo viên và học sinh được hướng dẫn và được tham gia sử dụng phần mềm GeoGebra.
Điều quan trọng nhất khi sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học là đảm bảo rằng nó đáp ứng đúng mục tiêu giáo dục và phù hợp với nội dung dạy học. Từ đó đáp ứng được mục đích của dạy học Toán trong trường phổ thông đó là giúp học sinh khám phá, lĩnh hội và phát triến kiến thức Toán học một cách sâu sắc và có ý thức.
Tôn trọng, kế thừa và phát triền tối ưu chương trình sách giáo khoa hiện hành, nghĩa là giáo viên có thể thực hiện các hoạt động học tập nhưng phải đảm bảo rằng việc sử dụng phần mềm trong dạy học là hài hòa và đồng bộ với nội dung sách giáo khoa. Từ đó, thông qua môi trường phần mềm GeoGebra học sinh sẽ tự khám phá ra tri thức mới cần lĩnh hội.
73
3.6. Kêt luận chương 3
Kết quả thực nghiệm sư phạm tại Trường THCS Newton cho thấy:
Trong số các GV đà tham gia vào khảo sát họ đều cho rằng tính hiệu quả của TNSP có tính mới và có tính khả thi cao khi được áp dụng vào chương trình dạy học THCS. HS lớp thực nghiệm sư phạm tích cực hơn trong học tập, hiếu bài hơn và ghi nhớ kiến thức tốt hơn, nhận thức được ý nghĩa Hình học trong một số tình huống thực tiễn. Bầu không khí trong các lóp học thực nghiệm rất hào hứng, sôi nổi vì HS được lôi cuốn tham gia vào những tình huống, những hoạt động tìm tòi, khám phá, HS thảo luận nhiều và phát triển tư duy hơn.
Kết quả học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn lóp đối chứng một cách rõ ràng theo ý nghĩa thống kê, kiểm định giả thuyết. HS lớp thực nghiệm sư phạm nắm được kiến thức sâu sắc hơn so với HS lớp đối chứng.
Kết quả nghiên cứu trường hợp của chúng tôi một lần nữa cũng cố thêm niềm tin vào tính đúng đắn của những biện pháp đã đề xuất.
Kết quả TNSP đã cho thấy các biện pháp được đề xuất ở chương 2 và các giáo án TNSP có tính hiệu khả thi và hiệu quả.
74
KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kêt luận
Quá trình nghiên cứu đề tài luận văn rút ra được một số kết quả sau:
Nghiên cứu đã chỉ ra tính hiệu quả của việc sử dụng phần mềm GeoGebra và sử dụng mềm hình học động này trong giảng dạy môn Toán, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy hình học tại trường THCS.
Dựa trên lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đà đề xuất và trinh bày 05 biện pháp khai thác GeoGebra trong dạy học hình học lóp 9. Đảm bảo các biện pháp này được thực hiện hiệu quả thông qua các định hướng như làm rõ thêm về sử dụng GeoGebra, phân hóa hướng vào các đối tượng học sinh, và khai thác các tính năng của phần mồm.
Kết quả thực nghiệm đã kiếm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng
GeoGebra trong dạy học hình học lóp 9. Các biện pháp và tình huống được đề xuất
đã chứng minh sự thực tế và cần thiết trong quá trình giảng dạy. Do đó, mục tiêu nghiên cứu đã được đạt.
2. Kiến nghị
Đe các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiền nhàm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập cho học sinh, tôi xin có một số khuyến nghị như sau:
Tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.
Tổ chức hội thảo và buổi trao đổi về công nghệ thông tin trong giảng dạy. Giáo viên tự cập nhật và phát triến kỹ nãng sử dụng công nghệ trong giảng dạy, đặc biệt là
áp dụng GeoGebra trong dạy học.
Tăng cường hoạt động thực hành sử dụng phần mềm trong giờ học đế tạo môi trường học tích cực và khám phá các tính chất hình học một cách thú vị cho học sinh.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Nxb
giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phố thông môn Toán, Nxb
giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu hướng dẫn Bồi dưỡng giáo viên phổ
thông cốt cán mô-đun 2 môn Toán.
4. Nguyễn Văn Ban, Một hài Toán khá thú vị, một phản vi dụ hất ngờ, Tạp chí Toán
học và Tuổi trẻ, số 253 (số 7-1998), tr. 21-22. In lại trong [22], tr. 205-207.
5. Nguyễn Việt Hải, Bàn luận về cách xét ba đường thắng đồng quy, Tạp chí Toán
học và Tuổi trẻ, số 262 (số 4-1999), trang 20-21. In lại trong [22], trang 207-209.
6. Trịnh Thanh Hải (Chù biên, 2005), Sử dụng Công nghệ Thông tin và truyền thông
(ICT) trong dạy học môn Toán, NXB Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tạ Duy Phượng, Phạm Thanh Tâm, Nguyễn Thị Bích
Thủy, Trần Lê Thủy, Nguyễn Hoàng Vũ, Sử dụng phần mềm GeoGehra đê kiểm
tra giả thuyết Hĩnh học, Tạp chi Toán học và Tuổi trẻ, số 529 (tháng 7-2021),
trang 10-15.
8. Nguyễn Bá Kim (2000), Phát triển và sử dụng công nghệ dạy học, Hội thảo về
phát triển và sử dụng công nghệ dạy học trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên,
ĐHSP Hà Nội.
9. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP.
10. Hứa Thuần Phỏng (1973), Quỹ tích, (Người dịch: Lý Bính Phúc), Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
Danh mục tài liệu Tiếng Anh
11. Le Tuan Anh (2015), Developing Vietnamese pre-service high school
mathematics teachers’ skills of using GeoGebra, GeoGebra International Journal
76
of Romania, ISSN: 2247-7241 (e-Journal), ISSN: 2068-3227 (Printed journal), Vol. 4, No. l,Pp. 31-38.
12. Le Tuan Anh (2015), GeoGebra as a part of undergraduate and postgraduate
courses in the Faculty of Mathematics and Informatics of Hanoi National University of Education, GeoGebra International Journal of Romania, ISSN:
2247-7241 (e-Journal), ISSN: 2068-3227 (Printed journal), Vol. 4, No. 2, Pp.65- 69.
13. Barnes J. (1997), Modeling dynamical systems with spreadsheet software,
Mathematics and Computer Education, 31(1), Pp. 43-55.
14. Barron A. (1998), Designing Web-based training, British Journal of Educational
Technology, Vol. 29, No. 4, Pp. 355-371.
15. Hohenwarter M., Hohenwarter J., Kreis, Y. and Lavicza z. (2008), Teaching and
learning calculus with free dynamic mathematics software GeoGebra, Research
and development in the teaching and learning of calculus ICME 11, Monterrey, Mexico.
16. Jackiw N. (1995), The geometer's sketchpad [Computer software], Berkeley, CA:
Key Curriculum Press.
17. Michael de Villiers (1995), A generalization of the Fermat-Torricelli point, The
Mathematical Gazette, 79 (485), Pp. 374-378.
18. Nguyễn Danh Nam (2012), GeoGebra with an interactive help system generates
abductive argumentation during the proving process, North American GeoGebra
Journal, Pp. 01-05.
19. Terri L. (1999), A Taxonomy of Software for Mathematics Instruction, CITE
(contemporary issues in technology and teacher education) Journa.
20. Trần Trung, Nguyễn Ngọc Giang, Bùi Minh Đức, Phan Anh Hưng (2014),
Discovery Learning with the Help of the GeoGebra Dynamic Geometry Software,
international Journal of Learning, Teaching and Educational Research Vol. 7, No. l,Pp. 44-57.
77
21. Tran Le Thuy, Pham Van Hoang, Ta Duy Phuong, Nguyen Thi Bich Thuy,
Nguyen Thi Trang, Nguyen Hoang Vu (2021), Modeling of Teaching-Learning
Process of Geometrical LOCI in the Plane with GeoGebra, in book Proceedings
of 2nd International Conference on Mathematical Modeling and Computational Science, Pp. 449-461.
Tài liệu điện tử
22. Tuyển chọn theo chuyên đề Toán học & Tuổi trẻ, Quyển 5, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2010, trang 205-209.
78
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIÉN GIÁO VIÊN Thực trạng Sử dụng GeoGebra trong dạy học hình học 9 cấp trung học cơ sở
(Dành cho giáo viên THCS - bộ môn Toán) Thân gửi các thầy, cô giáo giảng dạy bộ môn Toán!
Tôi đang tiến hành làm luận văn thạc sĩ liên quan đến “Sử dụng GeoGebra trong
dạy học hình học 9 cấp trung học cơ sở". Rất mong sự giúp đỡ và hợp tác nhiệt tình
của các thầy, cô giáo để đề tài được thành công.
(Tôi cam đoan những thông tin thu thập từ phiếu này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu)
Thầy, cô hãy đọc kĩ các câu sau và ghi dấu (x) vào phương án trả lời phù hợp với
ý kiến của thầy, cô.
Câu 1. Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học Toán
□ Không bao giờ □ Hiếm khi □ Thỉnh thoảng □ Thường xuyên
Câu 2. Thực trạng khả năng sử dụng CNTT (máy tính, các phần mềm) trong dạy
học Toán
□ Không biết □ Hạn chế □ Sử dụng cơ bản □ Sử dụng thành thạo
Câu 3. Thực trạng sử dụng các ứng dụng, nền tảng, website trong dạy học Hĩnh học lớp 9
1. Chưa bao giờ 2. Hiếm khi 3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên
Các ứng dụng, nền tảng, website trong dạy học
Mức độ
1 2 3 4
1. Phầm mềm soạn thảo, trình chiếu cơ bản (Word, Powerpoint,...)
2. Mạng xã hội phổ biến (Facebook, Zalo, Youtube)
3. Mạng xã hội học tập (Edmodo, ClassDojo, Padlet, Google
Classroom...)
4. Phần mềm dạy học trực tuyến (Zoom, Microsoft Teams, Google
Meet,...)
5. Các trang web có các khóa học (Hocmai, Tuyensinh 247, olm,
Khan Academy,...)
6. Các trang web có các đề thi, đề kiềm tra
7. Các phần mềm Toán học (GeoGebra, Geometer’s Sketchpad,
Maple, Cabri,...)
8. Các ứng dụng, nền tảng, website khác
(yêu cầu ghi
rõ):...
Câu 4. Mục đích của việc sử dụng CNTT trong dạy học Hĩnh học lớp 9 đôi với
thầỵ/cô
□ Tăng hứng thú với bài học nhờ các thiết bị CNTT nghe, nhìn, tương tác trực tiếp.
□ Giải phương trình, tính Toán đồ thị, phân tích dữ liệu
□ Bài học thêm trực quan, sinh động
□ Xây dựng các bài trình chiếu, báo cáo trên lớp học.
□ Trao đổi thông tin về bài giảng, bài tập, bài kiểm tra,... với GV và HS khác.
□ Thực hiện bài tập, bài kiểm tra đánh giá qua Internet đề lấy điểm thường xuyên.
□ Vẽ hình chính xác, nhanh chóng
□ Tham khảo các tài nguyên hình học trong phần mềm
Mục đích khác (yêu cầu ghi rõ):...
Câu 5. Thây/cô đã hiêt đên phân mêm GeoGehra?
□ Không biết
□ Biết nhưng chưa áp dụng
□ Đà áp dụng nhưng chưa hiệu quả
□ Đã áp dụng và đạt hiệu quả cao
(Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các quý thầy/cô)