PHẦN I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI, HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH ALZHEIMER
1.2 Đặc điểm bệnh Alzheimer
1.2.5 Chuẩn đoán bệnh Alzheimer
Hiện nay, gần như người ta chỉ dùng CT Scan não để chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác bệnh Alzheimer như tụ máu dưới màng cứng… MRI với ưu thế về nhu mô não và dịch đã trở thành chỉ định thường quy khi nghi ngờ bệnh Alzheimer. Mục đích MRI là để đánh giá teo não lan tỏa của bệnh Alzheimer, đặc biệt phát hiện teo thùy thái dương trong trong chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm. Các lát cắt T1 hoặc T2 ở tư thế coronal đi qua hải mã thường được sử dụng để đánh giá. Điểm khó khăn ở đây là làm sao đánh giá được đâu là teo do bệnh, đâu là teo do lão hóa tuổi già.
Kỹ thuật đo thể tích bằng phương pháp vẽ bán tự động kết hợp với máy tính thường được sử dụng. Bằng phương pháp này, Jack và cộng sự (CS) đã đánh giá thể tích thùy thái
HVTH: HÀ THANH TUẤN 23 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI dương trong của 220 người và ghi nhận phân biệt Alzheimer với nhóm chứng đạt độ nhạy 82% và độ đặc hiệu 80%.
Bằng phương pháp đánh giá định lượng bằng bảng phân độ thị giác, teo thùy thái dương trong được chia làm 4 độ: 0 (không teo) đến 4 (teo nặng). Thang phân độ được dựa trên sự lượng giá bằng mắt về thể tích của thùy thái dương trong (bao gồm hồi hải mã và hồi răng), hồi cạnh hải mã và thể tích của khoang dịch não tủy bao quanh. Khi so sánh phương pháp đo thể tích bằng máy và phương pháp phân độ thị giác trên 143 người, Wahlun và CS thấy phương pháp phân độ thị giác cho kết quả rất khả quan.
Ở các bệnh nhân Alzheimer, sự suy giảm sử dụng glucose, được xác định lởi FDG PET, có tính chất tiến triển, liên quan với mức độ nặng của sa sút trí tuệ, và dự đoán được chẩn đoán mô bệnh học của Alzheimer.
Tiếp nối kết quả của các nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu trong năm 2006 và đầu 2007 đã cho thấy có thể sử dụng sinh hóa học và hình ảnh học như là một yếu tố đánh dấu (maker) để chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer. Bouwman và cộng sự đã đo lường sự teo thùy thái dương trong, và định lượng tau protein và beta-amyloid trong dịch não tủy của 59 bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và chưa có một sự ảnh hưởng nào đến chất lượng cuộc sống. Các bệnh nhân này sau đó được theo dõi 2 năm. Kết quả họ ghi nhận có 94% của 16 bệnh nhân với yếu tố đánh dấu sinh học và hình ảnh học bất thường đã chuyển sang sa sút trí tuệ, trong khi mà chỉ có 30% của 20 người có các yếu tố đánh dấu bình thường chuyển sang sa sút trí tuệ.
Trong năm 2006, bằng việc sử dụng chất gắn đồng vị phóng xạ PIB (gắn kết với beta-amyloid42) có thể phát hiện bằng PET scan, Fagan và cộng sự đã ghi nhận beta- amyloid42 lắng đọng nhiều trong não của người bệnh Alzheimer đi kèm với nồng độ beta-amyloid42 thấp trong dịch não tủy.
Từ khi xác định được vai trò của beta-amyloid42 và tau-protein trong sinh bệnh của Alzheimer, nhiều nghiên cứu tiến hành tìm kiếm mối tương quan giữa chúng với bệnh.
Năm 1993, Vandermeeren và cộng sự đã ghi nhận nồng độ tau-protein tăng cao trong dịch não tủy bệnh nhân Alzheimer hơn khi so sánh với người bình thường.
Đến 1995, Motter và cộng sự ghi nhận có sự giảm đáng kể nồng độ beta-amyloid42 trong dịch não tủy của bệnh nhân Alzheimer. Như ta đã biết, beta-amyloid là những protein hòa tan được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của tế bào não và được tiết vào trong dịch não tủy. Trong khi đó, beta-amyloid42 là một protein không hòa tan, phần lớn
HVTH: HÀ THANH TUẤN 24 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI sẽ kết tụ với nhau để tạo thành mảng amyloid sinh ra bệnh Alzheimer. Đó là lý do, beta- amyloid42 có ít trong dịch não tủy.
Từ đó đến nay, sự thay đổi của các chất đánh dấu này trong dịch não tủy trở thành mục tiêu chứng minh của nhiều nghiên cứu và hiện nay nó được dùng trong các chẩn đoán và nghiên cứu bệnh Alzheimer.
Jagust và cộng sự đã nghiên cứu giai đoạn sớm của bệnh bằng cách đo sự teo thùy thái dương trong và chuyển hóa glucose trong não ở 60 người già trí nhớ bình thường trong cộng đồng và theo dõi họ trong 4 năm để phát hiện sự suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer. Họ thấy rằng cả hai yếu tố đánh dấu hình ảnh học bất thường (MRI và PET) đều đi kèm với sự suy giảm nhận thức. Đây là hai trong nhiều nghiên cứu dài hạn gần đây về chất đánh dấu sinh học và hình ảnh học để chẩn đoán sớm bệnh Alzheimer tiền lâm sàng.
1.2.5.2 Các tiêu chuẩn mới trong chuẩn đoán bệnh Alzheimer
Cho đến nay, chẩn đoán bệnh Alzheimer vẫn chủ yếu dựa vào đánh giá lâm sàng theo tiêu chuẩn DSM-IV [11]. Các biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào căn nguyên, nhưng các đặc điểm chuẩn đoán lại luôn hằng định. Các đặc điểm này được mô tả trong cuốn Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, xuất bản lần thứ tư (tạm dịch là Sổ tay chuẩn đoán và thống kê các rối loạn trí nhớ, DSM- IV) và được tóm tắt trong bảng 1.5.
Theo tiêu chuẩn DSM-IV, chuẩn đoán Alzheimer khi bệnh nhân có suy giảm trí nhớ và một trong các chức năng nhận thức (ngôn ngữ, sử dụng động tác, nhận biết đồ vật và chức năng điều hành lên kế hoạch) và sự suy giảm này phải đủ nặng để ảnh hưởng lên sinh hoạt hoặc công việc hằng ngày.
HVTH: HÀ THANH TUẤN 25 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI
Bảng 1.5: Chuẩn đoán bệnh Alzheimer theo tiêu chuẩn DSM-IV
Trước những thành tựu nêu trên trong nghiên cứu sa sút trí tuệ, một tiêu chuẩn chẩn đoán Alzheimer mới đã được các chuyên gia đầu ngành sa sút trí tuệ đề ra, đặc biệt để ứng dụng trong nghiên cứu để có một chẩn đoán bệnh Alzheimer một cách chính xác. Sau đây là bảng tiêu chuẩn chẩn đoán Alzheimer 2007 dùng trong nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán Alzheimer 2007: the NINCDS–ADRDA criteria revised. [11]
HVTH: HÀ THANH TUẤN 26 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI
Bảng 1.6: Chuẩn đoán bệnh Alzheimer theo tiêu chuẩn NINCDS–ADRDA