PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CHIẾU VÀ LAN TRUYỀN CỦA CHÙM
CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ LÂM SÀNG BỆNH ALZHEIMER BẰNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP
6.3 Tư liệu về bệnh nhân trong diện điều trị
HVTH: HÀ THANH TUẤN 109 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI 115…chuẩn đoán bị bệnh Alzheimer và đã được các bệnh viện trên điều trị một thời gian dài bằng tân dược, song kết quả chữa trị không như ý muốn. Chính vì vậy, họ đến các cơ sở điều trị ở An Giang và Bình Dương để được chữa trị.
Trong 9 bệnh nhân đến cơ sở điều trị thì có 3 bệnh nhân đã bị tai biến mạch máu não thể nhồi máu não trước đây gần 1 tháng. Số bệnh nhân này sau khi điều trị một liệu trình (20 ngày chữa trị) đã tỉnh táo và tiếp xúc tốt với người điều trị, được sự giúp đỡ của gia đình, chúng tôi mới biết họ đã bị bệnh Alzheimer. Đối với 3 bệnh nhân này, sau khi kết thúc hai liệu trình điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não tiến triển tốt, được chuyển sang điều trị bệnh Alzheimer bằng laser bán dẫn công suất thấp.
Ngoài ra trong diện điều trị còn có 2 bệnh nhân được chuẩn đoán bệnh Alzheimer và bị teo não.
Phần lớn bệnh nhân trong diện điều trị đều cao tuổi. Tuy bệnh nhân không nhiều, song rất đa dạng. Đây là thách thức không nhỏ đối với phương pháp điều trị mới này. Bảng 6.1 trình bày danh sách bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer trong diện điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp.
Bệnh nhân Tuổi Giới tính Căn bệnh đã được xác
định
Nơi ở Nữ Nam
Bệnh nhân 1 75 X Alzheimer và teo não Phnom Penh
Cambodia Bệnh nhân 2 73 X Alzheimer, sau đó bị tai biến
mạch máu não
Hồng Ngự Đồng Tháp Bệnh nhân 3 65 X Alzheimer, sau đó bị tai biến
mạch máu não
Chợ Mới Bến Tre
Bệnh nhân 4 88 X Alzheimer Tp. Long Xuyên
An Giang
Bệnh nhân 5 64 X Alzheimer Đồng Tháp
Bệnh nhân 6 78 X Alzheimer Phú Vinh
An Giang Bệnh nhân 7 85 X Alzheimer, sau đó bị tai biến
mạch máu não
Tp. Long Xuyên An Giang
Bệnh nhân 8 74 X Alzheimer và teo não Long Hải
An Giang
HVTH: HÀ THANH TUẤN 110 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI
Bệnh nhân 9 60 X Alzheimer Tp. Long Xuyên
An Giang 6.3.2 Phân bố bệnh nhân trong diện điều trị theo lứa tuổi và giới tính Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 6.2
Bệnh nhân trong diện điều trị : 09 người
Lứa tuổi 60 - 69 70 - 79 80 – 89
Bệnh nhân nữ 2 2 1
Bệnh nhân nam 1 2 1
Tổng cộng 3 4 2
Tỉ lệ % 33.33 44.45 22.22
Từ bảng 6.2 chúng tôi nhận thấy:
.Trong diện điều trị có:
- 05 bệnh nhân nữ, chiếm 55.56%
- 04 bệnh nhân nam, chiếm 44.44%
.Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi như sau : - Ở lứa tuổi (60 – 69) có 03 người, chiếm 33.33%
- Ở lứa tuổi (70 – 79) có 04 người, chiếm 44.45%
- Ở lứa tuổi (80 – 89) có 02 người, chiếm 22.22%
6.3.3 Phân bố bệnh nhân theo thang điểm MMSE
Có nhiều test dùng để đánh giá chức năng nhận thức và trí nhớ, nhưng hai test đơn giản nhất hiện nay đang được sử dụng là MMSE và test vẽ đồng hồ. Thang điểm MMSE được trình bày ở phần phụ lục.
Theo thang điểm MMSE:
- Từ 24 đến 30 điểm: Không suy giảm trí nhớ và nhận thức.
- Từ 21 đến 23 điểm: Suy giảm nhẹ.
- Từ 18 đến 20 điểm: Suy giảm trung bình.
- Từ 17 điểm trở xuống: Suy giảm nặng.
Dựa vào tiêu chí trên, kết quả đánh giá tình trạng nhận thức và trí nhớ của bệnh nhân
HVTH: HÀ THANH TUẤN 111 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI trước khi điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp được trình bày ở bảng 6.3
Điểm MMSE 17 18 19 20 21 22 23 24-30
Mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức
Suy giảm nặng
Suy giảm trung bình
Suy giảm nhẹ Không suy giảm
Số lượng bệnh nhân 2 4 0 3 0 0 0 0
Tỉ lệ % 22.22 44.45 0 33.33 0 0 0 0
Từ bảng 6.3, ta nhận thấy theo thang điểm MMSE, tình trạng suy giảm trí nhớ và nhận thức của bệnh nhân trong diện điều trị như sau:
Mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức nặng đạt 17 điểm có 02 người, chiếm 22.22%. Đây là 02 bệnh nhân bị bệnh Alzheimer kèm teo não.
Mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức trung bình đạt 18 điểm có 04 người, chiếm 44.45%. Đây là 04 bệnh nhân thuần túy bệnh Alzheimer.
Mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức trung bình đạt 20 điểm có 03 người, chiếm 33.33%. Đây là 03 bệnh nhân đã bị tai biến mạch máu não. Đối với 03 bệnh nhân này, sau khi điều trị phục hồi chức năng xong mới bắt đầu đánh giá mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức.
6.3.4 Phân bố bệnh nhân theo test vẽ đồng hồ
Test vẽ đồng hồ được dùng để tầm soát suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Test vẽ đồng hồ đòi hỏi bệnh nhân phải thông hiểu lời nói, có trí nhớ và chức năng thị giác không gian còn tốt. Phương án đơn giản là yêu cầu bệnh nhân vẽ một mặt đồng hồ có đầy đủ số và đặt kim để chỉ giờ (ví dụ như 2 giờ 45 phút). Có nhiều cách đánh giá như thang điểm 10 trình bày ở bảng 1.4. Ở đây, chúng tôi cụ thể hóa thang điểm 10 nêu trên như sau:
- Điểm 10 tương ứng với không suy giảm trí nhớ và nhận thức.
- Điểm 7, 8, 9 tương ứng với suy giảm nhẹ.
- Điểm 5, 6 tương ứng với suy giảm trung bình.
- Điểm 3, 4 tương ứng với suy giảm nặng.
- Điểm 1, 2 tương ứng với suy giảm rất nặng.
Dựa vào các tiêu chí nêu trên, tiến hành đánh giá mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức theo thang điểm test vẽ đồng hồ. Bảng 6.4 trình bày kết quả đánh giá tình trạng trí nhớ và nhận thức của bệnh nhân trước khi điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp theo test vẽ đồng hồ.
HVTH: HÀ THANH TUẤN 112 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI Điểm test vẽ
đồng hồ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức
Suy giảm rất nặng
Suy giảm nặng
Suy giảm trung bình
Suy giảm nhẹ Không
suy giảm
Số lượng bệnh nhân
0 0 2 0 4 3 0 0 0 0
Tỉ lệ % 0 0 22.22 0 44.45 33.33 0 0 0 0
Từ bảng 6.4, ta nhận thấy trước khi điều trị bằng laser bán dẫn công suất thấp, mức độ suy giảm trí nhớ và nhận thức của bệnh nhân Alzheimer trong diện điều trị phân bố như sau:
02 người đạt điểm 3 tương ứng với mức độ suy giảm nặng, chiếm 22.22%.
04 người đạt điểm 5 tương ứng với mức độ suy giảm trung bình, chiếm 44.45%.
03 người đạt điểm 6 tương ứng với mức độ suy giảm trung bình, chiếm 33.33%.