Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vật lý kỹ thuật: Ứng dụng Laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị bệnh Alzheimer (Trang 44 - 60)

PHẦN I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI, HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH ALZHEIMER

1.2 Đặc điểm bệnh Alzheimer

1.2.6 Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer trên thế giới hiện nay

Sa sút trí tuệ là một bệnh lý tiến triển mà việc điều trị rất tốn kém và ít hiệu quả, bệnh nhân là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hiện nay, việc điều trị sa sút trí tuệ, đặc biệt là Alzheimer là một vấn đề rất được quan tâm của giới y học. Từ nhiều năm nay vấn đề điều trị sa sút trí tuệ, đặc biệt là Alzheimer đã có một sự tiến bộ nhất định vì đã có một số thuốc làm thuyên giảm một số triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng có hiệu quả trong điều trị.

Một số nghiên cứu đã đưa ra một số hướng điều trị khuyến cáo và các dược chất có hiệu quả nhất định trong điều trị theo hai hướng dẫn điều trị chính: National Institute for Health and Clinical Exellence năm 2006 của Anh và Practice parameter: Management of dementia (an evidence-based review): Report of the Quality Standards Subcommittee of the American Academy of Neurology của Hoa Kỳ năm 2001. Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer chủ yếu vẫn là dùng thuốc (Tây y và Đông y), riêng một vài nước như Việt Nam, Trung Quốc đang thực hiện bằng phương pháp châm cứu cổ truyền và một số nước thực hiện bằng liệu pháp laser công suất thấp. Ngoài ra, cần phải kết hợp luyện tập thể chất, tinh thần và chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.

1.2.6.1 Phương pháp Tây y [7], [36], [39]

Cho đến gần đây vẫn chưa có phương pháp nào thực sự điều trị cho bệnh Alzheimer.

Thuốc và chăm sóc bệnh nhân là những biện pháp chủ yếu. Tuy nhiên hiện chưa có thuốc nào điều trị dứt điểm bệnh Alzheimer, chủ yếu là làm giảm tối đa tốc độ phát triển của bệnh. Trên thị trường hiện có các loại thuốc như hoạt động trên nguyên tắc kích thích não sinh ra nhiều chất Acetylcholin (chất có vai trò dẫn truyền thông tin của não) giúp cải thiện chức năng hoạt động của não, đặc biệt là khả năng ghi nhớ và suy luận, có khả năng cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy của người bệnh.

Các thuốc được sử dụng có rất nhiều loại dược chất khác nhau đã được nghiên cứu để sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer. Và một trong số chúng được các hướng dẫn điều trị khuyến cáo sử dụng là:

a. Thuốc kháng men cholinesterase:

Nhóm này được sử dụng vì có tình trạng suy giảm thụ thể Acetylcholine và Nicotine trong hệ thần kinh trung ương Cholinergic ở các bệnh nhân sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer, và chính sự khiếm khuyết này gây suy giảm nhận thức và suy giảm trí nhớ. Ta nên biết, hoạt động thần kinh tốt khi hệ Cholinergic hoạt động điều hòa, chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholin không bị enzym Cholinesterase

HVTH: HÀ THANH TUẤN 28 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI

thủy phân quá mức làm cho thiếu hụt. Các thuốc kháng hay ức chế Cholinesterase sẽ bảo tồn hệ Cholinergic giúp hoạt động thần kinh tốt hơn, cải thiện được trí nhớ và nhận thức.

b. Memantine: thuốc đối kháng thụ thể N-Methyl D Aspartate (NMDA) của hệ thống Glutamate vì có hiện tượng tăng kích hoạt thụ thể NMDA làm tổn thương các neuron trong các bệnh lý thoái hóa thần kinh.

c. Selegiline: ức chế men MAO B có tính chất bảo vệ tế bào thần kinh.

d. Một số thuốc khác:

Chất chống oxy hóa.

Ginkgo Biloba.

Estrogen.

Kháng viêm không corticoids.

a) Thuốc kháng men Cholinesterase

Cho tới nay thuốc kháng men Cholinesterase là thuốc chính trong điều trị bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác, nhóm thuốc này đã được chứng minh là có hiệu quả hơn giả dược trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác khi được sử dụng ở giai đoạn bệnh nhẹ hay nặng trung bình. Các thuốc kháng men Cholinesterase được khuyến cáo sử dụng trong hướng dẫn điều trị của National Institute of Clinical Exellence 2006 (NICE) và của Hội Thần Kinh Hoa kỳ.

Bốn loại thuốc tacrine (Cognex), donepezil (Aricept), rivastigmine (Exelon), và galantamine (Reminyl) là các thuốc thuộc nhóm kháng men Cholinesterase đã đựợc Cơ Quan Quản Trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận và có mặt trên thị trường.

Nhóm thuốc trên có tác dụng kháng enzym Cholinesterase, ngăn không cho enzym này phân hủy Acetylcholin.

- Tacrine: Là thuốc kháng men Cholinesterase được sử dụng đầu tiên, thuốc được chứng minh làm giảm tình trạng suy giảm nhận thức trên bệnh nhân Alzheimer và làm chậm thời gian bệnh nhân phải có người chăm sóc. Tuy nhiên hiện nay thuốc ít được sử dụng do độc tính của thuốc trên chức năng gan. Tác dụng phụ gồm:

buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, thường chỉ nhẹ và ngắn hạn.

- Donepezil: Có hiệu quả ổn định tình trạng nhận thức của bệnh nhân Alzheimer, thuốc dung nạp tốt vì ít tác dụng phụ, Donepezil không có độc tính trên chức năng gan và rất ít tương tác với các thuốc khác. Thuốc dùng 1 liều vào buổi tối 5mg, sau

HVTH: HÀ THANH TUẤN 29 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI

4-6 tuần có thể tăng tới 10mg. Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ.

- Rivastigmine: Có tác dụng chọn lọc trên vùng vỏ não hồi hải mã, là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất trên bệnh nhân Alzheimer. Với liều 6-12mg/ngày Rivastigmine được chứng minh có hiệu quả trong các trường hợp Alzheimer mức độ nhẹ hoặc trung bình, thuốc được khởi đầu điều trị với liều 1.5mg/ngày 2 lần sau khi ăn và tăng dần sau 6-8 tuần để tránh tác dụng phụ về tiêu hóa.

- Galantamine: Galantamine ngoài cơ chế ức chế men Cholinesterase còn có tác dụng điều hòa thụ thể Nicotine, thuốc có hiệu quả trong các trường hợp bệnh Alzheimer mức độ nhẹ và trung bình với liều 16, 24 hoặc 32mg/ngày. Thuốc được khởi đầu điều trị với liều 4mg/ngày hai lần uống sau ăn và tăng dần 4mg sau mỗi 6-8 tuần.

Có 3 nghiên cứu so sánh Donepezil, Rivastigmine và Galantamine với kết quả là không cho thấy có sự khác biệt về hiệu quả điều trị của cả ba loại thuốc trên việc cải thiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Một số thuốc kháng men Cholinesterase khác như:

physostigmine, metrifonate, velnacrine, eptastigmine đã được nghiên cứu nhưng đều phải ngưng thử nghiệm vì lý do độc tính.

Các thuốc thuộc nhóm kháng men Cholinesterase đều được khuyến cáo là thuốc hàng đầu nên sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn nhẹ hoặc trung bình và có thể sử dụng trong các trường hợp bệnh Alzheimer giai đoạn nặng, tuy nhiên thuốc kháng men chỉ ổn định tình trạng bệnh trong một thời gian nhất định, và việc sử dụng thuốc có thể giúp bệnh nhân kéo dài thời gian tránh phải nhập viện để được săn sóc về điều dưỡng.

Các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả trong điều trị bệnh Alzheimer giữa Donezepil, Rivastigmine và Galantamine, sự khác biệt chủ yếu là cách sử dụng và các tác dụng phụ của từng loại thuốc: Donezepine ít có tác dụng phụ, dung nạp tốt và dễ tăng liều, Rivastigmine có nhiều tác dụng phụ về tiêu hóa.

Khi điều trị thì không phải trường hợp bất cứ trường hợp nào bệnh nhân cũng đáp ứng với thuốc kháng men Cholinesterase, các nghiên cứu cho thấy trong 1/3 trường hợp bệnh nhân có cải thiện triệu chứng, 1/3 bệnh nhân tình trạng bệnh không thay đổi triệu chứng và 1/3 số bệnh nhân còn lại bệnh vẫn tiến triển như khi không điều trị.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng men Cholinesterase thì có 3 sự lựa chọn:

Tăng liều loại thuốc kháng men Cholinesterase đang dùng.

HVTH: HÀ THANH TUẤN 30 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI

Đổi qua loại thuốc kháng men Cholinesterase khác.

Đổi sang nhóm thuốc khác (Memantine).

Theo khuyến cáo của NICE 2006 thì nên ngưng thuốc kháng men Cholinesterase khi MMSE<12 Các thuốc kháng men Cholinesterase cũng được nghiên cứu trong điều trị các bệnh sa sút trí tuệ không phải Alzheimer như sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ thùy trán và sa sút trí tuệ với thể Lewy, các nghiên cứu này cho thấy thuốc cũng có hiệu quả cải thiện triệu chứng.

b) Memantine

Trong các bệnh lý thoái hóa thần kinh có hiện tượng tăng hoạt hóa các thụ thể Glutamate, trong đó có thụ thể NMDA, Memantine là thuốc đầu tiên có tác dụng bảo vệ tế bào chống lại sự gia tăng hoạt tính của hệ thống Glutamate bằng cách ức chế thụ thể này. Thuốc được cho phép sử dụng tại Châu Âu từ năm 2002 để điều trị các trường hợp bệnh Alzheimer mức độ trung bình và nặng.

Một nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên và có đối chứng được thực hiện trên bệnh nhân sa sút trí tuệ nặng (bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ mạch máu) cho thấy khi điều trị với Memantine bệnh nhân được cải thiện các thang điểm về nhận thức và hành vi trong cả hai loại bệnh lý, một số nghiên cứu khác thực hiện trên đối tượng sa sút trí tuệ mạch máu cũng cho kết quả tương tự.

Memantine được sử dụng trong các trường hợp bệnh Alzheimer mức độ trung bình và nặng, tuy nhiên vì là thuốc khá mới nên chưa có khuyến cáo sử dụng chính thức.

Memantine cũng có tác dụng trong các trường hợp sa sút trí tuệ mạch máu hay bệnh lý sa sút trí tuệ hỗn hợp mạch máu và bệnh Alzheimer. Thuốc được khởi đầu với liều 5mg/ngày, tăng dần 5mg mỗi tuần để đạt tới liều 20mg/ngày, thuốc dung nạp tốt hơn các thuốc kháng men Cholinesterase, tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy. Memantine được sử dụng trên bệnh nhân Alzheimer khi không còn đáp ứng với các thuốc kháng men Cholinesterase, hoặc có thể sử dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ hay trung bình nhưng không dung nạp hay có chống chỉ định với thuốc kháng men Cholinesterase (rối loạn nhịp tim).

Một nghiên cứu cho thấy phối hợp Donepezil và Memantine cải thiện các triệu chứng rối loạn nhận thức, hoạt động hàng ngày và các rối loạn tâm thần kinh hiệu quả hơn phối hợp Donepezil và Placebo (giả dược), phối hợp này cũng có sự dung nạp rất tốt.

HVTH: HÀ THANH TUẤN 31 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI Mementine được đánh giá là an toàn, có chỉ định trong các trường hợp bệnh Alzheimer giai đoạn mức độ trung bình và nặng, trong các trường hợp sa sút trí tuệ mạch máu hay sa sút trí tuệ hổn hợp, tuy nhiên các nghiên cứu về thuốc còn ít và chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn đồng thời chi phí điều trị còn rất cao nên thuốc chưa được các hướng dẩn điều trị khuyến cáo sử dụng.

c) Các loại thuốc điều trị Alzheimer khác

Ginkgo biloba

Có một số nghiên cứu sử dụng Ginkgo Biloba trong điều trị bệnh Alzheimer, các phân tích tổng hợp cho thấy thuốc có hiệu quả cao hơn giả dược trong sự cải thiện các triệu chứng về nhận thức nhưng không hiệu quả bằng nhóm thuốc kháng men Cholinesterase. Thuốc có thể được sử dụng trong sa sút trí tuệ hỗn hợp Alzheimer và mạch máu.

Kháng viêm không corticoids

Một số nghiên cứu quan sát và mô tả nhận thấy có sự liên hệ giữa việc sử dụng thuốc kháng viêm không corticoids và hiện tượng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, tuy nhiên các nghiên cứu thử nghiệm thuốc đều cho kết quả âm tính.

Estrogens

Các nghiên cứu thử nghiệm đều không thành công vì có nhiều vấn đề về an toàn, trong đó có sự gia tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Hiện nay các hướng dẫn điều trị đều thống nhất không sử dụng Estrogens trong điều trị bệnh Alzheimer.

Selegiline

Một số nghiên cứu cho thấy điều trị với Selegiline có làm cải thiện triệu chứng rối loạn nhận thức và hoạt động hàng ngày của bệnh nhân Alzheimer, tuy nhiên thuốc chỉ tác dụng trong thời gian ngắn và nhiều tác dụng phụ nên kết quả này không có ý nghĩa đáng kể về phương diện lâm sàng.

Chất chống oxy hóa

Vitamine E, vitamine C... được cho là có tác dụng chống sự kết tập các gốc tự do vào các protein Amyloid gây hại cho tế bào thần kinh, từ đó làm chậm lại sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, dùng chất chống oxy hóa chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ một mình chúng không thể điều trị bệnh Alzheimer.

HVTH: HÀ THANH TUẤN 32 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI Một số khuyến cáo điều trị có chỉ định sử dụng Vitamin E 1000UI/ngày với hy vọng làm chậm diễn tiến của bệnh.

Các thuốc điều chỉnh hành vi

Bên cạnh những triệu chứng liên quan đến nhận thức ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng nhận biết, ngôn ngữ, óc phán đoán và các quá trình tư duy khác thì nhiều người cho rằng sự thay đổi trong hành vi của người bệnh là điều khó khăn và đáng lo lắng nhất. Sự thay đổi này bao gồm bối rối, lo âu, gây hấn và xáo trộn giấc ngủ. Nguyên nhân cơ bản nhất gây nên các triệu chứng về mặt tâm thần và hành vi này là do các tế bào não bị tổn thương không ngừng. Các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng liên quan đến hành vi bao gồm:

 Tác dụng phụ của thuốc

 Tình trạng sức khỏe

 Tác động của môi trường

Có hai loại liệu pháp điều trị đối với các triệu chứng liên quan đến hành vi: liệu pháp không sử dụng thuốc và liệu pháp sử dụng thuốc. Liệu pháp điều trị không dùng thuốc nên được ưu tiên áp dụng trước. Các bước triển khai liệu pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:

 Xác định triệu chứng.

 Tìm hiểu nguyên nhân.

 Thay đổi môi trường chăm sóc để loại bỏ các khó khăn hoặc trở ngại.

Việc xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi của người bệnh có thể giúp xác định hướng điều trị phù hợp nhất.

Một số thuốc được dùng như:

- Thuốc chống trầm cảm (trazodone, đặc biệt có nhóm thuốc mới gọi tắt là nhóm SSRI như fluvoxamine, paroxetine...) dùng trị rối loạn trầm cảm.

- Thuốc chống loạn thần không điển hình (risperidone, olanzapine) để trị rối loạn tâm thần phân liệt.

- Thuốc chống động kinh (divalproex, gabapentine).

- Thuốc an thần giải lo (nhóm benzodiazepin tác dụng như triazolan) để trị lo âu.

HVTH: HÀ THANH TUẤN 33 GVHD: PGS.TS TRẦN MINH THÁI Khi dùng chung với thuốc ức chế cholinesterase, các thuốc điều chỉnh hành vi có thể được giảm liều. Việc uống thuốc theo đơn có thể có hiệu quả trong việc giúp kiểm soát các triệu chứng liên quan đến hành vi, nhưng phải được sử dụng cẩn trọng và sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi kết hợp với các liệu pháp không sử dụng thuốc khác. Các loại thuốc cần chú trọng đến những triệu chứng cụ thể của bệnh để có thể theo dõi được kết quả điều trị.

Việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân Alzheimer's phải được tiến hành vô cùng cẩn trọng.

Việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng liên quan đến hành vi và tâm thần phải được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ và gia đình người bệnh.

1.2.6.2 Điều trị Alzheimer bằng liệu pháp laser công suất thấp (Low Power Laser Therapy) [30]

Hiện nay, một phương pháp mới hơn được sử dụng là áp dụng liệu pháp laser công suất thấp để điều trị bệnh Alzheimer, được xem là một phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này. Dựa trên hiệu ứng kích thích sinh học và các đáp ứng mà chùm tia laser công suất thấp mang lại tác động trực tiếp trên vùng bị tổn thương (quang tri liệu), tác động lên huyệt (quang châm) và tác động lên dòng máu tĩnh mạch (nội tĩnh mạch). Bên cạnh đó, liệu pháp laser công suất thấp rất hữu ích cho việc điều trị tại nhà, giảm đau, giảm viêm, ngăn chặn loét áp lực do nằm lâu trên giường cũng như điều trị cho những bệnh nhân bị liệt nữa người do tắc nghẽn mạch máu não mà không gây bất kì tác dụng nào khi chiếu chùm tia laser công suất thấp lên đầu bệnh nhân. Liệu pháp laser công suất thấp có thể là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân cao tuổi tại nhà trong tương lai.

Theo [30], phương pháp điều trị như sau:

15 bệnh nhân Alzheimer, 5 nam và 10 nữ được chiếu chùm tia laser công suất thấp trong vòng 2 phút cho mỗi huyệt, 2-3 lần một tuần trong một năm. Các huyệt này dựa trên lịch sử lâu dài của châm cứu cổ truyền phương Đông. (1) Châm cứu để cải thiện tuần hoàn máu. (2) Châm cứu điều trị đột quỵ. (3) Châm cứu điều chỉnh được huyết áp. (4) Châm cứu điều chỉnh sự cân bằng của hệ thần kinh tự chủ ( như thùy trán, thùy thái dương trái, phải và thùy chẩm ). Ngoài ra, phương pháp laser nội tĩnh mạch công suất thấp có tác dụng tằng cường dòng máu nuôi cơ thể.

Thông số thiết bị laser công suất thấp:

- LTU-904H made by RianCorp Pty Ltd in Australia.

- Loại laser: Ga-As.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Vật lý kỹ thuật: Ứng dụng Laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị bệnh Alzheimer (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)