Hiện trạng môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 HUYỆN ĐAN PHƯỢNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 24 - 27)

PHẦN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.3. Hiện trạng môi trường

1.3.1. Hệ thống cây xanh trên địa bàn huyện Đan Phượng

Chỉ thị số 06 về xây dựng thôn, phố xanh - sạch - đẹp, vận động nhân dân triển khai làm cổng làng, cổng chào; kè ao, trồng cây xanh và xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng

trên tất cả các tuyến đường trong khu vực dân cư do xã quản lý theo tiêu chí nông thôn mới. Đến nay, các xã đã làm được 34 cổng làng, 106 cổng chào, kè 47 "ao môi trường", trồng được 132.000 cây xanh, lắp đặt 8 hệ thống đèn chiếu sáng. Ngoài ra, mỗi xã còn có trên 15 tuyến đường tự quản trong khu dân cư bảo đảm tiêu chí sáng - xanh - sạch - đẹp.

Bảng 1.2. Hiện trạng cây xanh trên địa bàn huyện Đan Phượng

STT Tên công trình Hiện trạng (diện tích m2)

1 Thị trấn Phùng 13.891

2 Đan Phượng 121.054

3 Song Phượng 15.192

4 Đồng Tháp 4.632

5 Thượng Mỗ 5.156

6 Hạ Mỗ 22.226

7 Tân Hội 12.258

8 Tân Lập 30.401

9 Liên Hà 26.700

10 Liên Trung 24.788

11 Liên Hồng 18.296

12 Hồng Hà 11.235

13 Thọ An 12.081

14 Thọ Xuân 24.190

15 Trung Châu 19.682

16 Phương Đình 11.917

Tổng 373.698

Nguồn: Phòng Quản lý đô thị huyện Đan Phượng (2020)

1.3.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải

Đan Phượng mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng; các điểm dân cư sống tập trung theo thôn xóm, dòng họ là chủ yếu. Trong những năm qua môi trường sinh thái đã có những cải thiện đáng kể, đa số dân cư trong huyện được sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi và nước mưa cho sinh hoạt; mô hình bếp Biôga bước đầu được xây dựng... Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có ý thức về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, vấn đề đang bức xúc hiện nay là hệ thống cống rãnh, tiêu thoát nước trong các khu dân cư, rác thải trong khu dân cư... nhất là đối với các xã có diện tích đất khu dân cư nhỏ, dân số đông và rác thải từ các xí nghiệp, nhà mày trên địa bàn huyện.

Bảng 1.3. Hiện trạng các trạm xử lý nước thải trên địa bàn huyện

STT Nội dung Công suất

m3/ngày đêm

Quy mô (ha)

1 Khu đô thị Tân Tây Đô 1500 0,1

2 Khu đô thị Phoenix Garden 400 0,1

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng (2020) Nhà máy xử lý rác thải Phương Đình được đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Mục đích của Nhà máy là để xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đan Phượng và một phần huyện Hoài Đức. Chủ đầu từ Nhà máy là công ty cổ phần đầu tư Thành Quang, công suất của Nhà máy 200 tấn/ngày đêm. Nhà máy đi vào vận hành chính thức tháng 4/2016. Quá trình vận hành, Nhà máy thường xuyên gặp sự cố và nhiều lần xin dừng tiếp nhận rác thải sinh hoạt để khắc phục sự cố. Đến tháng 12/2019, Nhà máy dừng hoàn toàn hoạt động cho đến nay.

Hình 1.3. Nhà máy xử lý rác thải Phương Đình

Hoạt động sản xuất vật chất chủ yếu trên địa bàn là sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ nên đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đất, nước.

Trong những năm qua, các làng nghề được khôi phục phát triển như: chế biến đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng là động lực để thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và cần được sớm giải quyết.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái là cần thiết.

Trên địa bàn huyện Đan Phượng trước đây có 1 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật khác tại Xã Tân Lập. Tuy nhiên, năm 2018 UBND huyện đã tổ chức giải phóng mặt bằng xử lý vị trí điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật khác tại Xã Tân Lập. Tình trạng thu gom rác thải trên địa bàn huyện đạt 100%.

1.3.3. Hiện trạng nghĩa trang

Nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn huyện Đan Phượng được phân bố rải rác theo các thôn, cụm dân cư tập trung, hình thức chôn cất chủ yếu là hung táng, sau đó cải táng. Cụ thể theo bảng tổng hợp dưới đây:

Hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa phân tán trong khu vực. Các hình thức táng theo truyền thống là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Bảng 1.4. Hiện trạng đất nghĩa trang trên địa bàn huyện

STT Xã, thị trấn Diện tích (ha)

1 TT Phùng 4,00

2 Đan Phượng 2,72

3 Đồng Tháp 1,71

4 Hạ Mỗ 4,86

5 Hồng Hà 1,86

6 Liên Hà 2,53

7 Liên Hồng 3,72

8 Liên Trung 2,23

9 Phương Đình 4,98

10 Song Phượng 2,19

11 Tân Hội 5,99

12 Tân Lập 5,85

13 Thọ An 5,24

14 Thọ Xuân 5,11

15 Thượng Mỗ 3,95

16 Trung Châu 4,05

Tổng 58,76

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng (2020)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 HUYỆN ĐAN PHƯỢNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)