PHẦN III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
3.1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025
Căn cứ theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 như sau:
+ Chỉ tiêu về kinh tế Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu bình quân hàng năm trên 12%, trong đó dịch vụ - thương mại: 13-14%, công nghiệp xây dựng từ 11-12%;
nông nghiệp từ 1,0- 1,2%.
Cơ cấu kinh tế năm 2025: Dịch vụ - thương mại: 48,00%; Công nghiệp - xây dựng: 48,00%; Nông nghiệp: 4%.
Giá trị nông nghiệp, thủy sản trên 1 ha canh tác đạt 485 triệu đồng/ha/năm, trong đó giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 295 triệu đồng/ha/năm.
Thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt 95 triệu đồng/người/năm.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 30% (không bao gồm thu tiền sử dụng đất): Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ tự cân đối thu ngân sách.
+ Nhóm chỉ tiêu văn hóa - xã hội Giảm tỷ lệ sinh: 0,1%o/năm, trong đó giảm tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên:
0,1%/năm.
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi xuống còn 7,1%.
50% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ được đến lớp, 99% số trẻ từ 3-5 tuổi đến trường mầm non (trong đó 100% trẻ 5 tuổi đến lớp); Duy trì 100% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; Phấn đấu có thêm 10 trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Thành lập thêm 09 trường; Xây dựng 01 trường chất lượng cao.
95% dân số tham gia bảo hiểm y tế; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia BHXH là 50%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 40%.
Duy trì 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới).
93% gia đình văn hóa, 99% làng (thôn), 100% tổ dân phố đều đạt danh hiệu văn hóa, 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, 15/15 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, xây dựng 02 tuyến phố văn minh đô thị.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 75%; Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3000 lao động.
Tỷ lệ hộ nghèo: Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo.
+ Nhóm chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị Hoàn thành tiêu chí thành lập phường ở các xã, thị trấn Mật độ giao thông đô thị ≥ 10 km đường/km2
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 90%
Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 100%
Tỷ lệ rác thải được thu gom và vận chuyển về khu xử lý trong ngày 100%.
Hoàn thành 100% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất của tổ chức thuộc huyện quản lý, cơ sở tôn giáo, đất công cộng, cộng đồng dân cư; 100%
thửa đất ở có đủ điều kiện.
Hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (cấp huyện); Xã Đan Phượng hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu thủ đô; huyện hoàn thành các tiêu chí lên huyện.
3.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lấy phát triển nông nghiệp toàn diện làm cơ sở; từng bước đầu tư phát triển, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có trọng tâm, trọng điểm, phát huy lợi thế, tập trung xây dựng ngành thương mại - dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các dự án vào huyện. Phát triển văn hoá xã hội tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế. Tích cực giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, tích cực giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Đầu tư hoàn thiện một bước hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các nhu cầu phát triển sản xuất trong thời kỳ mới.
Cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới.
Xây dựng an ninh, quốc phòng vững mạnh làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững.
3.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế
3.1.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ và các ngành nghề khác và góp phần bảo vệ môi trường trên cơ sở khai thác mọi thế mạnh về điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Hình thành rõ nét các vùng, các tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, tăng cường áp dụng các thành tực khoa học công nghệ mới vào sản xuất.
3.1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Phát triển công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững về môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, Thu hút đầu tư vào các ngành theo thứ tự ưu tiên: các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao, cá ngành sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sử dụng
nhiều lao động.
Rà soát, bổ sung và điều chỉnh các cụm điểm công nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Thành phố.
Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề được hình thành phát triển càng tạo cho bộ mặt quê hương thêm khởi sắc. Phát triển công nghiệp, làng nghề là cơ sở để chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ, gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.
Bố trí các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ, phân tán vào các khu vực tập trung có điều kiện thuận lợi để đảm bảo về môi trường.
Phát triển công nghiệp sản xuất, tập kết vật liệu xây dựng trên cơ sở nguồn nguyên liệu của địa phương.
3.1.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ gắn với phát triển đô thị, đồng thời quan tâm phát triển thương mại nông thôn.
Xây dựng các chợ, siêu thị phù hợp với quy hoạch phát triển thương mại của thành phố, phục vụ cho việc tiêu thụ các sản phẩm trên địa bàn huyện.
- Thương mại:
Cần được ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển thương mại, dịch vụ để phát huy tiềm năng của huyện. Hướng bố trí các quỹ đất gắn liền với các khu sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp... để mang lại hiệu quả cao và ít ảnh hưởng đến các lĩnh vực sản xuất khác.
- Giáo dục - đào tạo: Xây dựng, mở rộng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, Khu trung tâm giáo dục tập trung;... Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho sự nghiệp phát triển con người. Sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng.
- Dịch vụ y tế: Xây dựng, mở rộng các trạm y tế xã; khu y tế tập trung của huyện; Khu liên hợp y tế Quốc tế;.... Để đáp ứng như cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn.
3.1.3. Dự báo quy mô dân số đến năm 2030
Dân số trung bình của huyện năm 2020 là 185.690 người, đến năm 2030 là 200.106 người tốc độ tăng dân số là 1,07%. Dân số ước tính đến năm 2030 các huyện Đan Phượng được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Định hướng quy hoạch đất ở đô thị thời kỳ 2021-2030
STT Xã, thị trấn Dân số năm 2020
(người)
Dân số năm 2025 (người)
1 Đồng Tháp 8.888 9510
2 Đan Phượng 9.430 9996
3 Hồng Hà 13.987 14966
4 Hạ Mỗ 9.538 10015
5 Liên Hà 9.233 9528
6 Phương Đình 13.212 13608
7 Liên Trung 8.745 9182
8 Song Phượng 5.209 5782
9 Thọ An 12.198 13296
10 Trung Châu 9.275 10017
11 Tân Hội 20.955 23470
12 Tân Lập 23.700 26307
13 Thọ Xuân 11.005 11665
14 Thị trấn Phùng 11.273 12288
15 Thượng Mỗ 9.712 10586
16 Liên Hồng 9.330 9890
Tổng 185.690 200.106