Đánh giá hiện trạng CNTT

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU (Trang 49 - 54)

PHẦN III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CỦA TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

VI. Đánh giá hiện trạng CNTT

1.1 . Ƣu điểm

 Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục

vụ công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí cho hoạt động ứng dụng CNTT.

Trang 50

 Công tác quản lý nhà nước trong ứng dụng CNTT ngày càng hoàn

thiện, với việc ban hành nhiều quy chế, quy định cụ thể.

 Hạ tầng CNTT trong khối cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện đã được đầu tư xây dựng và trang bị một mạng LAN tương đối hoàn chỉnh và được kết nối Internet đáp ứng nhu cầu công việc hàng ngày, cũng nhƣ nhu cầu triển khai

các ứng dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin. Hệ thống mạng các cơ quan được kết nối với nhau trong mạng diện rộng (WAN) với đường truyền số liệu chuyên dùng tốc độ cao. Bước đầu đã hình thành hạ tầng mạng công nghệ thông tin – viễn thông của tỉnh, ao gồm Trung tâm THDL tỉnh, mạng cục ộ (LAN)

của các sở/ngành, UBND huyện/thị.

 Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước, cũng như phục

vụ người dân và doanh nghiệp từng ước được quan tâm đầu tư và chuẩn hóa, đã có những tác động nhất định đến nhận thức của lãnh đạo và đội ngũ cán ộ

công chức, đã tạo ra một phương thức làm việc mới sử dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, nâng cao hiệu suất làm việc của cán ộ, công chức, đem lại hiệu

quả công việc trong điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, từng ƣớc làm thay đổi thói quen và lề lối làm việc cũ, tiến tới chuyển dần sang phong cách

làm việc mới với việc sử dụng máy tính và trên môi trường mạng.

 Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực và thực hiện chính sách ƣu đãi về CNTT đã đƣợc quan tâm thực hiện đã nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng, sử dụng CNTT trong công việc của đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.

1.2. Hạn chế

 Nhận thức về CNTT của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ công chức, viên

chức trong các cơ quan nhà nước vẫn còn hạn chế, còn ngại làm việc với máy tính, chưa sử dụng mạng máy tính phục vụ cho công việc, chưa gương mẫu, chƣa quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đơn vị mình.

 Quá trình ứng dụng CNTT chƣa đồng đều, thiếu sự đồng bộ, còn ít ứng

dụng trên môi trường mạng. Công tác chuẩn hoá chưa thực hiện được triệt để, chƣa có một kiến trúc tổng thể để xây dựng chính quyền điện tử một cách bài

bản.

 Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước còn rời rạc, chưa liên

thông và tích hợp dữ liệu với nhau. Chƣa thể chia sẻ, liên thông dữ liệu với các ứng dụng ngành dọc, chưa hình thành được môi trường làm việc điện tử. Các cơ sở dữ liệu nền tảng cho chính quyền điện tử nhƣ dân cƣ, doanh nghiệp, bản đồ

nền, đất đai, xây dựng... chƣa đƣợc triển khai thực hiện.

 Hạ tầng CNTT nhìn chung còn dàn trải, chƣa đồng bộ, chƣa đƣợc chuẩn hóa để hình thành các nền tảng kỹ thuật công nghệ đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT theo quy mô tập trung, đảm bảo cho sự phát triển, mở

rộng các ứng dụng CNTT.

 Việc ứng dụng chữ ký số /chứng thƣ số nhằm đảm bảo tính an toàn thông tin trên môi trường mạng chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị còn hạn chế, tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử công vụ chưa cao.

Trang 51

Còn hạn chế trong công tác tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu và có tính ứng dụng thực tế đối với lĩnh vực an toàn thông tin. Chƣa có công cụ(Tool) hỗ trợ để kiểm tra, giám sát dữ liệu, thông tin từ bên trong hệ thống thông tin gửi ra

bên ngoài và ngƣợc lại khi cần thiết.

 Nhiều trang thông tin điện tử (we site) cơ quan nhà nước còn mang

tính hình thức, chƣa thực sự là kênh thông tin giao tiếp giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 chưa như kỳ vọng do tỷ lệ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến còn thấp. Trình độ ứng dụng CNTT của nhiều cán bộ công chức dừng ở mức cơ ản, nhận thức về bảo đảm an toàn thông tin chƣa cao.

2. Đánh giá chi tiết

2.1. Nguồn nhân lực

 Về nguồn nhân lực:

+ Mặc dù chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đánh giá xếp hạng là khá hơn so với một số địa phương khác trong cả nước nhưng nhìn chung, vẫn chưa đáp ứng tốt trước sự phát triển của các ngành, nhất là công nghiệp.

+ Các đơn vị đã có ƣớc chuyển biến lớn về CNTT mà phần lớn là do cán bộ chuyên trách về CNTT đƣợc chăm lo, phát triển nên đây là điều đáng

mừng. Là tiền đề để phát triển CQĐT tại các đơn vị.

 Về đào tạo CNTT:

Tại cả 03 cấp, các cơ quan đơn vị trong thời gian tới vẫn có nhu cầu đào tạo nâng cao tay nghề về CNTT rất lớn. Nội dung nhu cầu đào tạo rất đa dạng từ

tham gia các khóa đào tạo sử dụng ứng dụng nghiệp vụ phục vụ công việc đến đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ CNTT phổ cập nói chung.

2.2. Kênh truy cập

 Tỉnh đã cung cấp đƣợc nhiều kênh truy cập để thực hiện kết nối và giúp thuận tiện hơn trong các giao dịch cho người dân và doanh nghiệp với chính quyền. Có đƣợc thành quả này là nhờ nỗ lực trong ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính, phục vụ người dân. Tuy nhiên, dịch vụ công trực tuyến ở

mức độ 03 trở lên còn chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong tương lai gần, cần hướng tới nâng cấp phát triển

những dịch vụ này ở mức độ cao để đem lại sự phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

 Cổng thông tin điện tử một cửa là một trong các kênh truy cập chính, đây là kênh thông tin quan trọng để người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể tìm kiếm thông tin, theo dõi, giám sát các hoạt động của CQNN, góp phần đem đến sự công ằng, khách quan, minh ạch hóa hoạt động

của CQNN, qua đó, nâng cao hơn sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

 Toàn bộ dịch vụ công trực tuyến của tỉnh ở mức độ 02 và một số ở mức độ 03, 04 đã đƣợc hoàn thiện và tích hợp qua Hệ thống một cửa điện tử tích hợp đảm bảo cung cấp, giúp người dân có thể tìm hiểu và lấy các biểu mẫu của các thủ tục hành chính tại nhà qua Internet, giảm thời gian và công sức đi lại thực hiện các thủ tục hành chính.

2.3. Dịch vụ cổng

Trang 52

 Các dịch vụ cổng đóng vai trò, một trong số đó là kênh thông tin quan trọng phản ánh tất cả thông tin quan trọng từ các lĩnh vực lịch sử, kinh tế,

chính trị đến văn hoá-xã hội của tỉnh, qua đó từng ƣớc phục vụ truyền thông hiệu quả sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Cổng đã giúp người sử dụng không chỉ ở riêng tỉnh mà ở khắp mọi nơi có thể tìm hiểu về lịch sử, tình

hình phát triển KTXH, truyền thống văn hoá,...không chỉ của đất và quan trọng là của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu qua các thời kỳ; giúp các nhà đầu tƣ có cái nhìn và đánh giá rõ ràng hơn trong quá trình tìm hiểu môi trường đầu tư vào tỉnh.

 Theo đánh giá, hiện trạng Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa- Vũng

Tàu khá tốt, đội ngũ iên tập, quản trị có trình độ về công nghệ thông tin tốt, qua đó cổng thường xuyên được cập nhật, nâng cấp các dịch vụ, thông tin mới.

2.4. Dịch vụ công trực tuyến

Đa số các dịch vụ là Dịch vụ công trực tuyến mức độ 02 đạt 100%, dịch vụ công mức 3 chỉ đạt 30%, còn dịch vụ công mức 4 thì thấp hơn và chỉ ở cấp tỉnh nhƣ đã nêu ở các phần trên.

Do đó

Hiện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cung cấp 1518 dịch vụ công các cấp, trong đó:

Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: 937;

Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 338;

Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: 243.

Dịch vụ công trực tuyến đƣợc cung cấp tại địa chỉ:

https://dichvucong.baria-vungtau.gov.vn.

2.5. Ứng dụng và cơ sở dữ liệu

 Việc sử dụng các ứng dụng d ng chung nhƣ Hệ thống thƣ điện tử tỉnh và Phần mềm quản lý văn ản và điều hành đã có những thay đổi đáng kể.

Nhận thức của cán bộ, công chức về lợi ích của ứng dụng CNTT có chuyển biến

tích cực. Trong năm 2016, tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thường xuyên thư điện tử công vụ và tỷ lệ gửi nhận văn ản điện tử tăng cao so với năm 2015.

 Ứng dụng chuyên ngành đƣợc các đơn vị đẩy mạnh vào phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ Ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ đƣợc triển khai, sử dụng rộng rãi, hiệu quả tại nhiều sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị góp phần nâng cao

chấtlượng hoạt động quản lý và điều hành. 100% các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đều sử dụng phần mềm kế toán phục vụ công tác tài chính - kế

toán ở đơn vị.

 Việc ứng dụng CNTT tại một số cơ quan đơn vị còn hạn chế, sự kết nối, liên thông của các hệ thống thông tin giữa các cơ quan, đơn vị còn ít chƣa khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin đã có.

2.6. Các dịch vụ chia sẻ tích hợp

Trang 53

Hiện tại, tỉnh hiện có nhiều hệ thống ứng dụng đang triển khai phân tán, chƣa tích hợp và liên thông trao đổi dữ liệu. Với mục đích đã đƣa ra, cần hướng tới các giải pháp chuyển đổi hoặc tích hợp liên thông các hệ thống nhằm đem lại hiệu quả sử dụng hệ thống tốt hơn, giảm thời gian xử lý các quy trình tác nghiệp giữa các CQNN, cụ thể cần nâng cấp:

 Các phần mềm lõi (Phần mềm Quản lý văn ản và điều hành và

Phần mềm một cửa điện tử);

 Các phần mềm chuyên ngành đƣợc trang bị tại các sở/ ban/ ngành.

Về cơ ản, đa phần các hệ thống này còn phân tán, tự phát, chỉ giải quyết đƣợc một ộ phận quy trình, chƣa đƣợc đồng bộ, tích hợp tốt với nhau để có thể sử dụng liên thông giữa các cơ quan, đơn vị.

Nhƣ vậy, để thực hiện tốt các dịch vụ chia sẻ và tích hợp, tỉnh cần nghiên cứu giải pháp triển khai trên các nền tảng thống nhất, kết nối chặt chẽ đƣợc với nhau, đảm bảo khả năng chia sẻ dữ liệu, tích hợp và liên thông giữa các ứng dụng hiện có cũng nhƣ sẽ phát triển sau này.

2.7. Nền tảng chia sẻ tích hợp cấp tỉnh

Để thực hiện tốt các dịch vụ liên thông, chia sẻ, tích hợp không chỉ đáp ứng trong tỉnh mà còn đáp ứng giữa tỉnh với chính quyền điện tử Trung ƣơng cũng nhƣ các chính quyền điện tử của các tỉnh khác. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã có kế hoạch xây dựng giải pháp nền tảng LGSP để đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu, tích hợp và liên thông giữa các ứng dụng hiện có cũng nhƣ các ứng dụng mới phát triển sau này.

2.8. Hạ tầng kỹ thuật

 Hạ tầng CNTT trong các CQNN đã đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp đảm bảo yêu cầu tác nghiệp, CBCC đã đƣợc trang bị máy tính làm việc, các cơ quan đều có mạng nội bộ LAN và kết nối Internet tốc độ cao. Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cơ ản là tiền đề quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển hoàn thiện các ứng dụng CNTT vào trong chuyên môn. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan tuy đã đƣợc chú trọng hơn, nhƣng tại nhiều đơn vị, vẫn tồn tại tình trạng

mạng LAN đã xuống cấp lạc hậu, máy tính cấu hình kém, hƣ hỏng một phần không đáp ứng nhu cầu tác nghiệp hiện tại, hoặc không đáp ứng đƣợc các ứng

dụng kết nối Internet tốc độ cao.

 Tất cả các đơn vị có mạng nội bộ kết nối các phòng, an, đơn vị

trực thuộc, cho phép trao đổi, chia sẻ thông tin, chỉ đạo dễ dàng hơn. Các hệ thống hạ tầng viễn thông kết nối cáp quang tốc độ cao đã đƣợc thực hiện đến tất

cả các CQNN cấp tỉnh, huyện và xã đảm bảo tốt việc truy cập Internet.

 Trung tâm hạ tầng thông tin cơ ản đảm bảo là đầu mối kỹ thuật để triển khai, kết nối các hệ thống thông tin của tỉnh.

2.9. Quản lý chỉ đạo

 Trong những giai đoạn phát triển vừa qua, công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh có sự tiến ộ đáng kể. Đã có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ, có hệ thống

Trang 54

từ Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đến các sở/ ngành, huyện, xã, thị trấn. Qua đó, có sự chuẩn bị khá đầy đủ các kế hoạch, dự án, làm nền tảng thúc đẩy ứng

dụng và phát triển CNTT của tỉnh đạt đƣợc một số kết quả quan trọng, từng ước đổi mới phương thức hoạt động trong các CQNN, cơ quan Đảng; cũng như các thành phần kinh tế, tạo nên động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển

KTXH của tỉnh.

 Sở TTTT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu, đóng góp giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghệ thông tin, điện tử; viễn thông và internet; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông;

báo chí; xuất bản; ƣu chính và chuyển phát; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, phát thanh và truyền hình; quảng cáo trên các phương tiện báo chí,

mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm.

 Từ tiền thân là Sở Bưu chính Viễn thông, và sau này Sở TTTT đƣợc chuyển đổi và thành lập và đi vào hoạt động, thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT, tổ chức chỉ đạo, quản lý các chương trình CNTT.

Ứng dụng CNTT đã được Sở TTTT tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh một cách đầy đủ, hiệu quả, góp phần lớn vào sự thay đổi của chính quyền điện tử trong thời gian qua.

PHẦN IV. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH

QUYỀN ĐIỆN TỬ CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(733 trang)