Định hướng phát triển chính quyền điện tử của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 71 IV. Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU (Trang 71 - 75)

PHẦN III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CỦA TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

III. Tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển chính quyền điện tử trong phát triển của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

3. Định hướng phát triển chính quyền điện tử của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 71 IV. Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh

Đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước. Công khai, minh

bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phù hợp với định hướng của quốc gia về Chính phủ điện tử.

Phát triển Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; bảo đảm tích hợp

dữ liệu, liên thông quy trình giữa các cơ quan, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lƣợng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

Để hiện thực hoá định hướng và tầm nhìn của tỉnh về chính quyền điện tử, định hướng và tầm nhìn của kiến trúc chính quyền điện tử cung cấp một mô tả tổng thể kiến trúc dưới hình thức các tiêu chuẩn, hướng dẫn và mô hình kiến trúc ở nhiều khía cạnh khác nhau, như là: người d ng, nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu, ứng dụng và công nghệ. Các tiêu chuẩn, hướng đẫn và mô hình kiến trúc này đƣợc phát triển để đảm ảo các thuộc tính sau đƣợc đề cập trong mọi khía cạnh của thiết kế và cài đặt kiến trúc của chính quyền điện tử:

- Tính tương tác, liên thông (Interoperability): cho phép việc trao đổi

thông tin, tái sử dụng các mô hình dữ liệu, và thay thế lẫn nhau của dữ liệu trên hệthống.

Trang 72

- Tính tiêu chuẩn mở (Open Standards): Cung sự tương tác, liên thông,

duy trìdữ liệu, và tự do hơn trong việc lựa chọn công nghệ và nhà cung cấp. Việc sử dụng tiêu chẩn mở sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc lưu trữ hỗ sơ, dữ liệu.

- Tính linh hoạt (Flexibiliy): Tạo điều kiện áp dụng công nghệ mới và cho

phép quản lý bất kỳ sự thay đổi trong quá trình phát triển và quản trị hệthống.

- Tính cộng tác/hợp tác (Collaboration): Cung cấp một nền tảng cho

phép các Sở,Ban,Ngành của tỉnh sử dụng và chia sẻ thông tin, dữ liệu chung.

- Tính công nghệ (Technology): Đảm bảo các công nghệ đƣợc ứng dụng

là mở, và dễ dàng giao tiếp với các hệ thống khác của Sở, Ban, Ngành trong tỉnh, Bộ và Quốc gia.

Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh đảm ảo dòng chảy liên tục và liền mạch của thông tin, cải thiện sự gắn kết của các hệ thống thông tin của tỉnh, và hỗ trợ dễ dàng tích hợp với các hệ thống ứng dụng của Chính phủ/Bộ, Tỉnh. Và Kiến trúc chính quyền điện tử đƣợc mô tả thông qua những khung nhìn khác

nhau dưới dạng các thành phần được mô tả trong tài liệu như trong Hình 1. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông, ảo đảm chất lượng đường truyền.

Đẩy mạnh triển khai đƣa hạ tầng di động và Internet về v ng sâu, vùng xa.

Tăng cường ảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin.

Hình 1 mô tả các thành phần mô tả Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh và đƣợc mô tả chi tiết sau đây:

- Định hướng kiến trúc đƣợc mô tả và định nghĩa dựa trên Mô hình kiến Hình 1: Thành phần mô tả Kiến trúc chính quyền điện tử

Trang 73

trúc chính quyền điện tử tỉnh (Hình 1). Thông qua các mô hình kiến trúc Nghiệp vụ, Ứng dụng, Dữ liệu, Tích hợp liên thông, Hạ tầng, Bảo mật.... Mô hình kiến

trúc này đƣa ra một cái nhìn bao quát về các thành phần kiến trúc sẽ đƣợc xây

dựng bao gồm: các đối tƣợng sử dụng hệ thống, các hệ thống bên ngoài cần tương tác, các dịch vụ cho người dùng, ứng dụng, dữ liệu dùng chung, công nghệ, và cả hạ tầng kỹ thuật. Chi tiết của Mô hình kiến trúc tham chiếu đƣợc mô tả trong phần “ Mô hình tham chiếu kiến trúc chính quyền điện tử”.

- Mô hình kiến trúc Nghiệp vụ: mô tả chức năng nghiệp vụ của các Thủ

tục hành chính công (TTHC) trực tuyến. Mô hình này tập trung vào việc phân tích các thủ tục có liên thông giữa các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh, cũng nhƣ các ứng dụng nội bộ của các Sở, Ban, Ngành nhằm hỗ trợ cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến công dân, và doanh nghiệp trong tỉnh. Chi tiết mô hình kiến trúc Nghiệp vụ đƣợc mô tả trong phần “ Kiến trúc Nghiệp vụ”.

- Mô hình kiến trúc Ứng dụng: mô tả các thành phần ứng dụng dịch vụ và

mối liện hệ logic giữa các thành phần này với nhau, cũng nhƣ mối liên hệ giữa các ứng dụng dịch vụ này với các hệ thống ứng dụng nội bộ của Sở, Ban, Ngành, cũng nhƣ những hệ thống của Chính phủ/Bộ, và các hệ thống bên ngoài khác (nhƣ cổng thanh toán điện tử ngân hàng, trục tích hợp quốc gia NGSP…). Nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh.

Chi tiết mô hình kiến trúc Ứng dụng đƣợc mô tả trong phần “Kiến trúc Ứng dụng”.

- Mô hình kiến trúc Dữ liệu: mô tả cấu trúc của dữ liệu và mối liên hệ giữa

chúng, phục vụ cho việc phát triển và quyết định chia sẻ thông tin dữ liệu hiệu quả

giữa các hệ thống ứng dụng của Sở, Ban, Ngành, để cung cấp các dịch vụ công tốt hơn và hiệu quả hơn, cũng nhƣ cải thiện việc ra quyết định và hiệu suất làm việc của công chức. Chi tiết mô hình kiến trúc Thông tin/Dữ liệu đƣợc mô tả trong phần “ Kiến trúc Dữ liệu”

- Mô hình kiến trúc Công nghệ bao gồm Kiến trúc Tích hợp, Liên thông (LGSP); Kiến trúc Hạ tầng; Kiến trúc Bảomật đƣợc xác định và xây dựng dựa trên “Mô hình tham chiếu kỹ thuật” . Mô hình tham chiếu kỹ thuật hỗ trợ và cho phép cung cấp, triển khai các thành phần dịch vụ, cũng nhƣ cung cấp một nền tảng tiêu chuẩn công nghệ và dịch vụ, phục vụ cho việc tái sử dụng vàchia sẻ thông tin giữa các hệ thống trong chính quyền điện tử tỉnh.

IV. Các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh

Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh đƣợc thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Phù hợp với khung kiến trúc điện tử cấp Tỉnh ban kèm

theo Văn bản số 1178/BTTTT-TTH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và truyền thông và các văn bản hướng dẫn liên quan.

- Nguyên tắc 2: Phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng

công nghệ thông tin của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và của Quốc Gia.

Trang 74

- Nguyên tắc 3: Phù hợp với chiến lƣợc, mục tiêu phát triển kinh tế- xã

hội của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

- Nguyên tắc 4: Các ứng dụng Công nghệ thông tin cần đƣợc xây dựng

hướng tới dùng chung, có tính sử dụng cao, chung một nền tảng tích hợp.

- Nguyên tắc 5: Bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các HTTT/CSDL

trong và ngoài Bộ/Tỉnh và các cơ quan liên quan khác.

- Nguyên tắc 6: Phù hợp với quy trình nghiệp vụ của các đơn vị trong

tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, hiệu quả, thống nhất và tường minh quy trình nghiệp vụ.

- Nguyên tắc 7: Quản lý thông tin theo hướng tập trung, thống nhất, được

liên thông, chia sẻ tối đa.

- Nguyên tắc 8: Triển khai ứng dụng CNTT có trọng tâm, trọng điểm và

đáp ứng với kế hoạch phát triển của của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; ƣu tiên triển khai trước các dịch vụ công có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao;

- Nguyên tắc 9: Không triển khai trùng lặp với các Hệ thống thông tin/Cơ

sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin chuyên ngành mà cần kết nối, chia sẻ, sử dụng lại.

- Nguyên tắc 10: Bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các HTTT/CSDL

trong và ngoài Bộ/tỉnh và các cơ quan liên quan khác.

- Nguyên tắc 11: Các giải pháp bảo mật, an toàn, an ninh thông tin đƣợc

triển khai ở mọi thành phần trong kiến trúc theo nhu cầu và lộ trình phù hợp.

- Nguyên tắc 12: Xem xét, áp dụng hiệu quả các công nghệ mới để triển

khai các thành phần Kiến trúc

- Nguyên tắc 13: Tuân thủ và tương thích các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy

định kỹ thuật về ứng dụng CNTT của quốc gia, chuyên ngành.

- Nguyên tắc 14: Đồng thời bảo đảm tính kế thừa thông tin, dữ liệu, hạ

tầng, các hệ thống thông tin hiện có, chuyển tiếp;….

Trang 75

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(733 trang)