Một số quy định chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 7 (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.3. Một số quy định chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Nguyên tắc cho vay cá nhân

Nguyên tắc cho vay của NHTM được quy định tại Điều 4, Thông tư 39/2016/TT- NHNN quy định về cho vay, được NHNN ban hành như sau:

-Nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích: sau khi hồ sơ vay vốn của người đi vay được phê duyệt, người đi vay phải sử dụng vốn theo đúng mục đích đã cam kết.

- Nguyên tắc trả nợ gốc và tiền lãi: khi sử dụng vốn vay, người đi vay sẽ phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi cho ngân hàng cho vay.

- Nguyên tắc trả đúng hạn: người đi vay có thể sẽ bị phạt nếu không thực hiện trả nợ

đúng hạn, theo các điều khoản đã được thoả thuận trong hợp đồng vay vốn.

Điều kiện cho vay cá nhân

- Đối tượng vay vốn bao gồm: các cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc có quốc tịch nước ngoài, có giấy tờ tuỳ thân còn hiệu lực từ đủ 18 tuổi trở lên và có nhu cầu vay vốn nhằm phục vụ các mục đích, hoạt động hợp pháp.

- Điều kiện về thu nhập: NHTM sẽ xem xét khả năng tài chính của người đi vay với nhu cầu vay để đánh giá khả năng thanh toán nợ của cá nhân. Yêu cầu đặt ra là nguồn thu nhập của cá nhân phải ổn định và được chứng minh rõ ràng

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.4.1. Các yếu tố khách quan 1.4.1.1. Yếu tố thuộc về khách hàng

Yếu tố thuộc về phía người đi vay ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của cho vay khách hàng cá nhân. Vì khách hàng là yếu tố quyết định việc sử dụng vốn cho vay của ngân hàng có hiệu quả hay không. Do đó, để đảm bảo mức độ an toàn vốn cho vay các NHTM cần quan tâm đến uy tín và đạo đức và tình hình thu nhập của cá nhân vay vốn (Đặng Trần Toàn, 2022)

-Thu nhập của cá nhân: thể hiện khả năng trả nợ của KHCN. Khi thu nhập hay năng lực tài chính của khách hàng đủ lớn, ổn định và lành mạnh sẽ đảm bảo cho quá trình thu hồi nợ vay của ngân hàng được thực hiện hiệu quả, nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM và ngược lại.

- Uy tín, đạo đức của khách hàng: cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến mảng cho vay khách hàng cá nhân. Vì đạo đức, uy tín của KHCN ảnh hưởng đến ý thức hoàn trả nợ vay của họ, quyết định chất lượng cho vay của NHTM.

1.4.1.2. Các yếu tố khách quan khác

Theo nghiên cứu của Bùi Trung Hiếu (2021) nhằm giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn - chi nhánh Vĩnh Long. Tác giả đã tìm thấy rằng môi trường bên ngoài có tác đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Cụ thể như:

- Môi trường quốc tế Các ngân hàng phải chịu ảnh hưởng từ rủi ro thị trường và các quy tắc nghiêm ngặt của quốc tế. Nợ xấu của các NHTM sẽ gia tăng nếu khách hàng làm ăn thua lỗ, phá sản (Sagasti, 1991). Sự cạnh tranh giữa các ĐCTC trong và ngoài nước trước bối cảnh hội nhập kinh tế cũng khiến các ngân hàng trong nước có nguy cơ tăng nợ xấu do trình độ quản lý và dịch vụ khách hàng chưa tốt. Mặt khác, việc mở rộng liên kết kinh tế với các quốc gia khác đã tạo ra những ràng buộc kinh tế và tiềm ẩn những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và đối với nghiệp vụ cho vay của các NHTM nói riêng.

- Tình hình kinh tế - xã hội trong nước Môi trường kinh tế ổn định sẽ thúc đẩy đầu tư vào sản xuất và phân phối hàng hóa, tạo ra nhu cầu vốn và đảm bảo khả năng tồn tại của các doanh nghiệp và ổn định thu nhập của các cá nhân. Môi trường kinh tế xã hội có tác động đến mảng cho vay của ngân hàng vì nó làm suy yếu vị thế tài chính của những người đi vay (Kristianti và Yovin, 2016). Các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả nợ ngân hàng trong điều kiền nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, tuy nhiên trong thời kỳ suy thoái, kinh tế bấp bênh, họ phải đối mặt với nhiều thách thức, khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng bị suy giảm, phát sinh nợ khó đòi, ảnh hưởng không nhỏ đến nghiệp vụ cho vay của các NHTM. Đây là một yếu tố quan trọng mà bộ phận quản lý cho vay phải xem xét.

- Môi trường pháp lý Hệ thống các văn bản pháp luật kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp và người dân là một phần tác động của môi trường pháp lý. Các văn bản quy phạm pháp luật có

vai trò định hướng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, hỗ trợ ngân hàng xử lý các tranh chấp trong cho vay khách hàng cá nhân. Mặt khác, môi trường pháp lý có tác động đến hoạt động sản xuất đầu tư của doanh nghiệp, tác động gián tiếp đến yêu cầu vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả đầu tư (Young và cộng sự, 2002). Vì vậy, nền tảng để ngân hàng phát triển cho vay bán lẻ là môi trường pháp lý phải hoàn chỉnh, đồng bộ và ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế, các thủ tục pháp lý liên quan trực tiếp đến cho vay khách hàng cá nhân của NHTM tại Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện.

Các chính sách của Nhà nước quy định các lĩnh vực kinh doanh được phép và bị cấm, cũng như các hoạt động sản xuất của cả doanh nghiệp và cá nhân. Do đó, nếu những người ra quyết định tạo ra các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp thực tế và khuyến khích sự thịnh vượng giữa các cá nhân và tổ chức, họ sẽ có nguồn lực cần thiết để trả nợ ngân hàng đúng hạn. Thay vào đó, sẽ khiến các doanh nghiệp, cá nhân không thể bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, khó thanh toán kịp thời cho ngân hàng (Abidat và cộng sự, 2019).

- Môi trường chính trị Các biến số của môi trường chính trị có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tín dụng của các NHTM vì các hoạt động kinh tế luôn gắn liền với các hoạt động chính trị xã hội. Phát triển kinh tế đòi hỏi cấu trúc chính trị ổn định. Bất ổn chính trị sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng, đồng thời làm suy yếu lòng tin của nhà đầu tư, khiến các tổ chức này gặp khó khăn trong việc huy động tiền mặt. Trong trường hợp này, ngân hàng buộc phải giảm tín dụng, điều này có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại nói chung và cho vay của các NHTM nói riêng (Prihanto và Kurniasari, 2019).

1.4.2. Các yếu tố thuộc về phía ngân hàng 1.4.2.1. Nguồn vốn của ngân hàng

Nguồn vốn của NHTM thường được chia thành hai nguồn chính, đó là vốn tự có và vốn huy động từ các cá nhân và doanh nghiệp. Nguồn vốn dồi dào sẽ góp phần giúp gia tăng khả năng phát triển cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng (Ivanovic Maja, 2016).

Do đó, các NHTM cần đặc biệt quan tâm để gia tăng nguồn vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn của các KHCN, nhưng cũng đồng thời hạn chế tình trạng nguồn vốn nhàn rỗi quá lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận cho vay khách hàng cá nhân.

1.4.2.2. Chính sách cho vay

Một chính sách cho vay phù hợp, linh hoạt sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn, tạo nguồn thu nhập và gia tăng khả năng sinh lời của cho vay khách hàng cá nhân (Ali Awdeh, 2017; Bùi Trung Hiếu, 2021; Đặng Trần Toàn, 2022).

Chính sách cho vay hàm chứa nhiều yếu tố có tác động đến hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân, trong đó điển hình như: mức lãi suất cho vay, tài sản sản đảm bảo,…

Đây là các yếu tố quyết định trực tiếp đến việc hợp tác thành công giữa các NHTM và đối tác của mình.

1.4.2.3. Quy trình cho vay

Một yếu tố quan trọng không kém ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân đó chính là quy trình cho vay. Một quy trình cho vay chặt chẽ, chuyên nghiệp, nhanh chóng sẽ giúp cho các NHTM đảm bảo nghiệp vụ cho vay của mình được thực hiện một cách hiệu quả nhất trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM như hiện nay. Qua đó, quy trình cho vay tốt sẽ góp phần vừa đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn của khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho vay của các NHTM, giúp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM (Lê Đức Niêm và Phan Công Thân, 2021).

1.4.2.4. Chất lượng nhân sự

Trình độ của nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Do mối quan hệ thân thiết giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng, nên trình độ của cán bộ cho vay đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn. Đội ngũ cán bộ tín dụng đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn cao do nền kinh tế ngày càng mở rộng, các mối quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp, khách hàng của ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng.

Khi chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ giúp tối thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân (Abidat và cộng sự, 2019; Bùi Trung Hiếu, 2021).

1.4.2.5. Các yếu tố khác thuộc về ngân hàng

- Công tác quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ

Những lợi ích trong công tác kiểm soát nội bộ nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng sẽ giúp giảm thiểu các RRTD cho các NHTM, qua đó cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay (Kristianti và Yovin, 2016).

Để duy trì hiệu quả của HĐCV phù hợp với mục tiêu, quy tắc và yêu cầu của chính phủ, các ngân hàng phải luôn thực hiện công tác quản trị này một cách thường xuyên.

- Công nghệ ngân hàng

Việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động của các NHTM đã cải thiện đáng kể chất lượng cho vay của ngân hàng. Các công nghệ giúp ngân hàng gia tăng công tác đánh giá khách hàng trước khi cho vay, cảnh báo RRTD khi phê duyệt cho vay và đảm bảo công tác quản lý sau cho vay được hiệu quả hơn như hệ thống thông báo nợ, thu hồi nợ của cá nhân một cách tự động và đúng hạn,…

Qua đó, cho thấy khi sử dụng công nghệ một cách hợp lý, sẽ giúp cho các NHTM tận dụng các cơ hội kinh doanh, quản lý tốt các khoản vay dễ dàng và nhanh chóng, cắt giảm chi phí hoạt động và hấp dẫn khách hàng (Kristianti và Yovin, 2016).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 7 (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w