Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 7 (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng

Căn cứ theo cơ sở lý thuyết cùng những thực trạng về hoạt động cho vay KHCN như đã phân tích tại các phần trên, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận 7. Ngoài việc phát huy các thế mạnh của chi nhánh về danh mục sản phẩm cho vay đặc thù, lãi suất cạnh tranh, thủ tục nhanh gọn kèm nhiều dịch vụ ưu đãi. Chi nhánh cần chú trọng một số giải pháp sau để phát triển hơn nữa nghiệp vụ cho vay bán lẻ của đơn vị.

3.2.1. Đẩy mạnh tăng trưởng quy mô dư nợ cho vay cá nhân

Để tiếp tục đẩy mạnh dư nợ cho vay cá nhân, Sacombank chi nhánh quận 7 cần thực hiện một số công tác như sau:

- Nghiên cứu kỹ định hướng và các mục tiêu của hệ thống về hoạt động ngân hàng khách hàng cá nhân , xây dựng kế hoạch cho vay cá nhân hàng năm của đơn vị, giao chỉ tiêu dư nợ cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên trong chi nhánh.

- Xây dựng các chương trình phát động thi đua về dư nợ cho vay, nhằm động viên toàn thể nhân viên tích cực trong công tác chủ động tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn và nắm bắt kịp thời các nhóm khách hàng cá nhân uy tín và chất lượng.

-Tạo điều kiện để cán bộ nhân viên quản lý khách hàng có thể được phân chia theo khu vực địa bàn hoạt động, tương ứng với các loại hình kinh doanh của khu dân cư xu quanh; nhằm mục tiêu cập nhật nhanh nhất những biến động chung về tình hình, nhu cầu phát triển của nền kinh tế để triển khai các sản phẩm cho vay cá nhân nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất.

3.2.2. Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay cá nhân

Việc đa dạng hoá các sản phẩm cho vay cá nhân sẽ hỗ trợ cho chi nhánh phân tán được rủi ro và tối đa hoá những cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân .

Cho vay mua ô tô

Ưu thế của Sacombank chi nhánh quận 7 là toạ lạc tại khu vực quận 7 (trung tâm thành phố Hồ Chí Minh) hiện có rất nhiều cửa hàng đại lý (showroom) kinh doanh xe ô tô. Do đó, việc thiết kế các sản phẩm cho vay mua ô tô có tính cạnh tranh tốt sẽ giúp chi nhánh tận dụng tốt cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân. Vì vậy, Sacombank chi nhánh quận 7 cần quan tâm hơn đến việc phát triển các mối quan hệ hợp tác với các đại lý kinh doanh xe ô tô trong khu vực để có thể góp phần phát triển phân khúc cho vay này, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh.

Cho vay mua Bất động sản

Sacombank chi nhánh quận 7 cần tiếp tục kiên định với chiến lược kinh doanh với khẩu vị rủi ro vững chắc khi cho vay các bất động sản như cho vay mua nhà đã có giấy chứng nhận sử dụng đất. Việc cần làm của Sacombank chi nhánh quận 7 là bên cạnh đẩy mạnh công tác tiếp thị truyền thông các danh mục cho vay mua nhà nhiều ưu đãi hấp dẫn đến các khách hàng tiềm năng, chi nhánh cũng cần chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn để bổ sung và đảm bảo nguồn vốn dồi dào, đáp ứng nhu cầu vốn của KHCN về các sản phẩm cho vay này trong tương lai.

Cho vay kinh doanh

Phân khúc cho vay đối với nhóm khách hàng là các tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ hiện được các NHTM khác nhanh chóng hướng đến. Với thế mạnh là các sản phẩm cho vay kinh doanh linh hoạt, lãi suất ưu đãi và hỗ trợ đặc lực từ ngân hàng số,

Sacombank chi nhánh quận 7 cũng cần bắt nhịp với nhu cầu thị trường vốn trong ngắn hạn này và nền tảng khách hàng còn nhiều tiềm năng này để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển và nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của mình. Tuy nhiên, do rủi ro tín dụng tại phân khúc khách hàng khá lớn, nên Sacombank chi nhánh quận 7 cần xây dựng quy trình cho vay thẩm định hiệu quả và nhanh chóng nhất, để kiểm soát tốt và hạn chế tối đa nợ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân hiện tại của chi nhánh.

Ngoài ra, Sacombank chi nhánh quận 7 có thể linh hoạt điều chỉnh các điều kiện cho vay cá nhân và bổ sung thêm các điều kiện ràng buộc khác như bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay. Điều này cũng sẽ giúp cho chi nhánh giảm thiểu những rủi ro trong việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

3.2.3. Cải tiến quy trình và chinh sách cho vay cá nhân

Để nâng cao hơn nữa tính cạnh của các sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân, trong khi nhu cầu khách hàng đòi hỏi được đáp ứng trong thời gian ngắn nhất. Do đó, Sacombank chi nhánh quận 7 cần tập trung hơn nữa vào công tác cải tiến quy trình cho vay một cách vừa tinh gọn, vừa hiện đại và mang lại hiệu quả cao.

Với kết quả tối ưu trong quy trình xử lý hồ sơ cho vay ô tô, Sacombank chi nhánh quận 7 cũng cần nghiên cứu, ứng dụng kinh nghiệm đã có để xây dựng các quy trình cho vay tối ưu đối với sản phẩm cho vay khác như cho vay mua bất động sản, cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng,…Theo đó, việc cần làm của Sacombank chi nhánh quận 7 hiện tại là cần có các quy trình rõ ràng về những yêu cầu về hồ sơ, quy định về tài sản đảm bảo và các quy định khác về giấy tờ pháp lý khác và những thông tin này được công bố rộng rãi đến khách hàng, để khách hàng hiểu rõ được các sản phẩm cho vay của ngân hàng để nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ vay khi có nhu cầu. Mặt khác, công tác này cũng sẽ giúp cho nhân viên cho vay nhanh chóng hơn trong việc tư vấn cho khách hàng ngay giai đoạn đầu tiếp cận với khách hàng mới, hỗ trợ quy trình cho vay được triển khai thông suốt và nhanh chóng hơn.

3.2.4. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cán bộ cho vay cá nhân

Như đã phân tích tại các phần trên, các yểu tố liên quan đến cán bộ cho vay là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân, khi yếu tố này quyết định sự hài lòng và việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Do đó, chi nhánh cần chú trọng công tác nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ cho vay thông qua một số giải pháp sau:

-Chi nhánh cần đảm bảo toàn bộ cán bộ nhân viên và cán bộ cấp quản lý cần tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn chung của hệ thống Sacombank. Bên cạnh đó, đối với cán bộ nhân viên mới, chi nhánh cần xây dựng các chương trình hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới nhanh chóng nắm vững các nghiệp vụ trong giai đoạn đầu tiếp cận công việc cũng như thiết kế xen kẽ các chương trình đào tạo các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, đồng thời chia sẽ kinh nghiệm tìm hiểu các quy trình nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ mới, để họ có khả năng chủ động rèn luyện thêm trình độ chuyên môn của mình, đáp ứng tốt cho nhiệm vụ được giao. Đối với các cán bộ cấp quản lý, chi nhánh cần tạo điều kiện được tham gia các chương trình bồi dưỡng nâng lực quản lý, phát triển nhân sự lãnh đạo chủ chốt, tiềm năng kế thừa cho chi nhánh.

-Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro hoạt động tại chi nhánh, nhằm đảm bảo toàn bộ cán bộ tuân thủ nghiêm túc các quy trình đề ra. Điều này cũng sẽ hỗ trợ chi nhánh hạn chế các rủi ro phát sinh gây ra nợ xấu cho chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh cần tạo động lực cho các cán bộ phát huy các sáng kiển cải tiến như xây dựng các “sổ tay cẩm nang nghiệp vụ” để giúp cho cán bộ nhân viên cho vay KHCN cập nhật kịp thời những thay đổi trong chính sách, quy trình cho vay mới nhất, đảm bảo công tác triển khai sản phẩm cho khách hàng được thuận tiện và đạt hiệu quả cao.

- Thường xuyên thực hiện các khảo sát về chất lượng dịch vụ của khách hàng đối với ngân hàng, để các cán bộ hiểu rõ thực trạng chất lượng phục vụ khách hàng tại chi nhánh; từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế các điểm còn yếu trong công tác phục vụ khách khách; nhằm nâng cao tính cạnh tranh đối với các NHTM khác trên địa bàn.

- Áp dụng cơ chế thi đua theo KPI, để mỗi cán bộ nhân viên ý thức được tranh nhiệm và có động lực nâng cao năng suất lao động, đóng góp công sức của mình vào việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân đã đề ra của chi nhánh.

3.2.5. Kiểm soát công tác quản trị rủi ro trong cho vay cá nhân

Sacombank chi nhánh quận 7 cần tích cực trong công tác đề xuất, hoàn thiện quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng nói chung và cá nhân nói riêng tại chi nhánh trong thời gian tới trên cơ sở cập nhật bộ chỉ tiêu chấm điểm có cập nhật thêm các yếu tố ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tăng cường áp dụng các công cụ tính toán và đo lường rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Đẩy mạnh hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, đặc biệt là các rủi ro tiềm ẩn của KHCN để chi nhánh có các biện pháp xử lý kịp thời.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân đang được kiểm soát mức thấp, nhưng chi nhánh vẫn cần chú trọng công tác hạn chế rủi ro khi cho vay, nhất là đối với các KHCN mới, phải kiểm tra kỹ khả năng tài chính cũng như uy tín của khách hàng từ nhiều nguồn thông tin trước khi ra quyết định cho vay. Đồng thời, công tác định giá TSBĐ cũng cần được tiến hành thận trọng, xử lý nhanh gọn và đảm bảo công tác thu hồi nợ được thực hiện kịp thời, hạn chế tối đa những tổn thất tài chính cho chi nhánh. Tăng cường công quác quản trị RRTD, đề cao tính tự giác của các cán bộ cho vay, thường xuyên ra soát những sơ hở trong quy trình cho vay nhằm xử lý kịp thời những tồn đọng bất cập của cán bộ cho vay trong quá trình triển khai nghiệp vụ.

3.2.6. Kiến nghị hỗ trợ từ trụ sở chính của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Sự phát triển và nâng cao hiệu quả đối với cho vay khách hàng cá nhân của Sacombank chi nhánh quận 7 cần có sự đồng hành, hỗ trợ kịp thời và cụ thể từ hệ thống Sacombank. Chi nhánh cần được sự hỗ trợ của Trụ sở chính thông qua các lĩnh vực như:

-Hoạt động truyền thông: Trụ sở chính cần có sự cập nhật và đồng nhất về danh mục sản phẩm trên toàn hệ thống Sacombank bên cạnh những sản phẩm đặc thù riêng của từng chi nhánh. Các thông tin truyền thông sản phẩm cần nêu bật những ưu điểm hiện có của sản phẩm dịch vụ so với các NHTM khác, nhằm giúp cho khách hàng của Sacombank dễ dàng nhận biết sản phẩm của ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng, hỗ trợ cán bộ cho vay dễ dàng tư vấn dựa trên những hiểu biết sơ khai của khách hàng mới.

- Đẩy mạnh công tác đầu tư công nghệ số: Trụ sở chính cần tiếp tục triển khai các chiến lược áp dụng công nghệ tài chính như quy trình tự động hoá trong việc cung cấp sản phẩm, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang hàm lượng cao về công nghệ và tính tự động, mang đến những trải nghiệm ngân hàng số hiện đại không những về các giao dịch tài chính, chuyển tiền, gửi tiền mà còn đối với các sản phẩm cho vay cá nhân cũng được

triển khai rộng rãi trên ứng dụng ngân hàng số trong điều kiện đảm bảo an toàn, bảo mật và hiệu quả.

- Công tác tuyển dụng và bổ sung nhân sự cho chi nhánh: việc tuyển dụng và cung ứng nhân sự cho chi nhánh cần thực hiện một cách khách quan và có chất lượn cao.

Trụ sở chính Sacombank cần có sự hỗ trợ kịp thời trong việc rút ngắn thời gian phân bổ nhân sự định biên cho chi nhánh, để hạn chế những ảnh hưởng không đáng có để việc hoàn thành kế hoạch của chi nhánh được giao.

-Xây dựng chương trình đào tạo có hệ thống: Trụ sở chính Sacombank cần đầu tư và phát triển hơn nữa hệ thống tự học (e-learning) cho toàn bộ cán bộ của mình với các khoá học đa dạng về nghiệp vụ và kỹ năng mềm; chương trình đào tạo cần được thiết kế dễ dàng lưu trữ trên hệ thống, để cán bộ có thể dễ dàng truy cập lại một cách thuận tiện, đảm bảo những kiến thức được nghiên cứu nhuần nhuyễn và là kho tri thức để chia sẽ cho các cán bộ mới khác cùng nắm.

-Sớm ban hành các chính sách phát triển nhân tài nêu rõ lộ trình sự nghiệp cũng như các yếu cầu cần đáp ứng,.. để các cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cấp lãnh đạo dễ dàng nhận biết mức độ phù hợp của bản thân với vị trí công việc hiện tại, từ đó xây dựng cho mình các mục tiêu phấn đầu trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 7 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w