Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 7 (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Tô Thiện Hiền (2019), đã tìm hiểu khái quát mảng cho vay của NHTM Pvcombank – chi nhánh An giang giai đoạn 2016-2018, nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả HĐCV tại Pvcombank. Bằng phương pháp suy luận tổng hợp, bài viết đã trình bày thực trạng, đánh giá HĐCV của Pvcomank. Qua đó, đưa ra kết luận các NHTM cần thận trọng trong công tác quản trị rủi ro, bảo đảm sự an toàn trong cho vay của đơn vị.

Nghiên cứu Bùi Trung Hiếu (2021) tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn - chi nhánh Vĩnh Long. Tác giả đã tìm thấy rằng tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ĐCTC này theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần gồm: cơ sở vật chất ngân hàng (Beta = 0,379), chính sách tín dụng và marketing (Beta = 0,248), môi trường bên ngoài (Beta = 0,129), cán bộ cho vay (Beta = 0,124) và khách hàng (Beta = 0,115).

Nghiên cứu Nguyễn Xuân Thăng (2021) cũng đã hệ thống các lý luận về cho vay khách hàng cá nhân . Nhận diện rõ các mặt làm được và chưa làm được trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – phòng giao dịch Sóc Sơn.

Nghiên cứu của Đặng Trần Toàn (2022) đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng VIB giai đoạn 2018 – 2022. Nhằm mục tiêu đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (RRTD) trong cho vay khách hàng cá nhân tại đơn vị này. Dữ liệu phân tích trong nghiên cứu là dữ liệu thực tiễn qua các năm của VIB. Kết quả cho thấy một số yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của cá nhân điển hình như là: chính sách cho vay (lãi suất, thời hạn) và yếu tố liên quan đến KHCN (như khả năng tài chính, việc làm, số người phụ thuộc,..).

Nghiên cứu Lê Đức Niêm và Phan Công Thân (2021) về cho vay khách hàng cá nhân khu vực nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển cho vay KHCN khu vực nông thôn, bao gồm:

(1) Đa dạng hóa các hoạt động marketing, truyền thông để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới; (2) Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ tín dụng; (3) Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng vay vốn; (4) Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong công tác xử lý nợ.

1.5.2. Các nghiên cứu nước ngoài

Về chủ đề liên quan đến hoạt động cho vay, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước được thực hiện, đa phần với mục tiêu là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân nói chung hay tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN nói riêng tại các NHTM. Có thể điểm qua một số nghiên cứu như:

Abdullah, M và cộng sự (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngân hàng khách hàng cá nhân tại New Zealand thông qua sự hài lòng của khách hàng.

Vì sự giữ chân khách hàng trung thành có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng mảng cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát sự hài lòng của khách hàng đến chất lượng hoạt động cấp tín dụng KHCN và đã cho thấy các yếu tố liên quan đến cán bộ nhân viên cho vay là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của KHCN, hỗ trợ cải thiện hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM.

Ofori-Abebrese, G và cộng sự (2016) đã tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hiệu quả HĐCV của các NHTM tại Ghana trong giai đoạn 2008 -2015. Với bối cảnh tỷ lệ vỡ nợ ngày càng gia tăng tại Ghana, nhóm tác giả đã tìm ra kết quả rằng trong dài hạn các yếu tố như lạm phát và lãi suất tín phiếu kho bạc có ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Qua đó, rút ra kết luận sự ổn định kinh tế vĩ mô góp phần tác động đến hiệu quả cho vay các NHTM.

Ivanovic Maja (2016) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của cho vay của 11 NHTM tại Montenegro từ năm 2004 – 2014. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động tích cực và và tỷ lệ chi phí hoạt động lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng cho vay của các NHTM này.

Tương tự Ivanovic Maja (2016), Ali Awdeh (2017) cũng đã thực hiện nghiên cứu đối với 14 NHTM ở Lebanon trong giai đoạn năm 2000 - 2015. Và đã cho thấy thêm các kết quả khác như chính sách cho vay (lãi suất cho vay) cũng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng cho vay của các NHTM.

Theo khảo sát của Di-Marketing (2016) về việc sử dụng các khoản vay khách hàng cá nhân của Thái Lan, Krungthai, Siam Commercials và Krungsri là ba ngân hàng nổi tiếng nhất về cho vay khách hàng cá nhân ở Thái Lan. Đến 95% khách hàng Thái Lan thực hiện khảo sát cho biết họ lựa chọn hình thức vay trả góp với giá trị khoản vay nhỏ, chỉ dưới 250 đô la cho mỗi khoản vay, thời hạn trả góp thường ngắn, từ 6 đến 12 tháng. Khách hàng thực hiện khảo sát cho biết quảng cáo trên TV, Facebook và web là các kênh chính khiến họ biết đến dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân. Lý do chính khiến khách hàng lựa chọn dịch vụ dựa trên độ tin cậy của ngân hàng và việc đăng ký vay vốn đơn giản trong khi lãi suất cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tồi và thủ tục đăng ký phức tạp là lí do khiến khách hàng Thái Lan không hài lòng. Bên cạnh việc thực hiện quảng cáo, một lý do khác thu hút các khách hàng vay tiêu dùng là việc thường xuyên có các chương trình khuyến mại đi kèm khoản vay để thu hút khách hàng như: tặng quà, phiếu giảm giá (vouchers), chiết khấu khi mua sản phẩm khác…

Theo Xinmin Xhang và Chaoxiang Jia (2014), nhu cầu vay vốn của những người nông dân Trung Quốc là rất lớn. Mặc dù các ngân hàng thương mại có mặt ở khắp mọi miền Trung Quốc, từ thành thị tới nông thôn nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của những người nông dân. Như là một thói quen lâu đời, những người nông dân

Trung Quốc thường vay mượn lẫn nhau, từ vay tiêu dùng cho tới vay vốn để sản xuất, đầu tư. Nghiên cứu đã chỉ ra ba lý do chính khiến các hộ nông dân chọn vay vốn lẫn nhau thay vì vay từ các ngân hàng chính thống, đó là công sức và chi phí bỏ ra để vay được vốn từ ngân hàng thường cao, vay vốn ở ngân hàng tốn nhiều thời gian hơn khi người nông dân có nhu cầu vay nóng và có nhiều mục đích vay vốn không được ngân hàng chấp nhận. Tuy nhiên, việc vay vốn từ các cá nhân và tổ chức phi ngân hàng tồn tại nhiều rủi ro, đặc biệt là những vấn đề về pháp lý, gây bất ổn cho xã hội. Do vậy, nhằm hạn chế việc vay mượn phi ngân hàng, các tổ chức tài chính Trung Quốc tìm cách phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng dành cho hộ gia đình tại nông thôn.

Theo Jingyue Xu và các cộng sự (2017), ngân hàng điện tử MYbank, một trong năm ngân hàng tư nhân đầu tiên được cấp phép của Trung Quốc, đã phát triển một chương trình hỗ trợ cho vay nông dân vào năm 2015 trong nỗ lực mở rộng dịch vụ tài chính tới các hộ nông dân ở vùng nông thôn Trung Quốc. Đối tượng khách hàng mục tiêu mà chương trình hướng đến là những người nông dân chưa từng tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong cho vay, giải pháp mà ngân hàng này đưa ra nhằm xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng là thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng toàn quốc. Là công ty con thuộc công ty tài chính Ant Financial - tập đoàn Alibaba, MYbank tận dụng lợi thế từ nguồn dữ liệu lớn về thông tin khách hàng và các giao dịch mua bán hàng hóa qua internet, sử dụng cổng thanh toán và ví điện tử Alipay để xây dựng cơ sở dữ liệu xác định mức độ tín nhiệm cho các khách hàng, đặc biệt là cho người nông dân ở nông thôn. Chương trình thành công không chỉ giảm chi phí cho vay cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ ở vùng nông thôn Trung Quốc mà còn mở rộng thị trường tiềm năng cho các dịch vụ tài chính và internet.

1.5.3. Các vấn đề cần nghiên cứu

Qua việc tóm lược các nghiên cứu trước đây về đề tài cho vay khách hàng cá nhân, tác giả nhận thấy chủ đề này các nghiên cứu trên thế giới xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau như: phát triển cho vay khách hàng cá nhân , tăng trưởng dư nợ cho vay và rủi ro cho vay đối với cá nhân. Tất cả những khía cạnh này nhìn chung đều đề cập đến đánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân .

Mặt khác, đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích về hiệu quả cho vay tại các NHTM Việt Nam như: GPBank (Nguyễn Chí Linh, 2021); Agribank chi nhánh Vĩnh Long (Đỗ

Quốc Việt, 2021); BIDV chi nhánh Đăk Nông (Nguyễn Thị Hồng, 2021),…Nhưng chưa có tìm hiểu về cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank chi nhánh quận 7, do đó tác giả lựa chọn triển khai đề án này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quát các cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Ngoài ra, tác giả còn trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay KHCN nhằm xác định các vấn đề cần nghiên cứu của đề án.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh quận 7 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w