BOL CANH TRONG NUOC VA QUOC TE ANH HUONG DEN SU’ PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC TRONG NGAN HANG THUONG MAI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực cho chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội tại Thành phố Đà Nẵng (Trang 86 - 89)

TAI THANH PHO DA NANG

3.1. BOL CANH TRONG NUOC VA QUOC TE ANH HUONG DEN SU’ PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC TRONG NGAN HANG THUONG MAI

3.1.1. Bối cảnh quốc tế.

Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức

tạp. Ảnh hưởng của thiên tai và sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và biến động khó lường. Tranh chấp lãnh thỏ, tài nguyên và chủ quyền diễn ra ở nhiều nơi. Sự xung đột lợi ích giữa các quốc gia, các giai cấp, các dân tộc,... tranh chấp chủ

quyền, biển đảo diễn ra ở nhiều nơi, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp. Cuộc

khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế tại các nước trên thế giới vẫn tiếp diễn, phục hồi chậm, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là nguy cơ

khủng hoảng nợ công Châu Âu và một số quốc gia phát triển, lạm phát tăng cao tại các nước đang phát triển.

Trong những năm đến, các cuộc gap go, đối thoại, đàm phán để đi đến hòa

bình, an ninh, ỗn định tiến tới hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của các khu

vực nói riêng, của các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, với những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo do những tranh chấp lãnh thổ, biển đảo... giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các quốc gia lớn; sự xung đột lợi ích giữa các quốc gia, các giai cấp, các dân tộc, các khu vực; sự tăng lên của dân số; sự biến đổi khí hậu; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ,... Trước

tình hình đó buộc các khu vực, các tổ chức, các quốc gia tìm kiếm cho mình những

cách thức hành động phù hợp nhằm duy trì ôn định và phát triển.

Tình hình Biển Đông, tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong

năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 có những diễn biến phức tạp mới tác động

đến tình hình chính trị, kinh tế của các quốc gia trong khu vực.

Trong khi tình hình chính trị đang diễn biến phức tạp thì tình hình kinh tế thế

giới cũng gặp khó khăn khôn lường, Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan nhanh sang các nước ở Châu Âu, rồi đến Châu á.

Những nước có nền kinh tế phát triển nhất cũng đều bị ảnh hưởng nặng nề như Đức, Pháp, Anh, Italy rồi đến Nhật Bản, Trung Quốc. Những nước nhỏ và đang phát triển cũng bị ảnh hưởng dây chuyền do hệ lụy từ những nước lớn như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... Một đặc điểm nữa là khủng hoảng kinh tế lần này bắt nguồn tự sự

đổ vỡ của ngân hàng và các định chế tài chính lan sang các lĩnh vực khác cũng khởi

nguôn từ Mỹ rồi lan đến các nước khác

Chủ tịch Uỷ ban tài chính quốc hội Mỹ nhận định: “Chúng ta phải trải qua một

cuộc khủng hoảng thế giới vì quá thiếu điều tiết.” Day được coi là bài học thứ hai

của cuộc khủng hoảng. Hệ lụy của bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nói chung,

khủng hoảng tài chính nói riêng đều dẫn đến suy giảm kinh tế, mắt việc làm và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Nếu bị ảnh hưởng nặng nề, kéo dài thì dễ dẫn đến mất ôn

định chính trị - xã hội.

Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế những năm qua cho đến nay vẫn chưa phục hồi thì đến cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều nước Châu Âu như: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,...Cuộc khủng hoảng nợ công đã đẩy các quốc gia lớn nêu trên đến bên bờ của cuộc suy thoái kinh tế mới, trầm trọng hơn, nếu không có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nỗ lực cải cách mạnh mẽ từ chính phủ của

các nước này thậm chí một sỐ Ngân hàng, tổ chức tài chính Quốc tế lớn.

Tinh hình kinh tế toàn cầu khó khăn chồng chất khó khăn, để tránh nguy cơ đỗ

vỡ, theo đó một trong những xu hướng nỗi bật của ngành ngân hàng thế giới chính là việc hợp nhát, quốc tế hóa và sáp nhập của ngân hàng giữa các nước phát triển và

đang phát triển. Đồng thời, giữ gìn, duy trì, trạng thái cân bằng, ỗn định, tiến tới cải tổ, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới sắp tới

3.1.2. Bối cảnh trong nước Trong bối cảnh, tình hình chung của thế giới, tình hình kinh tế trong nước gặp

nhiều khó khăn, hoạt động đầu tư kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

gặp nhiều khó khăn. Lượng hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động san, thị

trường chứng khoán hoạt động trì trệ, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống

nhân dân. Tình trạng khiếu kiện, tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, gây

lo lắng, bức xúc trong nhân dân.

Hoạt động của các ngân hàng cũng không nằm ngoài khó khăn, nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng cao (toàn ngành khoảng 8,6%), tăng trưởng tín dụng thấp

(8,91%), biểu hiện tình trạng mất thanh khoản tại một số ngân hàng... Chính phủ triển khai quyết liệt Nghị quyết 11 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát, dam bao an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nước đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp diều hành chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng, nhằm kiểm soát tốc độ

tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng, chuyển dịch cơ cấu tin

dụng và đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống Ngân hàng, đồng thời có các

biện pháp giảm lãi suất, tỉ giá (với 6 lần điều chỉnh lãi suất trần huy động VND từ

14% xuống còn 8%, lãi suất cho vay VND giảm từ trên 20% xuống còn ở mức 14%-15%), qui định mức tăng trưởng tín dụng, thực hiện các chính sách về cho vay bắt động sản, chứng khoán và tiêu dùng...

Để đảm bảo khả năng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện tái cơ

cầu một số ngân hàng yếu kém, hạn chế cấp phép mở rộng mạng lưới của các Ngân hàng... theo đó hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã xuất hiện tình trạng mua bán, sáp nhập giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng để tăng tính thanh khoản, tạo liên quân mạnh hơn như việc hợp nhất 3 Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn; hợp nhất giữa Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội với Ngân hàng TMCP nhà Hà nội thành Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà nội. Mới đây là thông tin hợp nhất giữa Sacombank và Eximbank.

Việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt. Trong khi các Ngân hàng trong nước đang tập trung xử lý nợ xấu thì các Ngân hàng nước ngoài dần dần thâm nhập và mở rộng thị phần tại Việt Nam bởi Việt Nam vẫn là một trong những thị trường chiến lược quan trọng, hấp dẫn.

Hàng loạt các cán bộ cấp cao của một số Ngân hàng lớn vướng vào vòng lao lý ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của các Ngân hàng này nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, tình hình nhân sự tại một số Ngân hàng, tổ chức tín dụng khá rối ren và phức tạp, xuất hiện nhiều sự sa thải, dịch chuyển lớn; đồng thời không ít các nhân sự cao cấp phải từ bỏ “ghế nóng” sau bao năm gắn bó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực cho chi nhánh Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân đội tại Thành phố Đà Nẵng (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)