Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH TẠI UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN (Trang 54 - 93)

Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 48 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Nam. phía Bắc giáp huyện Hòa Vang và thị xã Ngũ Hành Sơn (Thành phố Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp Thành phố Hội An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc. Điện

Bàn có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trong cụm đô thị động lực Chân Mây – Đà Nẵng – Điện Bàn – Hội An – Tam Kỳ - Vạn Tường; là vùng giao thoa của các hoạt động kinh tế, thương mại và du lịch tầm cỡ quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống cảng biển Tiên Sa, sân bay quốc tế Đà Nẵng, hành lang giao thông đường bộ, đường sắt Bắc – Nam. Đô thị Điện Bàn nằm giữa đô thị Đà Nẵng (thành phố trẻ, trung tâm hành chính - thương mại - dịch vụ - công nghiệp) và đô thị Hội An (thành phố cổ mang nhiều giá trị văn hóa - lịch sử - thiên nhiên) nên có nhiều thuận lợi trong giao lưu tiếp cận và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội

Bảng 2.1. Diện tích sử dụng đất trên địa bàn thị xã năm 2017

Đơn vị tính: ha

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 21.632,43 100

1 Đất nông nghiệp 11.730,93 54,23

Đất sản xuất nông nghiệp 11.415,01 52,77

Đất lâm nghiệp có rừng 115,52 0,53

Đất nuôi trồng thủy sản 200,40 0,93

Đất làm muối 0 0

Đất nông nghiệp khác 0 0

2 Đất phi nông nghiệp 8.866,52 40,99

Đất ở 3.894,67 18,00

Đất chuyên dùng 2.718,69 12,57

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 50,17 0,23

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 759,34 3,51

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

1.443,65 6,67

Đất phi nông nghiệp khác 0 0

3 Đất chưa sử dụng 1.034,98 4,78

Đất bằng chưa sử dụng 1.034,98 4,78

Đất đồi núi chưa sử dụng 0 0

Núi đá không có rừng cây 0 0

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2017)

Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích sử dụng đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 40,99 % mặc dù các xã, phường thuộc thị xã sản xuất nông nghiệp vẫn còn. Nguyên nhân là do diện tích đất sản xuất đã bị thu hồi đáng kể để phục vụ cho các dự án triển khai thi công. Như vậy cho thấy kinh tế thị xã đang chuyển hướng tích cực.

Có sông Thu Bồn, Sông Vĩnh Điện chạy bao bọc chảy giữa 11 xã, phường với chiều dài: 20 km, có bờ biển chạy dọc 5 phường ( Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông và Điện Dương), hơn 5km; có đồi núi, các điểm di tích lịch sử, khu du lịch sinh thái……. có thể kết hợp thuỷ thổ trong việc khai thác đầu tư các công trình, dự án dịch vụ, sinh

thái, du lịch như: khu du lịch sinh thái Triêm Tây, đồi Bồ Bồ, các làng nghề truyền thống như nghề đúc đồng Phước Kiều, nghề ươm tơ, dệt lụa Điện Phong, Điện Quang; dệt chiếu, đan mây tre mỹ nghệ, ẩm thực ...

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cần một nguồn nhân lực hành chính quy mô, không những có năng lực mà còn năng động đáp ứng nhu cầu phát triển của thị xã trong tình hình hiện nay.

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới nhưng kinh tế thị xã vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2014-

2017 (giá so sánh 2010)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng giá trị sản xuất 13.165 15.324 17.102 19.106

CN - XD 8.358 9.885 10.632 11.601

NN - TS 1.228 1.342 1.354 1.406

TM - DV 3.579 4.097 5.116 6.099

Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

CN - XD 64.66 65.80 63.70 62.92

NN - TS 10.04 9.67 9.15 8.67

TM - DV 25.30 24.53 27.15 28.41

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn năm 2017) Bảng 2.3. Tốc độ phát triển kinh tế của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: %

Năm 2015/2014 2016/2015 2017/2016

Tổng giá trị sản xuất 116 111 100

CN – XD 118 107 109

NN – TS 109 100 103

TM - DV 114 124 119

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn)

2013 2014 2015 2016

0 10 20 30 40 50 60 70

CN - XD NN - TS TM - DV

Hình 2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 2014-2017

Số liệu bảng 2.2 và bảng 2.3 cho ta thấy năm 2017 có tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt gần 19.106 tỷ đồng, tăng gần 11% so với năm 2016. Trong đó, giá trị ngành công nghiệp – xây dựng đạt giá trị lớn nhất gần 11.601 chiếm 62,92% tổng giá trị sản xuất; ngành nông nghiệp – thủy sản đạt giá trị thấp nhất là 1.406 tỷ đồng, chiếm 8,67% tổng giá trị sản xuất và cuối cùng là ngành thương mại - dịch vụ của thị xã là 6.099 tỷ đồng, chiếm 28,41% tổng giá trị sản xuất.

Bảng 2.3 cho thấy năm 2014-2015 là năm kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 2014-2017, tuy nhiên những năm về sau do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước cũng như thế giới nên giá trị sản xuất của thị xã cũng sụt giảm. Các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là ngành công nghiệp – xây dựng trong năm 2017 đã sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên năm 2017 nhờ có giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ đạt giá trị cao và vẫn duy trì được đà tăng trưởng nên góp phần làm tổng giá trị sản xuất

tăng. Nói chung, kinh tế của thị xã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp.

Cơ cấu ngành nghề, quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm chuyển biến tích cực. Kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò lớn trong phát triển kinh tế của thị xã, kinh tế tư nhân phát triển nhanh về lượng và chất, đến nay có 593 doanh nghiệp, 12.729.000 hộ kinh doanh cá thể, 24 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng gần gấp hai so với năm 2014.

Thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Một số sản phẩm công nghiệp đã từng bước có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Thị xã đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để đẩy mạnh nguồn thu, thực hiện tốt tiết kiệm chi, kiểm soát và bố trí vốn đầu tư hợp lý nhằm bảo đảm cân đối ngân sách. Thu ngân sách tăng bình thị xã 14,43%/năm. Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như miễn, giảm, giãn thuế và các chính sách khác để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động [9]

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng hạ tầng đô thị cũng được tăng cường lãnh đạo và triển khai có hiệu quả. Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn thị xã triển khai thêm 33 dự án quy hoạch xây dựng khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật đô thị với diện tích 1.345 ha, tổng vốn đầu tư xã hội trên 2.000 tỷ đồng. Các dự án lớn như: khu Đô thị Thiên Ân, Bách đạt, khu đô thị hổn hợp Nam Hương, khu du lịch Diệp Phúc Lợi ( Nam sông Cổ Cò), khu thu phố chợ Điện Nam Trung, Điện Thắng Trung, khu đô thị Viêm Minh – Hà Dừa, Vạn Phúc City, khu thu dân cư thu nhập thấp… đã đưa vào sử dụng, bộ mặt đô thị thị xã thay đổi nhanh. Công tác xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị được đẩy mạnh với tổng vốn đầu tư gân 20 tỷ đồng.

Trước đây trên địa bàn thị xã chỉ có một vài tuyến đường có tên và phần lớn các kiệt, hẻm là đường đất, đá thì nay với hơn 150 tuyến đường được đặt tên và gắn biển số nhà; trên 90% kiệt, hẻm, đường làng, thôn xóm được bê

tông hóa. Nhiều công trình lớn đã tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội của thị xã, góp phần mở rộng không gian đô thị, làm thay đổi diện mạo từ đơn vị hành chính cấp xã, phường trực thuộc thị xã nay phát triển dần thành đô thị cấp phường thuộc thị xã đang trên đà phát triển. Kết quả này đã chứng minh chủ trương thành lập thị xã là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với ý Đảng, lòng dân [9].

k. Điều kiện về xã hội

Dân số năm 2017 là 208.178 người trong năm, với mật độ dân số là 962 người/km2 . Tỷ lệ lao động chiếm phần lớn tổng dân số, đây cũng là khó khăn, thách thức bởi yêu cầu đặt ra cần phải giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động.

Bảng 2.4. Dân số và lao động của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2014-2017

Chỉ tiêu Dân số (người) Mật độ dân số

(người/km2)

Lao động (người)

Tỷ lệ lao động/ Tổng số

(%)

2014 203,956 942 124,605 61,2

2015 205,701 950 126,450 61,5

2016 207,563 958 128,283 62,0

2017 208,173 960 129,841 62,4

(Nguồn: Tính toán của tác giả qua Niên giám thống kê thị xã Điện Bàn) Giáo dục-Đào tạo không ngừng phát triển về qui mô, mạng lưới trường lớp và chất lượng giáo dục toàn diện. Trên địa bàn thị xã có 5 trường phổ thông trung học, 18 trường trung học cơ sở; 32 trường tiểu học; 21 trường mẫu giáo công lập. Các cơ sở trường học được đầu tư xây dựng khá khang trang, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng, có 68/76 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm, 100% trẻ đến tuổi vào mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp một, gần 100% học sinh lớp 9 vào lớp 10 (trong đó

90% vào trường công lập), gần 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ

thông. Hầu hết giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp, phương pháp dạy học có nhiều đổi mới. Hoàn thành và nâng cao phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi.

Xã hội hoá giáo dục, đào tạo được chú trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong phong trào xây dựng xã hội học tập. Công tác khuyến học, khuyến tài duy trì thường xuyên và có hiệu quả [9].

Lĩnh vực văn hoá-thông tin, thể dục-thể thao chuyển biến tích cực. Phát

triển văn hóa và xây dựng con người mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Trung ương 9 (khóa XI) từng bước được nâng lên.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, văn minh đô thị”

phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu; hằng năm, có gần 90% gia đình đạt

“Gia đình văn hoá”, trên 80% “ Thôn, Tổ dân phố văn hoá”, 95% số cơ

quan, đơn vị văn hóa, có 7/7 phường đạt “Phường văn minh đô thị”. Các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, xây mới 13 nhà sinh hoạt thôn, khu thể thao và Trung tâm văn hoá-thể thao xã; hệ thống thư viện, tủ sách pháp luật cơ sở ngày càng phong phú. Hoạt động thông tin, tuyên truyền không ngừng được đổi mới, phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, an ninh trật tự, an toàn giao thông. Hệ thống truyền thanh từ thị xã đến xã, phường được đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng chương trình, phục vụ tốt cho các hoạt động của địa phương. Công tác cấp phát báo, tài liệu đến cấp uỷ chi bộ khu dân cư, trưởng ban công tác mặt trận, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn kịp thời. Công tác bảo tồn và phát huy di tích văn hoá-lịch sử, nhà truyền thống, nhà tưởng niệm, phục dựng các giá trị văn hoá phi vật thể được chú trọng như: Nhà thợ tộc Hồ, Đình Diệm Sơn, Cấm lớn, Đồi Bồ Bồ, Miếu Giàn, tượng đài Thủy Bồ, mộ Nguyễn Thành Ý, Tháp Bằng An, Đình Làng Viêm Tây, nhà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ, nhà cơ Nguyễn Nho Phán, mộ cụ Phám Phú Thứ…. Công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể thao được

quan tâm. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được duy trì và có bước phát triển. Hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật, điều kiện hưởng thụ về vật chất và tinh thần từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Lao động, giải quyết việc làm được chú trọng. Đã có đề án và triển khai

nhiều giải pháp đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng giải tỏa, ổn định đời sống. Lĩnh vực giảm nghèo được tăng cường lãnh đạo nhằm hỗ trợ phương tiện, sinh kế, giới thiệu việc làm, vốn vay ưu đãi, xây mới và sửa chữa nhà ở; hoàn thành sớm mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo, hoàn thành việc hỗ trợ sửa chữa nhà cho gia đình chính sách. Chính sách trợ cấp hỗ trợ nhà ở, y tế, giáo dục, tư vấn và trợ giúp pháp lý cho đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm. Trong 5 năm (2014-2017), đã giảm 2.737 hộ nghèo, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 6.010 lao động ; hỗ trợ sửa chữa, xây dựng 99 nhà đại đoàn kết, 134 nhà hộ nghèo, 1.827 nhà gia đình chính sách. Tổng kinh phí hỗ trợ cho an sinh xã hội trên 93 tỷ đồng.

Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cải thiện. Đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm Y tế thị xã và trạm y

tế 20 xã, phường, chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến thị xã, quan tâm củng cố tuyến phường, hầu hết trạm y tế phường có bác sĩ công tác thường xuyên. Chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế dự phòng, chủ động khống chế và ngăn chặn kịp thời, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đạt kết quả, hầu hết trẻ em trong độ tuổi được tiêm các loại vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 4,94%. Các xã, phường tham gia đầy đủ chương trình kiểm soát, điều trị bệnh nhân lao; trên 80% dân số có thẻ bảo hiểm y tế, 20/20 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020. Công tác

truyền thông giáo dục sức khoẻ, sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tiếp tục được quan tâm thực hiện. Xã hội hoá trên lĩnh vực y tế được đẩy mạnh.

Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ

vững. Thị xã đã phối hợp với các ngành của tỉnh tập trung xử lý những vấn đề phức tạp về trật tự xã hội trên địa bàn, nhất là các vùng giáp ranh, bến xe trung tâm. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, thị xã đã phối hợp tốt với các ngành của tỉnh xử lý nhanh, dứt điểm, đúng pháp luật đối với một số phần tử quá khích lợi dụng tôn giáo cố tình cản trở chủ trương xây dựng nâng cấp dự án tuyến đường 607 và các dự án khác, tạo được sự đồng tình cao đối với dư luận xã hội, góp phần thúc đẩy dự án triển khai.

Tuy nhiên, kinh tế của thị xã tăng trưởng nhưng chưa thật bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhìn chung còn nhỏ, công nghiệp chưa mạnh, dịch vụ chưa đa dạng, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, sức cạnh tranh còn hạn chế. Do đó, cần phải có nguồn nhân lực tương xứng để phát triển.

Với mục tiêu hướng đến trở thành một thị xã phát triển năng động của tỉnh, tình hình xã hội ổn định, công tác an sinh xã hội được đẩy mạnh, văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin - truyền thông phát triển ...là những điều kiện để thu hút nguồn nhân lực.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

2.2.1. Thực trạng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hành chính của thị xã Điện Bàn trong thời gian qua

a. Về cơ cấu trình độ chuyên môn

Với nhận thức về tầm quan trọng của cán bộ, là “cái gốc của mọi công

việc”, từ nhiều năm qua cấp ủy đảng và chính quyền ở các địa phương đã

quan tâm tới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhất là đào tạo chuẩn

hoá về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đã được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ cấp trên về làm bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn để thay thế số cán bộ hạn chế về trình độ, năng lực hoặc đưa cán bộ chủ chốt đi luân chuyển để có thêm thực tiễn công tác, đủ điều kiện cho công tác bổ nhiệm, đề bạt đã được các địa phương tích cực quan tâm. Để thực hiện trẻ hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, nhiều địa phương có chính sách thu hút trí thức trẻ, tuyển dụng những sinh viên đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học về công tác ở UBND thị xã Điện Bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ ràng; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới và chưa đồng bộ, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.

Một số nơi sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu, nhất là năng lực vận dụng các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương. Hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền một số nơi chưa cao;

trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã, nhất là các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở một số địa phương chưa thực sự được quan tâm; nội dung, chương trình đào tạo chưa phù hợp với công việc ở cơ sở, còn chạy theo bằng cấp. Hoạt động của các đoàn thể chính trị ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thiết thực; còn biểu hiện hành chính hóa

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH TẠI UBND THỊ XÃ ĐIỆN BÀN (Trang 54 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w