Tổng quan lịch sử nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1 các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1…

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Giáo dục theo định hướng PTNL là xu hướng phổ biến của các nền giáo dục

tiên tiến trên thế giới. Trong đó, NL GQVĐ TH chính là một trong những NL quan trọng cần hình thành và phát triển cho HS. Từ rất lâu, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu phát triển NL GQVĐ TH cho HS nhằm giúp cho người học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh nguồn tri thức.

Với sự ra đời của lý thuyết vùng phát triển Vygotsky (1886 – 1938) và các lý thuyết học tập để tạo nên cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về PPDH PTNL GQVĐ,

các lý thuyết được quan tâm và vận dụng nhiều trong dạy học như: Thuyết hành vi - Học là sự thay đổi hành vi (Skinner, Watson, Thorndike), Thuyết nhận thức – Học là GQVĐ (Jeans Piaget và một số nhà khoa học khác); Thuyết kiến tạo - Học là tự kiến tạo tri thức (John Dewey, Jean Piaget, Watzlawich). Từ các lý thuyết học tập, các chiến lược học tập, quan điểm dạy học ra đời tạo nên cơ sở lý luận cho các PPDH tích cực được hoàn thiện. Trong đó, có PPDH GQVĐ được vận dụng để PTNL GQVĐ TH trong dạy học môn Toán.

John Dewey (1859-1952), nhà sư phạm nổi tiếng người Mỹ, ông trình bày quan điểm về dạy học nhằm PTNL GQVĐ trong cuốn: "Chúng ta suy nghĩ như thế nào".

[13] Trong tác phẩm trên, J.Dewey đã đề ra quy trình suy nghĩ vận động của HS để đi đến làm sáng tỏ vấn đề nhận thức.

A.M Machiushin, trong cuốn “Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học” đã nghiên cứu sâu vấn đề cốt lõi của dạy học PTNL GQVĐ cho HS, đó là các tình huống có vấn đề. Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống khái niệm cơ bản liên quan đến tình huống có vấn đề và đưa ra một số quy tắc chung của việc xây

8

dựng các tình huống có vấn đề trong dạy học, đó chính là những cơ sở lý thuyết cho dạy học PTNL GQVĐ.[14]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của những tác giả trên thế giới cho thấy rằng việc PTNL GQVĐ được quan tâm từ rất sớm, trải qua nhiều thử thách, thực nghiệm trong suốt thế kỷ XX và trở thành yếu tố chủ đạo trong cải cách giáo dục của các nước. Môn Toán ở trường phổ thông có nhiều cơ hội để hình thành và phát triển NL GQVĐ cho HS được hiểu là NL GQVĐ TH. Đây là môn học có tính liên ngành, nhiều nội dung gắn với thực tiễn của cuộc sống. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu vào nghiên cứu NL GQVĐ TH như A.N. Cônmôgôrôp [6, tr.128 -129] xem xét GQVĐ toán học từ NL học toán, dựa trên cơ sở ba thành tố có liên quan đến khả năng biến đổi biểu thức chữ, tưởng tượng và suy luận logic. Còn V.A. Krutetxki (1973, trang 168) nhìn nhận quá trình GQVĐ toán học dưới góc độ thu nhận và xử lý thông tin để phân chia năng lực toán học thành bốn thành tố.

Hiện nay, mục tiêu trong Chương trình giáo dục phổ thông các nước tiên tiến trên thế giới thường hướng tới phát triển các NL, trong đó NL GQVĐ TH luôn được chú trọng. Chương trình môn Toán của Australia nhằm mục đích đảm bảo cho HS phát triển sự hiểu biết các khái niệm toán học và sự thành thạo các quy trình GQVĐ về số học và đại số, đo lường và hình học, thống kê và xác xuất. Giáo dục Toán học New Zealand nhằm mục đích giúp HS phát triển một loạt các phương pháp tiếp cận để GQVĐ liên quan đến toán học. Bang Alberta Canada, mục tiêu chính của giáo dục toán học là chuẩn bị cho HS sử dụng toán học một cách tự tin để giải quyết các vấn đề. Chương trình quốc gia môn Toán của Vương quốc Anh nhằm đảm bảo cho tất cả HS có thể giải quyết các vấn đề bằng cách áp dụng toán học vào cuộc sống hàng ngày.

[9, tr.30 – 32].

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt nam, công cuộc đổi mới nền kinh tế – xã hội của đất nước đã đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục, đòi hỏi phải đổi mới giáo dục. Một trong những phương hướng đổi mới đó là đổi mới PPDH. Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, tại Việt Nam, đã có nhiều bài báo khoa học, công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về PTNL GQVĐ TH với mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.

9

Việc PTNL GQVĐ TH được các tác giả nghiên cứu ở hầu hết các cấp học. Ví dụ như Trần Bá Hoành, ông đã vận dụng dạy học GQVĐ vào dạy học Toán ở trường trung học cơ sở qua đề tài nghiên cứu Dạy học _ Đặt và giải quyết vấn đề [18] để

PTNL GQVĐ TH cho học sinh. Kết quả mang đến những kiến thức lý luận cơ bản ban đầu một cách hệ thống và nhấn mạnh ý nghĩa thực tiễn. Bên cạnh đó, nhiều luận án, luận văn của các trường đại học cũng đã đề cập đến PTNL GQVĐ TH như: luận án tiến sĩ của Hà Xuân Thành về dạy học toán ở trường trung học phổ thông theo hướng PTNL GQVĐ thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng các tình huống thực tiễn [20]; luận án phó tiến sĩ của Lê Thống Nhất về rèn luyện năng lực giải toán cho học sinh phổ thông trung học thông qua việc phân tích và sửa chữa các sai lầm của học sinh khi giải toán; [4] luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Duyên nghiên cứu về PTNL GQVĐ cho HS lớp cuối cấp tiểu học trong dạy học giải toán; [21] nghiên cứu của tác giả Phan Thị tình về một số biện pháp PTNL GQVĐ cho HS Trung học phổ thông trong dạy học chủ đề “Tổ hợp và xác suất” (Đại số và giải tích 11). Phan Thị Tình cho rằng GV cần cung cấp những kiến thức về mối liên hệ giữa toán học và các lĩnh vực khoa học khác nhau của cuộc sống, giúp HS PTNL GQVĐ TH.[42]

Đối cấp Tiểu học, nhiều tác giả trong nước không trực tiếp bàn về dạy học hiệu quả mà tiếp tục đi sâu nghiên cứu về phương pháp nhằm PTNL GQVĐ TH cho HS.

Cụ thể, Lê Ngọc Sơn (2008) nghiên cứu dạy học toán ở tiểu học bằng phương pháp GQVĐ đã cho rằng mục tiêu giảng dạy môn Toán ở tiểu học không chỉ là giúp HS kiến tạo kiến thức, hình thành kĩ năng mà quan trọng hơn HS học cách GQVĐ, học cách học. [22] Phạm Thị Thanh Tú (2013) đã đề xuất ba biện pháp sư phạm để rèn luyện cho HS lớp 3,4,5 theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức.

[23] Chu Thị Lan giúp xây dựng tình huống gợi vấn đề trong dạy học môn Toán ở lớp 4 nhằm giúp GV tiểu học có thêm tài liệu tham khảo để xử lý và rút ra bài học từ đó phát triển và nâng cao kĩ năng dạy học môn Toán cho mình. [24]

Trong quyển Hướng dẫn dạy học môn Toán tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, [9] Đỗ Đức Thái và các cộng sự đã định hướng một số PPDH nhằm PTNL GQVĐ TH cho học sinh tiểu học. Trần Thị Hiền Lương và các cộng sự đã nghiên cứu chương trình các môn học và xây dựng một số kế hoạch bài học minh

10

họa cho dạy học lớp 1 theo hướng PTNL HS trong đó có NL GQVĐ TH trong tài liệu

“Dạy học lớp 1 theo hướng PTNL HS”. [30]

Từ những phân tích trên cho thấy rằng NL GQVĐ TH là NL cốt lõi đã và đang là vấn đề được quan tâm của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. NL GQVĐ TH trong các dẫn chứng trên chủ yếu được nghiên cứu về mặt cấu trúc, đặc điểm.

Việc PTNL GQVĐ TH được trải đều ở các cấp học tuy nhiên chưa nhiều ở bậc tiểu học đặc biệt là ở lớp 1 đối với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1 các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)