CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1…
1.6. Một số lý luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1
1.6.2. Nội dung dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 1
Chương trình môn Toán lớp 1 gồm 5 chương (3 chương đầu được viết theo chủ đề, 2 chương còn lại được viết dưới dạng tích hợp hai mạch kiến thức Số và phép tính, Hình học và đo lường. Cụ thể: 1) Làm quen với một số hình; 2) Các số đến 10;
3) Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10; 4) Các số đến 20; Các số đến 100.
Quan điểm đổi mới dạy học theo hướng PTNL HS được nhấn mạnh và được cụ thể hóa qua các thành phần của chương trình môn Toán, đặc biệt thể hiện rõ nét qua nội dung dạy học. Theo Trần Nam Dũng và các cộng sự, “GQVĐ không được coi là một mạch kiến thức riêng (như mạch giải toán có lời văn ở các chương trình trước).
GQVĐ là một bộ phận trong cả hai mạch kiến thức (số và phép tính, hình học và đo lường) không nên được dạy như một phần tách biệt”. [34, tr. 16]
Như vậy, PTNL GQVĐ TH trong nội dung chương trình môn Toán lớp 1 không gom lại trong 1 mạch kiến thức nhất định mà dàn trải ở tất cả các mạch kiến thức, xuyên suốt ở tất cả các chủ đề. GV thực hiện tốt nội dung giảng dạy này không chỉ giúp HS PTNL GQVĐ TH mà còn góp phần phát triển các NL khác và là nền tảng để HS tiếp thu tốt các kiến thức của những môn học khác.
22
Mạch kiến thức Số, Đại số là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để GQVĐ của toán học và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan; tạo cho HS khả năng suy luận suy diễn, góp phần phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và hình thành khả năng sử dụng các thuật toán. Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việc xây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực.
Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng của giáo dục toán học, rất cần thiết cho HS trong việc tiếp thu các kiến thức về không gian và phát triển các kĩ năng thực tế thiết yếu. Hình học và Đo lường hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh; cung cấp cho HS kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản về Hình học, Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng) và tạo cho HS khả năng suy luận, kĩ năng thực hiện các chứng minh toán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian và tính trực giác. Đồng thời, Hình học còn góp phần giáo dục thẩm mĩ và nâng cao văn hoá toán học cho HS. Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học môn Toán.
Bảng 1.2: Nội dung chương trình Toán lớp 1 theo CT GDPT 2018 [3, tr.21-23]
Nội dung Yêu cầu cần đạt
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
Số tự nhiên
Số tự nhiên
Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10;
trong phạm vi 20; trong phạm vi 100.
- Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục.
So sánh các số trong phạm vi 100
Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số).
23
Các phép tính với số tự nhiên
Phép cộng, phép trừ
- Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
Tính nhẩm
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10.
- Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.
Thực hành giải quyết
vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn.
- Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ)
phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG Hình học trực quan
Hình phẳng và
hình khối Quan sát,
nhận biết hình dạng của một số hình phẳng
và hình khối đơn giản
- Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: trên - dưới, phải - trái, trước - sau, ở giữa.
- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
- Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn
Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.
24
với một số hình phẳng và hình khối đơn giản
Đo lường Đo lường
Biểu tượng
về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
- Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti- mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm.
- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.
- Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.
Thực hành đo đại lượng
- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,...).
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.
- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.
- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.
Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng
hạn:
25
- Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính trong một số tình huống thực tiễn hằng ngày (ví dụ: đếm số bàn học và số cửa sổ trong lớp học,...).
- Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ: xác định được một vật ở trên hoặc dưới mặt bàn, một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác,...).
- Thực hành đo và ước lượng độ dài một số đồ vật trong thực tế gắn với đơn vị đo
cm; thực hành đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem lịch loại lịch tờ hằng ngày.
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: các trò chơi học
toán,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản.
Nội dung của GQVĐ được nêu trong Sách giáo viên toán lớp 1 [34, tr.17]
bao gồm:
(1) GQVĐ liên quan đến số, ý nghĩa thực tế của phép tính. Các vấn đề có thể được trình bày dưới dạng: Hình ảnh và ngôn ngữ (Bài toán có lời văn).
(2) GQVĐ thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch.
(3) Các bài toán về quy luật.
Trong các nội dung trên, giải toán có lời văn là nội dung trọng tâm. Các thuật ngữ “bài toán có lời văn”, “giải toán có lời văn” chưa chính thức giới thiệu ở lớp 1.
Tuy nhiên, các ý tưởng về bài toán có lời văn, các thao tác để giải toán có lời văn được chuẩn bị công phu ngay từ đầu năm học.
Trong quyển Dạy học lớp 1 theo hướng phát triển năng lực học sinh, Trần Thị Hiền Lương cùng các tác giả cũng nhấn mạnh: “Đặc biệt trong Chương trình môn Toán lớp 1 mới có phần Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Trong phần này, đã gợi ý nội dung tiến hành các hoạt động nhằm giúp HS vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được tích lũy từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo;...tạo dựng một số NL cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm trong đó có NL GQVĐ”.
[30, tr. 67]
Nội dung dạy học PT NL GQVĐ TH trong môn Toán lớp 1 còn gắn với các tình huống thực mà GV phải tổ chức cho HS được trải nghiệm. Chẳng hạn, khi học về
26
đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét; có thể cho HS xác định gang tay của mình dài bao nhiêu xăng-ti-mét, rồi so sánh với bạn. [30, tr.68]
Cũng trong quyển sách trên, nhóm tác giả cho rằng “Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có; được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận GQVĐ, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kỹ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực trung và năng lực toán học.” [30, tr.68]
Ví dụ ở dạng bài cho HS xem tranh, viết phép tính thích hợp vào ô trống hoặc xem tranh, ghi số vào chỗ chấm rồi viết phép tính thích hợp, HS nhận biết được dạng toán, quan sát tranh để nhận biết được tình huống và lựa chọn được phép tính thích hợp để ghi vào ô trống. HS kiểm tra lại kết quả bài toán. Thông qua quá trình thực hiện bài toán, HS có cơ hội PT NL GQVĐ TH.
Tóm lại nội dung dạy học PT NL GQVĐ TH thông qua môn Toán cho HS lớp 1 được đưa vào xuyên suốt nội dung chương trình môn Toán, thể hiện ở tất cả các mạch kiến thức nhưng giải toán có lời văn là nội dung trọng tâm. Trong dạy học toán, để giúp học sinh phát hiện và GQVĐ, GV cần dẫn dắt các em huy động các kiến thức cũ, quy từ lạ về quen, giúp các liên tưởng và tìm ra cách giải. Qua đó, NL GQVĐ TH của các em được phát triển.