CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1…
1.7. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 1
Trong dạy học môn Toán, việc nghiên cứu quy trình, phương pháp dạy học các kiểu bài học, những tình huống dạy học có tính điển hình, rất có ý nghĩa bởi lẽ kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng không chỉ một lần mà trong một loạt những tình huống như nhau. Tuy nhiên, mỗi tác giả có thể đề xuất quy trình dạy học cụ thể cho mỗi kiểu bài học, mỗi tình huống điển hình với những sắc thái biểu đạt riêng.
Có nhiều cách chia bước, chia giai đoạn để giải quyết vấn đề. [27, tr.105]
- John Dewey đề nghị 5 bước để giải quyết vấn đề: Tìm hiểu vấn đề; Xác định vấn đề; Đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề; Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm trước đây; Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất.
- Kudriasev chia 4 giai đoạn: Sự xuất hiện của chính vấn đề và những kích thích đầu tiên thúc đẩy chủ thể GQVĐ; Chủ thể nhận thức sâu sắc và chấp nhận vấn đề cần giải quyết; Quá trình tìm kiếm lời giải cho vấn đề đã được “chấp nhận“ giải quyết, lý giải, chứng minh, kiểm tra; Tìm được kết quả cuối cùng và đánh giá toàn diện các kết quả tìm được.
- Về cơ bản, quy trình tổ chức DH GQVĐ là phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh như hình dưới đây: [27, tr.106]
37
Hoạt động của GV: Đưa ra tình huống có vấn đề; Giúp đỡ các em HS trong quá
trình học tập: giúp các em phân tích vấn đề và các giả thuyết đã đưa ra; gợi ý phương pháp để giải quyết vấn đề; Giúp đỡ các em định hướng giải quyết vấn đề: kiểm tra lại
giả thuyết đưa ra; đánh giá cách giải quyết vấn đề và vận dụng cách giải quyết vấn đề.
Hoạt động của HS: Đầu tiên là nhận biết vấn đề, vấn đề nằm ở chỗ nào, phân
tích vấn đề và các giả thuyết có liên quan; Tập trung GQVĐ: kiểm ra lại các giả thuyết, sau đó chọn lọc, tìm ra PP GQVĐ; Đo lường, đánh giá các PP GQVĐ đã đưa ra; vận dụng cách GQVĐ vào thực tiễn.
Có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này, có tác giả trình bày tiến trình theo 3, 4 bước hoặc 5 bước và có tác giả chia dạy học giải quyết vấn đề thành 4 giai đoạn.
Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước
BƯỚC 1: Tri giác về vấn đề
- Tạo tình huống gợi vấn đề.
- Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống.
- Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó.
BƯỚC 2: Giải quyết vấn đề
- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm.
Hình 1.3: Quy trình cơ bản tổ chức dạy học giải quyết vấn đề [27, tr.106]
38
- Đề xuất thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác bỏ và chuyển hướng khi cần thiết.
- Trình bày cách giải quyết vấn đề.
BƯỚC 3: Vận dụng kết quả giải quyết vấn đề
- Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải.
Kiểm tra tính hợp lý và tối ưu của lời giải.
Tìm hiểu những khả năng ứng dụng của kết quả.
Đề xuất những cái mơi có liên quan…có thể lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể.
Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước.
Bước 1: Đưa ra vấn đề
Đưa ra các nhiệm vụ và tình huống.
Bước 2: Nghiên cứu về vấn đề
Thu thập hiểu biết của HS Nghiên cứu tài liệu.
Bước 3: giải quyết vấn đề
Đưa ra lời giải.
Đánh giá chọn phương án tối ưu.
Bước 4: vận dụng
- Vận dụng kết quả để giải quyết bài tình huống, vấn đề tương tự.
Khung PISA 2003 [45] đưa ra quy trình GQVĐ gồm 6 bước như sau: Tìm hiểu vấn đề, xác định vấn đề, lựa chọn giải pháp, GQVĐ, trình bày giải pháp, trình bày kết quả GQVĐ.
George Polya (1887 – 1985) đưa ra bốn bước của quy trình GQVĐ: [34, tr.19]
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề: Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi.
Bước 2: Lập kế hoạch: Nêu được cách thức GQVĐ.
Bước 3: Tiến hành kế hoạch: Thực hiện và trình bày được cách thức GQVĐ ở mức độ đơn giản.
Bước 4: Kiểm tra lại: Xác tín xem câu trả lời ở bước 3 có thực sự GQVĐ như được hiểu ở bước 1.
39
Tóm lại các nhà nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình dạy học GQVĐ. Việc tổ chức hoạt động dạy học giải quyết tình huống có vấn đề sẽ giúp đạt được mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học. Từ đó phát triển các NL người học trong đó có NL GQVĐ như vậy thông qua việc giải quyết tình huống, người học sẽ thực hiện được mục tiêu “kép” trong học tập: vừa hứng thú, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức bài học, vừa hình thành và phát triển được NL của bản thân, trong đó có NL GQVĐ.
Từ việc nghiên cứu về cấu trúc của NL GQVĐ TH và các dạng bài trong chương trình môn Toán lớp 1, đề tài xin sử dụng quy trình 4 bước của George Polya [34, tr.19] để áp dụng vào dạy học môn Toán nhằm PTNL GQVĐ TH, cụ thể như sau:
Hình 1.4: Quy trình tổ chức hoạt động dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 1 theo Georger Polya [34, tr.19]
Theo Trần Nam Dũng - Khúc Thành Chính cùng các cộng sự, giá trị của dạy học thông qua GQVĐ là thay đổi quan điểm và triết lý: trước đây, GV làm trung tâm thì nay
Tiến hành kế hoạch
(Thực hiện và trình bày được cách thức GQVĐ ở mức độ đơn giản)
Kiểm tra lại
(Xác tín xem câu trả lời ở bước 3 có
thực sự GQVĐ như được hiểu ở
bước 1)
Lập kế hoạch
(Nêu được cách thức GQVĐ)
Tìm hiểu vấn đề
(Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi)
CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH NL CỦA HS ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
NL nhận biết, phát hiện vấn đề cần giải
quyết bằng toán học
NL lựa chọn, đề xuất được cách thức, giải
pháp GQVĐ
NL sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích (bao gồm các công cụ
và thuật toán) để giải quyết vấn đề đặt ra
NL đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hóa được cho vấn đề tương tự
40
HS làm trung tâm. Tập trung sự chú ý của HS vào các kết nối, đào sâu được sự hiểu biết.
Phát triển niềm tin của HS vào khả năng làm toán của bản thân. Giúp HS tiếp cận toán học tốt hơn thông qua việc cung cấp một bối cảnh có nền tảng là những kinh nghiệm quen thuộc đối với HS. Tạo được sự đa dạng cùng lợi ích của nó: mỗi HS có thể hiểu vấn đề theo cách tiếp cận của riêng mình, có thể mở rộng và phát triển sự hiểu biết khi nghe và rút kinh nghiệm từ những HS khác. GV đánh giá thường xuyên: GV định hướng việc dạy
học, giúp HS thành công, cập nhật thông tin cho phụ huynh. Cho phép mở rộng, nâng cao đáp ứng nhu cầu các trình độ HS khác nhau. Kỷ luật lớp tốt hơn, đa số HS muốn được thử thách và được GQVĐ theo cách của các em. PTNL toán học: khi GQVĐ, HS phải dùng cả 5 năng lực. Tạo hứng khởi cho cả HS và GV. [34, tr. 20]
PPDH GQVĐ không phải là phương pháo mới, cũng đã được một số GV thực hiện trong quá trình triển khai chương trình hiện hành. Tuy nhiên, trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình tiếp cận NL, dạy học GQVĐ không chỉ là phương pháp mà trở thành mục đích của dạy học, là một trong những yêu cầu được trình bày xuyên suốt trong các mặt nội dung môn học nhằm PTNL GQVĐ TH cho HS. Ở chương trình Toán lớp 1, dạy học PTNL GQVĐ TH được thực hiện từng bước một cách phù hợp với nội dung kiến thức được học của môn học nhằm giải quyết những vấn đề toán học được đặt ra trong thực tiễn cuộc sống.
Trong quy trình dạy học PTNL GQVĐ TH, hoạt động của GV là tạo ra các tình huống có vấn đề, tổ chức cho HS tìm cách GQVĐ, tổ chức cho HS trình bày kết quả GQVĐ, tổ chức cho HS đánh giá kết quả GQVĐ. Từ những cách thức tổ chức dạy học của GV, HS
nhận thức được vấn đề, GQVĐ, trình bày kết quả GQVĐ, đánh giá kết quả GQVĐ. Hoạt động của GV và HS luôn tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau trong suốt quá trình diễn ra hoạt động dạy học. Nhờ vậy, NL GQVĐ TH của HS được phát triển.
41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, ở chương 1, người nghiên cứu đã tìm hiểu và xây dựng các khái niệm cho đề tài của mình dựa trên kế thừa lý luận của các nghiên cứu về PTNL GQVĐ TH thông qua dạy học môn Toán cho HS lớp 1. Cụ thể như sau:
NL GQVĐ TH là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kỹ năng (thao tác tư duy và hành động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của bài toán.
NL GQVĐ TH của HS lớp 1 bao gồm 4 thành phần và 4 biểu hiện.
PTNL GQVĐ TH thông qua dạy học môn Toán cho HS lớp 1 là quá trình sư phạm trong đó GV tổ chức các hoạt động dạy học môn Toán lớp 1, tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức toán học, kỹ năng đã học, tham gia tích cực vào GQVĐ, làm cho khả năng phát hiện vấn đề, vận dụng kiến thức toán học vào GQVĐ trong cuộc sống ngày càng thành
thạo, nhanh hơn, chính xác hơn.
Nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1 bao gồm các nội dung sau đây:
1. Mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1
2. Nội dung dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 1
3. Phương pháp dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 1
4. Hình thức tổ chức dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học cho học sinh lớp 1 5. Đánh giá mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1
Dựa vào các nội dung trên, người nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ công cụ để xác định thực trạng PTNL GQVĐ TH thông qua dạy học môn Toán cho HS lớp 1 các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
42