Hình thức tổ chức dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 1

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1 các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1…

1.6. Một số lý luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1

1.6.4. Hình thức tổ chức dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 1

Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, hình thức tổ chức học là một phạm trù của phương pháp dạy học. Nó có mục đích sư phạm là nhằm vào các mục tiêu giáo dục cộng đồng như giáo dục năng lực hợp tác, tinh thần tương trợ và tinh thần hợp tác học tập lao động.

33

Như vậy, có thể thấy để đạt được mục tiêu dạy học PTNL GQVĐ TH thông qua môn Toán cho HS lớp 1 thì việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học

ngoài lớp,... mỗi hình thức có chức năng riêng nhưng cần liên kết chặt chẽ với nhau hướng đến mục tiêu phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, tránh rập khuôn, máy móc. Kết hợp các hoạt động dạy trong lớp học với các hoạt động thực hành trải

nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. [7, tr.30]

Trong đề tài này, người nghiên cứu dựa vào các hình thức tổ chức dạy học của

tác giả Nguyễn Văn Tuấn biên soạn trong giáo trình Lý luận và phương pháp dạy học để đề xuất các hình thức tổ chức dạy học PTNL GQVĐ TH thông qua môn Toán cho HS lớp 1.

1.6.4.1. Dạy học cá nhân – chuyên biệt hóa [27, tr.119]

Dạy học cá nhân là một hình thức của hình thức tổ chức cộng đồng học tập mà trong đó sự cá thể hóa được đề cao. Học sinh có thể tự tổ chức học tập độc lập theo tốc độ phù hợp với khả năng của mình. Trong thực tế giáo viên thường sử dụng khoảng 10 – 15 phút ngay trong hình thức dạy học toàn lớp như tự củng cố bài học,

giải bài toán áp dụng,... Hình thức tổ chức học này không phải là hình thức tự học mà là dưới sự hướng dẫn trực tiếp và theo kế hoạch định trước của giáo viên. Mục đích sư phạm của nó là:

Cá biệt hóa về khả năng học tập: Học sinh tự tổ chức quá trình học của mình Cá biệt hóa về tốc độ học: HS tư xác định tốc độ học phù hợp với đặc điểm của mình.

Dạy học cá nhân có thể được tổ chức khi: 1) Chuẩn bị bài học mới: Học sinh được nhận nhiệm vụ tự học nào đó về bài học mới. 2) Tiếp tục phát triển: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để tự tìm ra những kiến thức mới. 3) Vận dụng và củng cố: Khi học sinh đã có kiến thức.

1.6.4.2. Dạy học theo nhóm [27, tr.121]

Lớp học được chia thành các nhóm mà thành viên nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập một cách độc lập. Số lượng HS hợp lý trong mỗi nhóm (Trên thực tế việc phân chia các nhóm này rất đa dạng: chia ngẫu nhiên, lập nhóm theo năng lực,

34

sở thích, hứng thú...) có thể dao động từ 3-8 HS. Các nhóm có thể được duy trì trong một hoặc nhiều môn học khác nhau, trong suốt quá trình hoặc một số giờ lên lớp...

Nội dung, nhiệm vụ học tập được chia thành các vấn đề giao cho các nhóm thực hiện.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu và nội dung môn học, các nhóm có thể nhận cùng hoặc các nhiệm vụ khác nhau và làm việc dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giảng viên. Các kết quả làm việc nhóm được trình bày công khai, chia sẻ với các nhóm khác trong lớp.

Trong giờ làm việc nhóm giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn, hỗ trợ, điều khiển, giám sát và quản lý.

Học theo nhóm HS có điều kiện trao đổi ý kiến của mình về nội dung và cùng với các HS khác trong nhóm tìm ra một lời giải chung. Qui trình tổ chức dạy học nhóm được tiến hành theo các bước như sau: 1) Giao bài tập, thành lập nhóm; 2) Các nhóm làm việc; 3)Trình bày kết quả.

Dạy học nhóm, vai trò trung tâm của GV được giảm đi. Mỗi một HS có thể hoạt động học tập theo khả năng của mình một cách độc lập và có thể trao đổi ý kiến, lập luận của mình trước nhóm. Thông qua đó mà đạt được các mục tiêu dạy học vể khả năng hợp tác, khả năng phê phán và độc lập, tự giác học tập. Cũng như các hình thức tổ chức học trên (toàn lớp, cá nhân) được thực hiện xen kẽ với nhau thì tổng hợp được tất cả các ưu điểm và làm giảm đi rất nhiều những hạn chế.

1.6.4.3. Dạy học toàn lớp - trực diện [27, tr.118]

Dạy học toàn lớp là một hình thức tổ chức học phổ biến mà trong đó mối quan hệ giữa GV và HS có ưu thế hơn mối quan hệ giữa HS với nhau và thậm chí không có mối quan hệ đó. Trong hình thức dạy học toàn lớp thường xuất hiện các PPDH như phương pháp thuyết trình, đàm thoại, diễn trình. Ưu điểm của hình thức tổ chức học này là truyền đạt được lượng thông tin cho toàn bộ HS trong lớp, chuẩn bị bài ít phức tạp. Song cũng có những hạn chế là sự tích cực và sáng tạo của HS khó được triển khai, mặt khác các mục tiêu về cộng đồng khó có thể thực hiện. Trong hình thức tổ chức dạy học này, GV luôn là người chủ thể, còn HS là khách thể.

Như vậy, căn cứ vào việc xác định một số hình thức tổ chức dạy học môn Toán nhằm PTNL GQVĐ TH cho học sinh lớp 1, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu thực trạng mức độ GV lớp 1 sử dụng 3 hình thức tổ chức dạy học nêu trên như thế nào trong dạy học môn Toán nhằm PTNL GQVĐ cho HS lớp 1 .

35

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1 các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(235 trang)