Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU CỦA HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
2.1. Giới thiệu khái quát về Học viện Cảnh sát nhân dân
2.1.1. Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Học viện Cảnh sát nhân dân
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Học viện Cảnh sát nhân dân ngày nay - tiền thân là khoa Cảnh sát của trường Công an Trung ương (nay là Học viện An ninh nhân dân). Ngày 15/5/1968, Bộ Công an ra Quyết định số 514/CA/QĐ “Tách phân hiệu Cảnh sát nhân dân ra khỏi trường Công an Trung ương, thành lập trường riêng, có nhiệm vụ đào tạo bậc trung học cho lực lượng Cảnh sát nhân dân”, chính thức thành lập Trường Cảnh sát nhân dân.
Ngày 02/9/1976, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định tách trường Cảnh sát nhân dân thành 02 trường là Trường Sĩ quan Cảnh sát nhân dân và Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân.
Ngày 18/06/1980, Bộ Nội vụ có Quyết định số 14/QĐ-BNV đổi tên trường Sĩ quan Cảnh sát nhân dân thành trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
Ngày 02/10/2001, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 969/2001/QĐ- BCA(X15) nâng cấp từ trường Đại học Cảnh sát nhân dân thành Học viện Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an.
Ngày 25/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 2007/QĐ-BCA về bộ máy tổ chức của Học viện Cảnh sát nhân dân gồm 30 đầu mối, với 11 Khoa, 09 Phòng, 06 Bộ môn, 03 Trung tâm và 01 tạp chí.
Ngày 24/3/2020, Bộ Trưởng Bộ Công an ký quyết định số 1989/QĐ-BCA quy định Bộ máy tổ chức của Học viện Cảnh sát nhân dân gồm 29 đầu mối với 17 Khoa, 08 Phòng, 03 Trung tâm và 01 Viện nghiên cứu.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ Quyết định số 1989/QĐ-BCA ngày 24/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện Cảnh sát như sau:
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng chương trình khung đào tạo và tổ chức đào
tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định Nhà nước và của Bộ Công an.
- Tổ chức bồi dưỡng chức danh, nghiệp vụ Cảnh sát cho lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ của lực lượng Công an nhân dân và bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát cho giảng viên, giáo viên các trường Công an nhân dân theo quy định.
- Tham gia thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh cho lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ trong Công an nhân dân và đối tượng khác theo quy định và theo phân công của cấp có thẩm quyền.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ
khoa học về lý luận nghiệp vụ cảnh sát và lĩnh vực khác có liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm theo quy định.
- Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức công tác tuyển sinh, chiêu sinh theo quy định.
- Tổ chức in ấn, xuất bản: Giáo trình, sách, tài liệu dạy học khác; Tạp chí Cảnh sát nhân dân.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phát triển Học viện và thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
- Thực hiện công tác đảng, công tác xây dựng lực lượng của Học viện theo quy định.
- Thực hiện các mặt công tác tài chính, hậu cần, y tế, trực ban, bảo vệ cơ quan và các mặt công tác khác của Học viện theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an.
- Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc
tế, hợp tác với các trường, các cơ quan, tổ chức ngoài ngành Công an về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên và nghiên cứu khoa học theo quy định của Bộ Công an.
- Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự bị chiến đấu theo quy định của Bộ Công an.
- Tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và các quy định của Bộ Công an về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham mưu với Bộ trưởng những vấn đề về lý luận, khoa học, chủ trương, chiến lược, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Học viện CSND do Bộ trưởng giao.
2.1.1.3. Cơ cấu, tổ chức
Cũng theo Quyết định số 1989/QĐ-BCA ngày 24/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an, cơ cấu tổ chức của Học viện CSND gồm: Ban Giám đốc Học viện CSND;
Các hội đồng (04 Hội đồng); Các tổ chức Chính trị - Xã hội (04 Tổ chức); Các phòng chức năng tham mưu, phục vụ (08 Phòng); Các khoa giảng dạy về nghiệp vụ và các khoa giảng dạy về kiến thức khoa học cơ bản (17 Khoa); Tổ chức khoa học và công nghệ, đơn vị sự nghiệp công lập (04 Tổ chức).
Phụ lục 01. Cơ cấu tổ chức của Học viện CSND.
2.1.2. Thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ tại Học viện Cảnh sát nhân dân
2.1.2.1. Thành phần, nội dung của tài liệu lưu trữ của Học viện Cảnh sát nhân dân
Học viện Cảnh sát nhân dân là đơn vị sự nghiệp công lập với hai chức năng cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Do đó trong quá trình hình thành và phát triển cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Học viện Cảnh sát nhân dân đã hình thành nên khối tài liệu lưu trữ bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau, như tài liệu hành chính, tài liệu nghe nhìn, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ. Khối tài liệu này có vị trí quan trọng trong hoạt động của Học viện CSND, chứa đựng các
thông tin chỉ đạo chung của ngành giáo dục nước nhà nhưng nó còn thể hiện tính đặc thù riêng của ngành công an.
- Thành phần tài liệu của Học viện CSND
+ Tài liệu hành chính: gồm các loại tài liệu chứa đựng các thông tin về công
tác giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác tổ chức cán bộ, tài chính, công tác Đảng, công tác chính trị, công tác thi đua, khen thưởng… Các dạng tài liệu bao gồm: Công văn, báo cáo, Kế hoạch, các quy định, Quyết định hành chính, các chứng từ, sổ sách thu chi…
+ Tài liệu khoa học - kỹ thuật: Là các tài liệu liên quan đến các công trình
xây dựng cơ bản, công trình chiến đấu.
+ Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ: Những tài liệu chuyên môn trong quá trình giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá.
+ Tài liệu nghe nhìn: Hình ảnh, các băng ghi âm, ghi hình về các sự kiện
diễn ra tại Học viện.
- Nội dung tài liệu
Theo Quyết định số 1847/QĐ-T02-LTTV ngày 15/10/2021 của Học viện Cảnh sát nhân dân về Ban hành Quy chế công tác lưu trữ hình thành phổ biến của
Học viện Cảnh sát nhân dân, Danh mục hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ Học viện
CSND gồm 240 tên hồ sơ, tài liệu được chia thành 26 nhóm tài liệu (Phụ lục 2)
2.1.2.2. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ của Học viện Cảnh sát nhân dân
TLLT là những tài liệu được sản sinh ra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện CSND. Những tài liệu này phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của Học viện CSND, do đó nó vừa mang giá trị thực tiễn đồng thời cũng mang giá trị lịch sử to lớn.
- Giá trị thực tiễn:
TLLT là các tài liệu được hình thành từ hoạt động của Học viện CSND, đây
chính là căn cứ quan trọng để Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện đưa ra các quyết định dài hạn, ngắn hạn liên quan đến các mặt công tác của mình, và đưa ra các kế hoạch mang tính chiến lược về sự phát triển của Học viện trong tương lai. Những tài liệu này còn là cơ sở, bằng chứng về quá trình triển khai các mặt công tác của Học viện khi được tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hàng nằm, Học viện CSND đều được các cơ quan quản lý trong và ngoài ngành về GD-ĐT, tiến hành
thanh, kiểm tra trên các phương diện như việc tổ chức tuyển sinh, triển khai các chương trình đào tạo, tổ chức các cuộc thi hay việc triển khai sử dụng ngân quỹ do BCA cấp,...TLLT là bằng chứng cho việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và các cơ quan cấp trên quy định.
TLLT còn phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu khoa học trong Học viện CSND. Nghiên cứu khoa học cũng là nhiệm vụ quan trọng và trở thành một trong các tiêu chí bình xét thi đua của cán bộ, giảng viên trong Học viện. Trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu và kế thừa các tài liệu của những người đi trước có thể cải tiến, sáng tạo thành đề tài nghiên cứu khoa học của riêng mình. Những đề tài nghiên cứu khoa học này sau khi nghiệm thu thành công có thể thành giáo trình, tài liệu tham khảo đưa vào phục vụ cho công tác dạy và học cho các thế hệ thầy và trò trong Học viện. Cụ thể, rất nhiều đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn trong Học viện đã được nghiệm thu viết thành giáo trình, tài liệu tham khảo để mang vào giảng dạy không
chỉ trong Học viện CSND, mà còn được đem vào giảng dạy trong toàn hệ thống các trường Công an nhân dân.
TLLT của Học viện CSND còn được sử dụng để giải quyết các công việc hàng ngày, như: cung cấp các tài liệu liên quan đến các mặt công tác phục vụ các cuộc thanh tra, kiểm tra; tra tìm thông tin xác nhận kết quả học tập của học viện, về:
bảng điểm, khóa học, hệ học, các chứng chỉ, văn bảng của học viện khi có yên cầu xác minh; hay xác nhận các thông tin liên quan đến cán bộ, giảng viên đã và đang công tác tại Học viện: chứng nhận thời gian công tác, các chế độ, ...
- Giá trị lịch sử:
TLLT của Học viện CSND là một bộ phận quan trọng góp phần làm phong
phú thêm thành phần, nội dung tài liệu Phông lưu trữ Quốc gia nói chung và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành công an nói riêng. Cụ thể, thông qua các tài liệu về thành lập và nâng cấp Học viện; các tài liệu về những lẫn thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức; các tài liệu liên quan đến hoạt động đào tạo như mở mã ngành, thay đổi hình thức đào tạo; tài liệu về tổ chức tuyển sinh; tài liệu tổ chức tốt nghiệp cho học
viên; tài liệu về công tác nghiên cứu khoa học các cấp,... chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa quan trọng của TLLT của Học viện CSND trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.
TLLT không chỉ phản ánh lịch sử phát triển của Học viện CSND mà nó còn là những chứng tích ghi lại sự đóng góp của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viện Học viện CSND vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đây là các tài liệu quan trọng giúp cho các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên nghiên cứu về lịch sử truyền thống của Học viện.