Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang (Trang 32 - 35)

4. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động ngân hàng bán lẻ trong tông thu nhập của ngân hàng

1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ bán lẻ của NHTM

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Để phát triển ôn định và lâu dài, NHTM phải có chiến lược đúng đắn và lâu dài, cụ thể mục tiêu của từng giai đoạn. Trong chiến lược kinh doanh cần đặc biệt

chú trọng dén van dé con người và công nghệ nhằm sử dụng tốt nhất tài sản, các tài

t rủi ro nhất. Chính sách khách hàng

cần phải được xem xét cần trọng và nhất quán, bởi vì nó góp phần làm tăng uy tín,

nguyên đầu vào, đề tạo đầu ra có hiệu quả v:

tăng thị phần và chiến thắng trong cạnh tranh, tác động tới việc tăng lợi nhuận của

ngân hàng. Hệ thống các giải pháp thực hiện mục tiêu của bộ máy quản lý ngân

hàng.

b. Chất lượng thông tin

Sự ảnh hưởng và tác động của thông tin trong nền kinh tế thị trường có thể

quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, ở đâu có thông tin ở đó có thành

công. Vì vậy, để tồn tại và phát triển ngân hàng phải thu thập và tổng hợp nhiều luồng thông tin khác nhau, tiếp đó sàng lọc và phân tích thông tin dựa trên sự phân

tích hai loại thông tin sau:

+ Thông tin tài chính

Gồm năng lực tự chủ tài chính, kết quả kinh doanh, công nợ, hàng tồn kho, gid tri tài sản bảo đảm,... Yêu cầu của thông tin là chính xác, đầy đủ và kịp thời. Để đạt được yêu cầu đó phải cần rất nhiều kênh thông tin khách nhau: thông tin qua hồ sơ khách hàng, thông tin lấy từ cơ quan quản lý: trung tâm thông tin tin dung, tong cục thống kê, thuế, cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương, thông tin qua điều tra, phỏng vấn và các nguồn khác.

+ Thông tin phi tài chính

Là những thông tin không phải được thu thập từ số sách, số liệu kinh tế, nhưng chúng có rất nhiều loại và phong phú bao gồm cả thông tin trực tiếp và thông tin gián tiếp.

~Thông tin trực tiếp: gồm tư cách, uy tín, năng lực tô chức quản lý, điều hành

sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội của khách hàng, cung cầu, giá cả, thị trường.

~Thông tin giáp tiếp: gồm tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, xu hướng phát triển cạnh tranh của ngành nghề, những yếu tố có thê thay đôi hay ảnh hưởng đến quyết định cho vay trong tương lai.

e. Khả năng tài chính và công nghệ ngân hàng

Trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng vậy, nguồn lực tài chính luôn đóng vai trò then chốt, trọng yếu. Với ngành ngân hàng thì điều này lại càng

quan trọng hơn nữa, bởi muốn phát triển được dịch vụ NHBL một cách toàn diện, đi

sâu vào từng ngõ ngách thị trường, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hang

thì chỉ phí bỏ ra ban đầu là rất lớn, như chỉ phí lắp đặt máy ATM, chỉ phí ứng dụng

công nghệ hiện đại, chỉ phí mở rộng mạng lưới phân phối.... Hơn nữa, tiềm lực tài chính của một ngân hàng cũng góp phần làm nên thương hiệ

của ngân hàng đó, tạo

nên được niềm tin vững chắc trong lòng công chúng.

Song song với khả năng tài chính lớn mạnh, khoa học công nghệ cũng là một

yếu tố quan trọng. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại mà đã có nhiều sản phâm bán

lẻ mới, tiện ích hơn được cung cấp cho khách hàng như dịch vụ thanh toán điện tử,

dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền điện tử,..Để bắt kịp với xu

hướng của nên kinh tế thế giới, thoát khỏi sự lạc hậu, yếu kém thì công nghệ là yếu tố cần thiết trước tiên.

4d. Nguôn nhân lực Trong lĩnh vực NHBL, yếu tố nguồn nhân lực lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Mọi hoạt động kể từ khi nghiên cứu nhu cầu thị trường, phát triển

dịch vụ mới cho đến khi ứng dụng dịch vụ, giới thiệu đến tay khách hàng đều do.

nhân viên ngân hàng đảm nhiệm

Các nhân viên giao dịch ở quay, ngoài trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ

nhất định, cần có kỹ năng tiếp thị và giao tiếp tốt, các hiểu biết xã hội, tính kiên nhẫn cao trong việc giới thiệu cho khách hàng hiểu và biết đến các sản phâm của

ngân hàng, có khả năng thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ. Họ chính là

“bộ mặt” của ngân hàng, là cầu nối trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng nên cần

được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

e. Cơ cấu tổ chức - quản lý của ngân hàng Cơ cấu tô chức của ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Các ngân hàng hiện

nay là tổ chức bộ máy hoạt động phân theo đối tượng khách hàng phục vụ chứ không phân theo loại hình nghiệp vụ như Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân,... Bởi vì “khách hàng là thượng đế” nên ngân hàng phải tạo

điều kiện sao cho khách hàng được thỏa mãn tối đa, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất, chứ không đề khách hàng phải chạy theo từng phòng ban trong ngân hàng để

thực hiện được giao dịch của mình. Với thay đổi cơ cấu tổ chức như hiện nay, mọi

nhu cầu của khách hàng cá nhân như : vay vốn, gửi tiền, chuyền tiền ... đều do

phòng Khách hàng cá nhân của Ngân hàng giải quyế

Việc mở rộng mạng lưới các kênh phân phối cũng là một vấn đề thuộc cơ cấu tô chức mà ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm chú ý. Muốn mở rộng, thu hút

được nhiều khách hàng thì cần có nhiều điểm giao dịch, tiếp cận với mọi đối tượng,

đồng thời qua đó quảng bá thương hiệu cũng như các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)