Mô hình hợp tác đào tạo mới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thiết kế dịch vụ hợp tác đào tạo tại Khu công nghệ Phần mềm - Đại học Quốc gia Tp. HCM (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ DỊCH VỤ HỢP TÁC ĐÀO TẠO CHO ITP

5.1. Mô hình hợp tác đào tạo mới

Đầu tiên là việc thiết lập ra mô hình hợp tác đào tạo mới. Mô hình này phải hướng theo dịch vụ với trọng tâm là khách hàng và đồng thời phải khai thác sử dụng tối đa

B1: Thiết lập mô

hình hợp tác đào tạo

mới

B2: Định vị, Mô tả

gói dịch vụ

B3: Đưa ra các yếu tố cần

thiết trong dịch vụ

B4: Dùng Blueprinting để thiết kế

các bước trong quá trình thực hiện

dịch vụ

Dịch vụ hướng khách hàng. Thể hiện tương tác liên

tục giữa ITP và đối tác đào tạo trong quá trình hợp tác.

Lấy ý kiến của các đối tác tiềm năng trong đào tạo

Sử dụng lý thuyết về quản lý dịch vụ.

5.1.1 Các yêu cầu phải có trong mô hình mới Việc thiết lập mô hình hợp tác đào tạo mới cần dựa trên các yêu cầu của ITP. Các yêu cầu này được rút ra từ ý kiến thảo luận nguyên nhân thất bại trong mô hình cũ theo Bảng 4.1, được đưa ra bên dưới:

Bảng 5.1: Các yêu cầu để thiết lập mô hình hợp tác mới

Các yếu tố thất bại trong mô hình cũ Các yêu cầu cho mô hình mới

1. Mô hình hợp tác không phù hợp:

- Tính pháp nhân đều thuộc ĐHQG – TP.HCM.

- Hợp đồng không rõ ràng, không có điều kiện chấm dứt hợp đồng.

2. Bản thân đối tác không có Marketing.

3. Bản thân đối tác không có Sales.

1. Đảm bảo được cách thức hợp tác rõ ràng thông qua việc phân tích, đánh giá các yếu

tố về tính pháp nhân, năng lực kinh doanh và các điều khoản chấm dứt hợp đồng.

=> ITP cần nghiên cứu kỹ và chọn lựa đối tác trước khi hợp tác và cách thức kiểm soát sau khi hợp tác.

5. Chương trình đào tạo không thông dụng. 2. Đảm bảo được chương trình đào tạo phù

hợp với chiến lược chung của ITP (Ví du:

không được giảng dạy bán hàng đa cấp, lừa đảo v.v…).

=> ITP kiểm soát thông qua việc thẩm định chương trình đào tạo của đối tác đưa ra.

Việc thẩm định do ITP thực hiện và thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài nếu cần thiết.

6. ITP thiếu nhân lực kiểm soát hợp tác.

7. ITP không chủ động phát triển kinh doanh

3. Đảm bảo nguồn lực cần thiết cho quá trình hợp tác. Thiết lập bộ phận Kinh doanh tập trung phát triển kinh doanh và làm dịch vụ hợp tác đào tạo.

=> ITP phải có nguồn lực thực hiện hỗ trợ đối tác trong quá trình triển khai dịch vụ.

ITP xây dựng quy trình dịch vụ hướng khách hàng. Đối tác có quyền tham gia vào tùy chỉnh dịch vụ do ITP cung cấp, nhằm phục vụ tốt nhất cho đối tác và khách hàng của mình.

4. Sử dụng không hiệu quả diện tích đào

tạo.

8. ITP để tình trạng kéo dài mà không có biện pháp sử lý

4. Đảm bảo đánh giá các hoạt động của đối tác định kỳ: về chất lượng đào tạo, các vấn đề liên quan đến hợp tác, kinh doanh. Kết quả được phản hồi cho đối tác, và nó cũng là yếu tố xem xét hợp tác có được tiếp tục hay không.

=> ITP sẽ chủ động đánh giá hoạt động đào tạo một cách độc lập, khách quan, có thể thuê bên thứ 3 thực hiện công việc này.

5.1.2. Thiết lập mô hình hợp tác đào tạo mới.

Trên cơ sở các yêu cầu được liệt kê ở trên, mô hình hợp tác đào tạo mới được tạo ra nhằm đáp ứng với các yêu cầu đó.

Hình 5.2: Mô hình hợp tác đào tạo mới cho ITP.

Mô hình này giúp cho khả năng kiểm soát và hỗ trợ đối tác tốt hơn. Kiểm soát thông qua việc ITP xem xét, đánh giá đối tác trước khi hợp tác, thẩm định chương trình lúc triển khai (theo yêu cầu 1 và 2 của Bảng 5.1). ITP cũng tiến hành khảo sát chất lượng giảng dạy một cách độc lập, phản hồi lại kết quả cho đối tác (theo yêu cầu 4 của Bảng 5.1). ITP kiểm soát đối tác thông qua % doanh thu của các đơn vị đào tạo, đặt ra mức thấp nhất mà bên đối tác phải trả trong một tháng. Cách này giúp cho đối tác tăng tính năng động, tự chủ, tối ưu hoạt động, tăng tính cạnh tranh giữa các đối tác (theo yêu cầu 4 của Bảng 5.1). ITP cũng hỗ trợ đối tác thông qua các tiện ích

cộng thêm của dịch vụ, như quảng cáo, thông báo trên website của ITP, tạo điều kiện của đối tác kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, ITP cũng thiết kế dịch vụ của mình

Điều chỉnhKhông điều chỉnh

Đối tác Đào tạo Hợp tác ITP

Thẩm định Chương

trình Đưa ra Chương

trình đào tạo Chấp nhận

Ký hợp đồng hợp

tác Thực hiện hỗ trợ

đối tác Triển khai Chương

trình đào tạo

Tổ chức hoạt động Đánh giá hoạt động

đào tạo Đạt

Không đạt Ngưng hợp tác

ITP và đối tác cải tiến liên tục, nâng cao chất lượng trong quá trình thực hiện đào tạo, phù hợp với mong muốn của ITP (theo yêu cầu 3 của Bảng 5.1).

Mô hình này đảm bảo tính dịch vụ với trọng tâm hướng vào khách hàng qua các tương tác liên tục trong quá trình hợp tác giữa ITP và đối tác. Mô hình cũng thể hiện tính chủ động của cả 2 bên, nó thể hiện được tính kinh doanh của 2 phía, nhằm tận dụng, tối ưu hóa diện tích được sử dụng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thiết kế dịch vụ hợp tác đào tạo tại Khu công nghệ Phần mềm - Đại học Quốc gia Tp. HCM (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)