NỘI DUNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THƯỜNG KỲ CỦA VĂN PHềNG HĐND & UBND HUYỆN

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành thư ký tại HĐND và UBND HUYỆN CHƯƠNG mỹ (Trang 44 - 49)

1. Quy trình xây dựng chương trình công tác thường kỳ của Văn phòng HĐND & UBND huyện Chương Mỹ:

Chương trình công tác thường kỳ là một loại chương trình được xây dựng theo định kỳ, được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định như:

chương trình công tác tuần, chương trình công tác tháng, chương trình công tác năm, chương trình công tác trong một nhiệm kỳ…

Xây dựng chương trình công tác thường kỳ với mục đích đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Văn phòng; công tác triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch đúng tiến độ; tham mưu đôn đốc kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Văn phòng; góp phần thực hiện cải cách hành chính.

Những yêu cầu của chương trình công tác

- Đảm bảo bám sát theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm: xác định đúng định hướng công tác, mục tiêu, trọng tâm và các công tác chính trong từng thời gian.

- Đảm bảo tính đồng bộ: triển khai đồng bộ tất cả các lĩnh vực công tác của cơ quan. Trên cơ sở đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các việc.

- Tính đúng thẩm quyền: Xác định vấn đề nào thuộc tập thể lãnh đạo, bàn bạc trước khi quyết; vấn đề nào phải xin ý kiến cấp trên hoặc cấp uỷ đảng trước khi quyết định. Đối với các nội dung công việc trong chương trình phải xác định rừ cơ quan, đơn vị chịu trỏch nhiệm chủ trỡ và cơ quan, đơn vị chịu trỏch nhiệm phối hợp.

- Đảm bảo tính khả thi: Chương trình phải phù hợp với khả năng và thời gian thực hiện. Tránh đưa quá nhiều vấn đề vào chương trình để rồi không thực hiện được. Khi lập chương trình cần có quỹ thời gian dự trữ, dự phòng những việc đột xuất.

- Đảm bảo tính hệ thống: tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh phải xây dựng chương trình công tác của mình phù hợp với chương trình công tác của Chính phủ. Phải đảm bảo sự ăn khớp giữa chương trình của cấp uỷ đảng cùng cấp với chương trình của cơ quan.

Bảo đảm tính hệ thống giữa chương trình công tác năm, 6 tháng với chương trình công tác tháng, chương trình công tác tuần.

Những chương trình kế hoạch công tác thường kỳ của Ủy ban, quy mô thời gian có thể là tuần, tháng, quý, năm… kế hoạch tuần được lập vào ngày cuối cùng của tuần trước; kế hoạch tháng được lập vào tuần cuối cùng của tháng trước; kế hoạch quý được lập vào tháng cuối cùng của quý trước; kế hoạch năm được lập vào quý cuối cùng của năm trước.

Chương trình công tác tháng bao gồm: nội dung phiên họp thường kỳ của Uỷ ban nhân dân huyện và các vấn đề trình Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện trong tháng. Chương trình công tác tháng được xác định trong chương trình công tác quý.

Chương trình công tác quý bao gồm: nội dung các phiên họp thường kỳ của Uỷ ban nhân dân huyện và các vấn đề trình Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện trong quý. Chương trình công tác quý được xác định trong chương trình công tác năm.

Chương trình công tác năm của Uỷ ban nhân dân huyện gồm nội dung các phiên họp thường kỳ của Uỷ ban nhân dân huyện và các văn bản trình Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện trong năm

Uỷ ban nhân dân huyện chỉ thảo luận và quyết định những nội dung công việc có trong chương trình công tác năm, trừ trường hợp đột xuất, cấp bách do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định.

Để đảm bảo hoạt động của cơ quan diễn ra liên tục, thống nhất và hiệu quả thì văn phòng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm cho ủy ban. Quy trình xây dựng các chương trình kế hoạch tuân theo các bước cụ thể sau: Các đơn vị đăng ký khối lượng công việc với văn phòng; sau đó Văn phòng dự thảo chương trình công tác cho cơ quan; và Văn phòng tiếp tục hoàn chỉnh bản dự thảo; trình lãnh đạo cơ quan ký ban hành.

1.1. Trình tự xây dựng chương trình công tác:

1.1.1. Chương trình công tác năm:

Chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn gửi Văn phòng HĐND&UBND huyện Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân huyện năm đó; đề xuất danh mục các đề án trình Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ban hành hoặc trình Hội đồng nhân dân huyện ban hành trong năm tới (sau đây gọi chung là đề án, văn bản). Các đề án, văn bản trong chương trình cụng tỏc phải ghi rừ số thứ tự, tờn đề ỏn, nội dung chớnh của đề ỏn, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và thời gian trình;

Văn phòng HĐND&UBND huyện tổng hợp, dự kiến chương trình công tác năm sau của Uỷ ban nhân dân huyện, gửi lại các cơ quan liên quan tham gia ý kiến;

Sau bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Chương trình công tác năm sau của Uỷ ban nhân dân huyện, cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời, gửi lại Văn phòng HĐND&UBND huyện hoàn chỉnh, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, quyết định việc trình Uỷ ban nhân dân vào cuộc họp thường kỳ cuối năm;

Sau bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày Chương trình công tác năm của Uỷ ban nhân dân huyện được thông qua, Văn phòng HĐND&UBND huyện trình Chủ tịch duyệt, gửi thành viên Uỷ ban nhân dân huyện, cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn biết, thực hiện.

1.1.2. Chương trình công tác quý:

Trong tháng cuối của mỗi quý, các cơ quan phải đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác quý đó, rà soát các vấn đề cần trình Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện vào quý tiếp theo đã ghi trong chương trình công tác năm và bổ sung các vấn đề mới phát sinh để xây dựng chương trình công tác cho quý sau. Chậm nhất vào ngày 15 của tháng cuối quý, cơ quan gửi báo cáo đánh giá thực hiện chương trình công tác quý đó và chương trình quý sau về Văn phòng HĐND&UBND huyện;

Văn phòng HĐND&UBND huyện tổng hợp, xây dựng chương trình công tác quý sau của Uỷ ban nhân dân huyện, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định;

Chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý, Văn phòng HĐND&UBND huyện có trách nhiệm trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt chương trình công tác quý sau của Uỷ ban nhân dân huyện, gửi cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn biết, thực hiện.

1.1.3. Chương trình công tác tháng:

Chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án, văn bản đã ghi trong chương trình công

tác quý, những vấn đề còn tồn đọng hoặc mới phát sinh, xây dựng chương trình công tác tháng sau của đơn vị mình, gửi về Văn phòng HĐND&UBND huyện;

Văn phòng HĐND&UBND huyện tổng hợp chương trình công tác hàng tháng của Uỷ ban nhân dân huyện. Chương trình công tác tháng của Uỷ ban nhân dân huyện cần được chia theo từng lĩnh vực do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phụ trách giải quyết;

Chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng, Văn phòng HĐND&UBND huyện trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện duyệt chương trình công tác tháng sau của Uỷ ban nhân dân huyện, gửi các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn biết thực hiện.

1.1.4. Chương trình công tác tuần:

Căn cứ vào chương trình công tác tháng và chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Văn phòng HĐND&UBND huyện xây dựng chương trình công tác tuần sau của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định chậm nhất vào chiều thứ sáu tuần trước và thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.

Văn phòng HĐND&UBND huyện phối hợp với Văn phòng Huyện uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện để xây dựng các chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, lịch công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.

Có thể sơ đồ hóa nội dung quy trình xây dựng chương trình công tác thường kỳ của HĐND & UBND huyện Chương Mỹ - phụ lục 03

2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế:

- Ưu điểm:

Chương trình công tác thường kỳ đưa ra những nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo, thực hiện giúp lãnh đạo cơ quan, cán bộ, nhân viên thuộc cơ quan và các ban, ngành, xó xỏc định được cụng việc một cỏch rừ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng ngày cũng như trong từng thời điểm cụ thể.

Dựa vào chương trình công tác thường kỳ có thể đánh giá hiệu quả công

việc đạt được ở thời điểm xây dựng chương trình công tác, đồng thời cũng làm cơ sở để xây dựng chương trình công tác cho thời gian sau.

- Hạn chế:

Một số điểm trong chương trỡnh cụng tỏc thường kỳ vẫn cũn chưa rừ ràng hoặc còn chưa chỉ ra trọng tâm của nhiệm vụ cần chỉ đạo thực hiện.

Việc xây dựng chương trình công tác thường kỳ cho cơ quan do cán bộ văn phòng xây dựng. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn vẫn còn hạn chế nên một số điểm vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực như đúng vai trò của nó.

III. CÔNG TÁC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ Ở HĐND VÀ UBND

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành thư ký tại HĐND và UBND HUYỆN CHƯƠNG mỹ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w