1.2.1. Khái niệm Tuyển dụng và các khái niệm liên quan a. Khái niệm tuyển dụng
Theo giáo trình Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp của trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thì: “Tuyển dụng lao động là một quá trình thu hút nhân lực có khả năng đáp ứng công việc và đưa vào sử dụng, bao gồm các khâu: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí và đánh giá”.
Vơi khái niệm tuyển dụng theo quan điểm của trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội cho thấy phạm vi nội dung của nó rộng lớn bao gồm cả công tác bố trí và đánh giá nhân lực. Để dễ hiểu hơn thế nào là tuyển dụng ta sẽ đưa ra một quan điểm của giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội: “Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc từ các nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức vào các vị trí công việc còn thiếu của tổ chức, đánh giá ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu công việc để lựa chọn và quyết định
tiếp nhận người phù hợp với công việc đó”.
Vơi quan điểm trên tuyển dụng được chia thành hai quá trình: Tuyển mộ và tuyển chọn. “Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên ngoài tổ chức đến nộp hồ sơ xin việc”. Và “Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên trên nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, đề tìm ra người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ”.
Trong cơ quan hành chính nhà nước tuyển dụng được hiểu: Theo khoản 5, điều 3 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước thì “Tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển”.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính thì “Tuyển dụng cán bộ, công chức là việc tuyển người vào cơ quan nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kỳ thi tuyển”.
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về tuyển dụng, hiểu một cách chung nhất: “Tuyển dụng là một quá trình nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn ra người phù hợp nhất cho vị trí công việc còn trống của tổ chức”.
b. Khái niệm cán bộ, công chức
Theo luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa 12 - kỳ họp thứ 4 số:
22/2008/QH12 ngày 03/11/2008:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào nghạch, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập); trong biên chế và hưởng lương theo ngân sách Nhà nước đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Vai trò của tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân lực là khâu quan trọng trong công tác quản trị nhân lực, đóng vai trò rất lớn đối với tổ chức, xã hội và đặc biệt là đối với công chức trong cơ quan hành chính nhà nước (với người lao động).
a. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với tổ chức
TDNL hiệu quả giúp tổ chức đáp ứng được nhu cầu về nhân lực còn thiếu, bổ sung được số lượng nhân lực cần thiết để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Công tác tuyển dụng thành công sẽ đồng nghĩa với việc hoàn thành tốt quy trình tuyển dụng, lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc cần tuyển.
TDNL được thực hiện tốt giúp tổ chức có được đội ngũ nhân viên chất lượng cao từ đó nâng cao chất lượng công việc, tạo sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Bên cạnh đó còn giúp tổ chức tránh được những rủi ro như: tuyển không đúng người, tuyển lại, tuyển mới, sa thải...
Công tác tuyển dụng cũng giúp cho tổ chức thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động quản nhận sự khác như: thời gian hội nhập với môi trường làm việc, bố trí, sắp xếp, tạo động lực, thù lao lao động, kỷ luật lao động...
TDNL tốt góp phần vào việc duy trì nền văn hóa lành mạnh trong tổ chức.
Một tổ chức tuyển được đội ngũ nhân lực có trình độ cao, kinh nghiệp sẽ giúp tổ chức ngày càng phát triển, tạo sức cạnh tranh cao và ngược lại nếu tuyển dụng không đúng người, đúng việc sẽ làm giảm hiểu quả công viêc, lãng phí nguồn nhân lực.
b. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với công chức (người lao động) Giúp họ tìm được công việc phù hợp với bản thân, với trình độ chuyên môn của minh để từ đó họ có cơ hội được thể hiện hết những điểm mạnh của mình trong công việc.
TDNL sẽ là cầu nối giữa nhân viên và tổ chức: thông qua tuyển dụng tổ chức sẽ đưa đến cho họ những cơ hội thăng tiến, cơ hội được khẳng định mình ở những vị trí công việc tốt hơn phù hợp với năng lực của họ. Thông qua tuyển dụng họ được đánh giá đúng năng lực, được bố trí vào công việc phù hợp với khả năng...từ đó họ có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho tổ chức.
Giúp họ được sống trong môi trường “Việc tìm người” để có được nhiều cơ hội tìm kiếm hay thay đổi công việc phù hợp. Giúp họ có được sự năng động, hoạt bát trong công việc.
c. Vai trò của tuyển dụng nhân lực đối với xã hội
Giúp cho xã hội giải quyết được gánh nặng về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, các tệ nạn xã hội giảm đáng kể. Người lao động khi có việc làm sẽ góp phần vào việc nâng cao đời sống của họ và gia đình. Góp phần vào việc xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh.
Bên cạnh đó, TDNL tốt giúp xã hội sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có cho các nghành nghề nhằm phát huy được điểm mạnh của nước ta có số lao động trẻ, dồi dào. Việc tuyển dụng được hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chính trị được ổn định.
1.2.3. Các nguyên tắc của tuyển dụng nhân lực
Công tác tuyển dụng hiệu quả cần phải đạt được các nguyên tắc cơ bản sau:
a. Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn
Tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của mỗi đơn vị, phải được xuất phát từ nhu cầu bổ sung lao động vào các vị trí công việc còn trống sau khi đã sử dụng các biện pháp để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực tại đơn vị. Tuyển dụng phải được thực hiện dựa vào kế hoạch nhân lực của tổ chức và đề xuất của các phòng, ban, đơn vị.
Trong cơ quan hành chính nhà nước và cụ thể là tuyển dụng công chức
thì càng phải chú trọng hơn vào nhu cầu thực tiễn tại các đơn vị. Cơ quan tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công việc của các chức danh trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Nguyên tắc này được thực hiện tốt sẽ góp phần vào việc sử dụng nhân lực một cách hiệu quả, tăng cường hiệu lực trong quản lý Nhà nước.
b. Nguyên tắc công khai, dân chủ và khách quan
Tuyển dụng mục đích tìm kiếm ra ứng viên tốt nhất để đảm nhận công việc một cách hiệu quả, vì vậy tổ chức cần công khai về số lượng, điều kiện, thời gian, và địa điểm tuyển dụng nhằm thu hút được nhiều đối tượng tham gia.
Đối với tuyển dụng công chức các đơn vị cần công khai các nội liên quan đến công tác tuyển dụng đến tất cả các đối tượng tham gia dự tuyển nhằm khắc phục được các vấn đề bất cập như: “ Con ông cháu cha”, ô dù...
Quỏ trỡnh tuyển dụng cần đảm bảo cỏc tiờu chớ thống nhất, rừ ràng cho tất cả các đối tượng, cần có sự khách quan, công bằng không được thiên vị hay thiếu minh bạch trong quá trình tuyển dụng.
c. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Mỗi một lĩnh vực hoạt động của mọi tổ chức, đơn vị đều được thực hiện theo đúng pháp luật, đối với công tác tuyển dụng công chức liên quan đến công tác hành chính nên đòi hỏi việc tuân thủ theo pháp luật càng cao. Công tác tuyển dụng công chức phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đàng và Nhà nước, đảm bảo tính dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và phải tuân theo các quy định, quy chế của pháp luật đề ra.
d. Nguyên tắc ưu tiên
Trong công tác tuyển dụng nguyên tắc ưu tiên có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với tuyển công chức. Việc tuyển dụng hay bổ nhiệm một cán bộ, công chức nào nên căn cứ vào năng lực và thành tích mà họ đạt được trên thực tế, vào sự đóng góp và gắn bó với tổ chức...và đối với một số đối tượng đặc biệt theo quy định cần có những chính sách ưu tiên trong tuyển dụng như: con của người có công với cách mạng, người tham dự là người dân tộc thiểu số...
1.2.4. Các hính thức tuyển dụng
Đối với công tác tuyển dụng cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay có hai hình thức cơ bản được sử dụng đó là tuyển dụng thông qua thi tuyển và tuyển dụng thông qua xét tuyển.
a. Hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển
Hiện nay phần lớn cán bộ, công chức tham gia tuyển dụng đều được tham gia vào công tác thi tuyển (trừ một số các đối tượng được quy định trong luật cán bộ, công chức năm 2008) nhằm lựa chọn ra các các ứng viên đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc. Việc thi tuyển công chức được tiến hành qua phần thi viết và có thể tiến hành thi vấn đáp, thực hành...tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề nhất định.
Theo khoản 1 điều 37 luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
b. Hình thức tuyển dụng qua xét tuyển
Theo khoản 2 điều 37 luật cán bộ năm 2008 quy định: người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 36 của luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng qua xét tuyển.
1.2.5. Quy trình tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng ở mỗi tổ chức, đơn vị có thể khác nhau và không nhất thiết phải thông qua tất cả các bước. Đối với tuyển dụng cán bộ, công chức quy trình bao gồm các bước cơ bản sau:
a. Xác định nhu cầu cần tuyển và các yêu cầu đối với vị trí cần tuyển.
Việc xác định nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển là một bước hết sức quan trọng, qua đó xác định số lượng lao động thực tế tổ chức cần tuyển, tuyển cho bộ phận nào. Tổ chức cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng khi thêm người, tuyển người thay thế để đảm nhận vị trí sẵn có hoặc tuyển
người cho vị trí hoàn toàn mới. Để xác định nhu cầu có thực sự cần thiết hay không thì tổ chức cần phải tìm hiểu kỹ bản chất vị trí công việc cần người: mục đích của công việc, hiệu quả mong muốn và người phù hợp cho vị trí công việc đó. Xây dựng các tiêu chuẩn bàn yêu cầu đối với vị trí cần tuyển.
Đối với việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan có sử dụng công chức.
Khi tiến hành xác định nhu cầu tuyển dụng, việc đánh giá mức độ cần thiết của nhu cầu tuyển dụng, xác định nội dung công việc và yêu cầu đối với mỗi ứng viên tuyển dụng là rất cần thiết.
b. Xác định cán bộ tham gia công tác tuyển dụng
Khoản 1 điều 7 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định Hội đồng tuyển dụng công chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
Các uỷ viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan.
c. Thu hút người xin việc và tổ chức thi tuyển
Việc thu hút nguồn nhân lực tham gia dự tuyển cho tổ chức có thể là từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức. Mỗi nguồn đều có những ưu, nhược điểm riêng và phải xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn nguồn phù hợp với từng vị trí công việc.
Nguồn tuyển dụng bên trong tổ chức
NNL bên trong tổ chức bao gồm những người đang làm việc tại tổ chức.
Việc thu hút các ứng viên trong tổ chức thông qua thông báo tuyển dụng, thông báo này được gửi đến toàn bộ cán bộ, công chức trong cơ quan. Trong thông báo sẽ nờu rừ được vị trớ cần tuyển, chức năng, nhiệm vụ, cỏc yờu cầu về trỡnh độ, các tiêu chuẩn cần có của vị trí cần tuyển; Thu hút người tham gia dự tuyển còn
thông qua việc căn cứ hồ sơ của cán bộ, công chức trong cơ quan, thông qua sự giới thiệu của cán bộ trong tổ chức, qua các kênh thông tin hoặc có thể dán thông báo tuyển dụng ngay tại cơ quan, đơn vị, qua trang thông tin điện tử của cơ quan mình...
Việc thu hút được nguồn nhân lực trong tổ chức tham gia dự tuyển sẽ có ưu điểm rất lớn: tạo được sự gắn bó của nhân viên, tiết kiệm được thời gian, chi phí và thời gian đào tạo công việc...Tuy nhiên nhược điểm là dễ mất đoàn kết nội bộ, kết bè phái...
Nguồn tuyển dụng bền ngoài tổ chức
Là bao gồm những người chưa có việc làm vừa mới ra trường, những người đang trong thời gian tìm việc mới, đang làm việc cho các tổ chức khác...
Với nguồn nhân lực bên ngoài có ưu điểm là được trang bị những kiến thức có hệ thống, có cách nhìn mới mẻ về tổ chức, có sự sáng tạo, tạo ra được sự thay đổi mới. Bên cạnh ưu điểm việc tuyển dụng nguồn lực này sẽ rât tốn kém về thời gian, chi phí, tốn thời gian đào tạo, nếu tuyển nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Việc thu hút các đối tượng này có thể thông qua giới thiệu của người quen trong tổ chức, qua các phương tiện thông tin truyền thông: các kênh truyền hình, đài, báo, qua các trung tâm môi giới việc làm...
Tổ chức thi tuyển: sau khi thu hút được số người tham gia nộp hồ sơ dự tuyển tổ chức sẽ tiến hành tổ chức thi, chấm thi theo thời gian đã được quy định trước.
d. Lựa chọn ứng viên mới cho tổ chức
Sau khi quá trình thi tuyển có kết quả sẽ giúp tổ chức có được số công chức đạt được kết quả tuyển dụng. Nhà quản lý sẽ tiến hành lựa chọn người phù hợp nhất với đơn vị của mình. Việc lựa chọn ứng viên tốt nhất cho tổ chức phải căn cứ vào kết quả thi tuyển, trình độ chuyên môn, phẩm chất cần có cho vị trí công việc đó.
e. Hướng dẫn tập sự hoặc thực hiện chế độ công chức dự bị
Sau khi trúng tuyển vào tổ chức ứng viên sẽ bắt đầu thời gian tập sự (thời gian thử việc) dưới sự hướng dẫn của các cán bộ trong tổ chức. Việc hướng dẫn