Điều kiện kinh tế - xã hội .1 Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 20 - 24)

Về cơ cấu kinh tê: nhìn chung huyện Châu Thành là huyện nông nghiệp với tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp chiếm tới 63,96% tổng GDP toàn xã hội.

Bảng 2.1 Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Châu Thành Giai Đoạn 1990 – 2000 ĐVT: %

Ngành Năm 1990 Năm 1995 2000

Nông lâm thủy sản 77,91 71,29 63,96

Công nghiệp – XD 4,47 4,91 8,67

Dịch vụ 17,34 23,79 27,37

Tổng 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Thống kê của UBND huyện 2.2.1.1 Nông nghiệp, thủy sản

Năm 2000, sản lượng lương thực đạt 194.038 tấn, sản lượng thủy sản đạt 18.423 tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 1.440 kg/ người.

a. Về trồng trọt

Cây lúa là cây trồng chính của huyện chiếm diện tích đáng kể, tới 81% diện tích nông nghiệp toàn huyện. Do liên tục khai hoang tăng vụ nên diện tích gieo trồng năm sau luôn cao hơn năm trước. Đã chú trọng mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu đồng thời giảm diện tích lúa mùa, là vụ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài cây lúa, huyện còn trồng các loại cây trồng khác như rau đậu, cây ăn quả, dừa, khóm (dứa)… với diện tích là 5170 ha. Các loại cây trồng như dừa, khóm được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của tỉnh.

b. Về chăn nuôi

Việc chăn nuôi của huyện còn chậm phát triển do nuôi theo hộ gia đình với quy mô nhỏ, phân tán, chưa tổ chức nuôi theo hình thức công nghiệp, con giống chưa được đổi mới, kỹ thuật chăn nuôi còn lạc hậu…

Bảng 2.2 Số Lượng Vật Nuôi của Huyện Châu Thành Năm 2000

ĐVT: Con

Loại Số lượng

Heo 25.500

Trâu 357

Bò 15

Gia cầm 373.062

Nguồn: Thống kê của UBND huyện c. Ngành thủy sản

Huyện Châu Thành có bờ biển và các cửa sông thông ra biển nên có thể phát triển ngành thủy sản cả về đánh bắt và nuôi trồng.

Về khai thác: Châu Thành là huyện có số phương tiện đánh bắt đứng thứ hai sau quốc doanh đánh cá, tương đương với thành phố Rạch Giá. Đến năm 2000 huyện có 281 phương tiện đánh bắt với tổng công suất 39.417 CV.

Về nuôi trồng: mô hình lúa – cá, lúa – tôm, tôm – khóm đã thu được kết quả. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng. Đến năm 2000, toàn huyện có khoảng 14ha nuôi trồng thủy sản với sản lượng đạt được là 112 tấn.

2.2.1.2 Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào các ngành như: chế biến nông thủy sản, sửa chữa cơ khí, sản xuất đồ gỗ, gạch và đồ thủ công mỹ nghệ.

a. Chế biến nông thủy sản

Công nghiệp chế biến nông thủy sản của huyện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực:

xay xát lúa gạo, sản xuất nước đá phục vụ đánh bắt cá, chế biến bột cá, nước mắm, cá, tôm khô. Huyện đã xây dựng được 36 cơ sở xay xát lúa gạo, 20 cơ sở sản xuất nước đá, 1 cơ sở sản xuất bột cá. Mỗi năm huyện sản xuất được từ 180.000 – 230.000 lít nước mắm, 900 – 1.200 tấn cá khô, 900 – 1300 tấn tôm khô cung cấp cho thị trường.

b. Sửa chữa cơ khí

Chủ yếu là phục vụ tàu thuyền, nông cụ làm đất, thu hoạch. Việc chế tạo và đóng mới tàu thuyền còn hạn chế.

c. Mộc dân dụng

Năm 2000, toàn huyện có 44 cơ sở mộc dân dụng với số sản phẩm làm ra là 5.560 chiếc.

d. Nghề thủ công mỹ nghệ

Nổi tiếng là nghề dệt chiếu tại Tà Niên nhưng do đầu ra còn hạn chế nên số lượng sản xuất còn ít. Năm 2000, sản xuất được 52.000 chiếc.

2.2.1.3 Ngành thương mại dịch vụ

Thương mại là ngành có giá trị lớn trong khu vực dịch vụ. Trong thời gian qua thương mại góp phần trao đổi hàng hóa giữa huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Trong toàn huyện có 6 chợ đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.

Về vận tải hàng hóa: lực lượng vận tải của huyện chủ yếu do các lực lượng ngoài quốc doanh đảm nhận. Số phương tiện vận tải và số lượng hàng hóa cũng như số lượng khách chuyên chở ngày càng tăng.

2.2.2 Điều kiện xã hội 2.2.2.1 Dân số

Theo thống kê năm 2000, dân số của huyện là 134.507 người, trong đó dân số đô thị chiếm 14,57%. Mật độ dân cư 484 người/ km2, Dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện.

Bảng 2.3 Dân số và Mật Độ Dân Số của Các Xã Năm 2000

Xã, thị trấn Dân số

(người)

Diện tích (ha)

Mật độ (người/ km2)

Mong Thọ A 9.590 3.521,12 272

Thạnh Lộc 12.818 3.341,53 383

Mong Thọ B 21.184 3.273,49 646

Giục Tượng 13.115 4.129,10 317

Minh Hòa 17.243 4.632,27 372

Bình An 14.782 3.442,67 429

Vĩnh Hòa Hiệp 25.892 3.518,56 735

Thị trấn Minh Lương 19.843 1.892,26 1.048 Toàn huyện 134.507 27.757,00 484

Nguồn: Thống kê của UBND huyện 2.2.2.2 Tình hình phân bố dân cư

Theo thống kê năm 2000, dân số đô thị là 19.843 người chiếm 14,75 %, còn lại là vùng nông thôn.

2.2.2.3 Thành phần dân tộc

Huyện Châu Thành có ba dân tộc chính là: Kinh, Khơme, Hoa trong đó người Kinh chiếm đa số.

Bảng 2.4 Các Dân Tộc ở Huyện Châu Thành

Dân tộc Số hộ Tỷ lệ (%)

Kinh 16.423 63,87

Khơme 7.601 29,56

Hoa 1.681 6,54

Khác 10 0,04

Tổng 25.715 100,00

Nguồn: Thống kê của UBND huyện

2.2.2.4 Lao động

Số lao động của huyện chiếm 51,54% dân số huyện, tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, dịch vụ hải sản, công nghiệp xây dựng. Bình quân hàng năm có khoảng 1.600 người bước vào độ tuổi lao động. Toàn huyện hiện nay có khoảng 5,4% số lao động chưa có việc làm. Lao động được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (1,8% dân số trong độ tuổi lao động).

Bảng 2.5 Cơ Cấu Lao Động trong Nền Kinh Tế của Huyện Châu Thành Năm 2001 ĐVT: %

Ngành Tỷ lệ

Nông nghiệp 79,40

Công nghiệp – xây dựng 4,20

Dịch vụ 16,40

Tổng 100,00

Nguồn: Thống kê của UBND huyện 2.2.2.5 Giáo dục đào tạo

Toàn huyện có:

Về mẫu giáo: đã xây dựng 3 trường mẫu giáo với 36 phòng học Về trung học cơ sở: có 7 trường, 1 trường trung học nội trú.

Về trung học phổ thông: có 1 trường trung học phổ thông với 32 phòng học.

2.2.2.6 Y tế

Đến năm 2001 toàn huyện có 1 trung tâm y tế (bệnh viện huyện), 8 trạm y tế xã, 1 đội vệ sinh phòng dịch, 1 đội kế hoạch hóa gia đình.

Toàn huyện có 119 giường bệnh trong đó tuyến huyện 70 giường, tuyến xã 49 giường. Trung bình có 8,5 giường bệnh/ vạn dân.

Toàn huyện có 140 cán bộ y tế, trong đó có 24 bác sỹ, 1 dược sỹ, 93 trung cấp các loại, 13 sơ cấp, cán bộ khác 9. Bình quân có 10,41 cán bộ y tế/ vạn dân, riêng bác sỹ là 1,75/ vạn dân.

2.2.2.7 Văn hóa thông tin - thể thao

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ có bước phát triển, đa dạng hóa các loại hình văn hóa quần chúng, văn hóa các dân tộc được phục hồi. Công tác phát thanh bằng hệ thống FM đáp ứng nhu cầu hưởng thủ văn hóa của nhân dân và góp phần xây dựng cuộc sống mới của người dân.

3.1 Khái quát về xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w