Cơ sở lí luận .1 Môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 27 - 32)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận .1 Môi trường

Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong môi trường.

3.1.2 Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là quá trình chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường gây ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau trong sản xuất và sinh hoạt của con người.

a. Ô nhiễm nguồn nước

Sự ô nhiễm nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi trường nước dù chất đó có hại hay không. Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì chất đó trở thành chất độc.

b. Ô nhiễm đất

Đất thường là nơi tiếp nhận các chất thải của đô thị và khu công nghiệp. Việc thải các chất thải rắn ở thành phố đã sinh ra hàng loạt các vấn đề như bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm đất và nước, phá hủy cảnh quan.

c. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa (do khói bụi).

3.1.3 Đánh giá tác động môi trường ĐTM/ (EIA: Environmental Impact Assessment)

ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch phát triển KT – XH của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. (Luật bảo vệ môi trường năm 1994).

Hình 3.1 Sơ Đồ Đánh Giá Nguy Cơ Môi Trường

Nguồn: TTTH Các nghiên cứu

độc học Các kiểu sử dụng

thải bỏ

Các quá trình môi trường

Tính chất phân tử

Độ bền vững Các kiểu phân bố

vận chuyển và tồn tại Quan trắc

Các nghiên cứu trên các quần thể có nguy cơ tiếp xúc

Đánh giá nguy cơ Đặt ra mục tiêu chất

lượng môi trường

Sự cần thiết phải có luật Đánh giá nồng độ dự đoán trong môi trường Mức độ bảo vệ

Đánh giá về mặt xã hội, chính trị, kinh tế

3.1.3 Khái niệm nước sạch

Nước sạch là nước không có màu, không mùi, không vị, không có chất tan, vi sinh gây bệnh cho con người.

Bảng 3.1 Một Số Tiêu Chuẩn của Nước Dùng Cho Sinh Hoạt

Tên chỉ tiêu Đơn vị Mức, không lớn hơn

Màu sắc mg/l Pt 15

Mùi vị - Không có mùi, vị lạ

Độ đục NTU 5

pH - 5

Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/l 300 Hàm lượng oxy hòa tan, tính theo oxy mg/l 6

Tổng chất rắn hòa tan mg/l 1000

Hàm lượng amoniac, tính theo nitơ mg/l 3

Hàm lượng clorua mg/l 250

Hàm lượng chì mg/l 0,01

Hàm lượng nitrat, tính theo nitơ mg/l 10,0 Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) mg/l 0,5

Nguồn: Cục bảo vệ TN – MT Việt Nam 3.1.4 Các nguồn gốc gây ô nhiễm nguồn nước

a. Nguồn gốc tự nhiên

Nước mưa xả vào nguồn một lượng lớn các chất hữu cơ từ quá trình phân hủy động vật và thực vật, các chất hữu cơ từ xói mòn đất. Đôi khi trong đất mùn có chứa nhiều chất mềm và màu.

Các sinh vật nước: sự phát triển của các loại động thực vật nước phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có trong nguồn nước. Khi chất dinh dưỡng trong nguồn quá nhiều thì các sinh vật nước sẽ phát triển mạnh và khi chết đi gây ô nhiễm nguồn nước.

Đặc tính địa chất của nguồn nước. Ví dụ: nguồn nước trên đất phèn chứa nhiều sắt, nhôm, Sunphat. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều sắt và Mangan... Nước vùng núi đá chứa nhiều Canxi.

b. Nguồn gốc nhân tạo

− Sinh hoạt của con người: nước thải sinh hoạt được tạo thành từ các khu dân cư, các công trình công cộng. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các

chất hữu cơ không bền vững tính theo BOD5 cao, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh. Trong nước thải có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, có thể gây hiện tượng phì dưỡng (hay còn gọi là hiện tượng nở hoa). Đây là hiện tượng xảy ra khi các loài tảo lam, tảo lục trong nước ngọt phát triển quá mức trong môi trường nước có chứa nhiều nitơ và photpho. Sự tích lũy của các chất dinh dưỡng này khiến cho các loài tảo sinh sôi nảy nở nhanh chóng, làm cho hệ sinh thái thủy sinh trong nước bị phá vỡ. Sau khi tảo chết đi, trong quá trình phân hủy cần tới một lượng oxy hoà tan trong nước khiến cho độ thiếu oxy tăng lên và nước trong trạng thái yếm khí gây mùi khó chịu.

− Các hoạt động công nghiệp: nước thải sản xuất công nghiệp được phân thành 2 loại là: nước thải bẩn và nước thải quy ước sạch. Nước bẩn thường được tạo thành trong quá trình công nghệ, chất bẩn chủ yếu là các tạp chất nguyên liệu, sản phẩm...

Nước thải quy ước sạch chủ yếu là các loại nước làm nguội máy móc, thiết bị. Các loại nước thải này có thể được dùng lại trong hệ thống cấp nước tuần hoàn của nhà máy.

− Các hoạt động nông nghiệp:

Tác hại của hóa chất sử dụng trong nông nghiệp là làm suy giảm đa dạng sinh học, tiêu diệt các loài côn trùng có ích, làm tăng số lượng sâu hại kháng thuốc.

Sử dụng hóa chất nông nghiệp quá nhiều sẽ tạo nên dư lượng lớn trong nông sản, gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng.

Con người tiếp xúc với thuốc BVTV bị ngộ độc, sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Dạng ô nhiễm do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu hại và phân bón, ngấm vào nguồn cung cấp nước ngọt cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Ô nhiễm Nitrat do sử dụng quá mức phân bón hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với chất lượng nước. Nhằm nâng cao năng suất cây trồng, con người đã sử dụng quá nhiều phân bón, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Hiện tượng phú dưỡng nước cững có nguyên nhân từ việc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV. Những tác hại của việc sử dụng quá mức thuốc BVTV được thể hiện qua hình 3.2 dưới đây.

Hình 3.2 Tác Động của Hóa Chất BVTV Đến Môi Trường

Nguồn: TTTH 3.1.5 Ảnh hưởng của việc ô nhiễm nguồn nước đến môi trường sống

a. Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm

Việc tưới tiêu, thủy lợi trong nông nghiệp đã làm cho nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn bởi các loại phân hóa học, các loại thuốc trừ sâu diệt cỏ thấm qua đất vào từ nước tưới. Bên cạnh đó các loại chất thải của con người như phân người, phân gia súc, rác sinh hoạt không được xử lý mà đưa thẳng ra tưới tiêu, ngấm qua đất vào nguồn nước ngầm cũng làm cho chất lượng nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng. Khi nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn, nó không có khả năng tự làm sạch như nguồn nước mặt có thể làm được nếu nguồn không bị quá tải. Dòng chảy của nước ngầm rất chậm và không phải là dòng chảy rối nên các chất bẩn ô nhiễm không thể bị pha loãng hay phân tán.

b. Ảnh hướng đến chất lượng nguồn nước mặt

Theo các dòng chảy như các dòng sông, do quá trình xáo trộn, pha loãng tốt và quá trình phân hủy các chất gây ô nhiễm với sự tham gia tích cực của các vi sinh vật hiếu khí,

KS vectơ sử dụng Vận chuyển

Chất ô nhiễm

Lắng đọng Bay hơi

Sử dụng Bay hơi Lắng đọng

Sử dụng

Tồn dư Hấp thụ

Không khí

Hoá chất Đất BVTV

Nước

Thực vật

Thực phẩm

Động vật Con người

Vận chuyển Rửa trôi

hàm lượng chất bẩn được giảm xuống. Những quá trình phục hồi tự nhiên này sẽ rất có hiệu quả nếu như dòng chảy không bị quá tải các chất gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w