Mức thu nhập của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 46 - 50)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tìm hiểu nguyên nhân người dân không sử dụng nước sạch

4.2.3 Mức thu nhập của các hộ điều tra

Bảng 4.8 Mức Thu Nhập của Các Hộ Điều Tra

Nhóm Mức thu nhập (1000 đ/ tháng) Số hộ (hộ)

Nghèo < 260 16

Trung bình 260 – 500 15

Khá 500 – 900 10

Giàu >900 9

Nguồn: TTTH

Nhìn chung thu nhập của các hộ dân thuộc loại nghèo và trung bình với số hộ là 31/ 50 hộ điều tra. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho người dân không thể tiếp cận được nước sạch. Với nguồn thu nhập như thế người dân khó có thể đáp ứng yêu cầu phải có từ 400.000 – 800.000 đồng chi phí lắp đặt đường ống dẫn nước vào nhà.

Mặc dù có thu nhập thấp nhưng chi tiêu của người dân trên đại bàn xã không phải là ít. Chi tiêu bình quân 290.500 đồng/ người/ tháng. Số hộ chi vượt thu là 18 hộ chiếm 36 %. Số hộ chi tiêu lớn hơn 50 % thu nhập là 20 hộ, chiếm 40 %. Với khả năng chi tiêu như vậy thì lượng tiền tích lũy cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân bị hạn chế rất nhiều. Nhìn chung, chi tiêu của người dân chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của gia đình.

Bảng 4.9 Chi Tiêu của Các Hộ Điều Tra

Khoản mục Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Chi tiêu vượt thu 18 36,0

Chi tiêu từ 50% thu nhập trở lên 20 40,0

Chi tiêu dưới 50% thu nhập 12 24,0

Tổng 50 100,0

Nguồn: TTTH 4.2.4 Nhận thức của người dân về vấn đề nước sạch

4.2.4.1 Thông tin về Chương trình NS & VSMT

Từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 237/1998/QĐ – TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS

& VSMTNT), đồng thời quyết định tuần lễ từ ngày 29 – 4 đến 6 – 5 hàng năm là tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường.

Bảng 4.10 Mức Độ Nhận Thức về Chương Trình NS & VSMT

Thông tin Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Có biết 22 44

Không biết 28 56

Tổng 50 100

Nguồn: TTTH Qua điều tra 50 hộ, số hộ biết được các thông tin về chương trình NS & VSMT cũng như các tác hại của việc sử dụng nước không hợp vệ sinh chỉ chiếm 44% với 22 hộ.

Trong đó số hộ không biết các tác hại của việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh lại chiếm đến 56 %. Điều này thể hiện hiệu quả của công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu Quốc gia về NS & VSMTNT của chính quyền địa phương còn rất hạn chế. Hệ quả tất yếu là người dân vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về tác hại cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình do việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt không hợp vệ sinh đem lại.

Chính do nguyên nhân không có thông tin về chương trình NS& VSMT cùng với các phương thức xử lý rác thải khác nhau, người dân ngày càng làm bẩn thêm môi trường sống của mình đặc biệt là môi trường nước. Từ đó chúng ta có thể đánh giá về nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt chung của cộng đồng. Các phương pháp xử lý rác chủ yếu của người dân tại địa bàn là: vứt xuống kênh rạch, đổ đống và thiêu đốt.

Bảng 4.11 Tình Hình Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt

Cách xử lý Số hộ Tỷ lệ

Vứt xuống kênh rạch 32 64,0

Đổ đống 15 30,0

Thiêu đốt 3 6,0

Tổng 50 100,0

Nguồn: TTTH Qua bảng 4.12 ta thấy số hộ xử lý rác thải hàng ngày bằng cách vứt xuống kênh rạch chiếm đến 64,0 % với 32 hộ. Nguyên nhân chủ yếu là do những hộ này nằm gần kênh rạch nên rác thải hàng ngày được thải thẳng xuống kênh rạch mà không qua xử lý trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa là trên địa bàn xã vẫn chưa có các tổ thu gom rác nhằm tập trung nguồn rác thải lại một chỗ và xử lý bằng các

biện pháp vệ sinh hơn, giúp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước.

4.2.4.2 Nhận định của người dân về nước sạch

Tìm hiểu nhận định của người dân về nguồn nước sạch nhằm biết được khả năng nhận thức của người dân về nguồn nước sử dụng hàng ngày của gia đình. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng nhận thức của người dân về vấn đề nước sạch.

Theo các hộ nước sạch có thể sử dụng được phải qua các bước khử trùng bằng hóa chất cũng như phải lắng lọc trong một thời gian trước khi sử dụng. Tuy nhiên cũng có một số hộ dân sử dụng nước mà không trải qua bất cứ quá trình lắng lọc nào.

Bảng 4.12 Nhận Định của Người Dân về Nước Sạch

Nhận định Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Nước trong 28 56,0

Nước qua xử lý bằng lắng lọc 15 30,0

Không cần xử lý 7 14,0

Tổng 50 100,0

Nguồn: TTTH Qua bảng 4.11 ta thấy số hộ cho rằng nước sạch là nước trong chiếm 56 % với 28 hộ. Người dân cho rằng chỉ cần xử lý nước hết chất bẩn và không còn đục nữa là có thể sử dụng được. Các hóa chất sử dụng để làm cho nước hết đục chỉ là phèn chua hoặc bột tẩy . Tuy nhiên, quá trình xử lý này chỉ làm cho nước hết đục chứ không diệt được hết các loại vi khuẩn còn tồn tại trong nước, đặc biệt là trứng của các loài giun sán. Trong khi đó số hộ nhận định nguồn nước sạch là nguồn nước đã trải qua quá trình lắng lọc chiếm 30

% với 15 trong tổng số 50 hộ được điều tra. Họ nhận định rằng nguồn nước chỉ sạch sau khi lắng lọc bằng các hóa chất như phèn, chế phẩm hóa học Cloramin B... Mặc dù vậy họ vẫn không thể tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh của các trạm CNTT. Như vậy nguyên nhân làm cho người dân không thể tiếp cận nguồn nước sạch không chỉ là do thu nhập và nhận thức của họ.

Qua quá trình điều tra, có một nguyên nhân nữa làm cho người dân không thể tiếp cận được nguồn nước sạch. Đó là do không có đường ống dẫn nước đi ngang nhà họ.

4.2.5 Thông tin về trạm cấp nước xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w