Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Hòa – huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 41 - 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Vấn đề cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Châu Thành

4.1.3 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Hòa – huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang

Hiện nay các hình thức cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã bao gồm hệ thống nước máy, nước giếng khoan, giếng UNICEF, và nước kênh rạch. Với địa hình có nhiều kênh rạch chằng chịt nên người dân thường có thói quen sử dụng nước kênh rạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

Bảng 4.4 Hiện Trạng Sử Dụng Nước Sinh Hoạt trên Địa Bàn Xã Minh Hòa

Nguồn nước sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

a. Nguồn nước có kiểm định 991 27,4

- Nước máy 967 26,7

- Giếng UNICEF 24 0,7

b. Không có kiểm định 2.632 72,6

- Giếng khoan 1.131 31,2

- Nước kênh rạch 1.501 41,4

Tổng 3.623 100,0

Nguồn: TTTH Qua bảng 4.4 ta thấy số hộ sử dụng nước máy và giếng khoan theo tiêu chuẩn của UNICEF trên địa bàn xã là 991 hộ chiếm 27,4 %, một tỷ lệ rất nhỏ. Bên cạnh đó với số hộ sử dụng nước giếng khoan chiếm tỷ lệ cao (31,2 % với 1.131 hộ). Các giếng khoan ở quy mô hộ gia đình được người dân thuê đội khoan tư nhân thực hiện. Quá trình khoan giếng không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật do UNICEF khuyến cáo nên chất bẩn, độc hại bị nhiễm xuống mạch nước. Các giếng khoan tư nhân thường có độ sâu là 80 m. Ở độ sâu này lượng bùn có trong nguồn nước vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, các chất bẩn có trong nước không được hòa tan mà thấm trực tiếp vào nguồn nước sử dụng của gia đình. Trong khi đó các giếng khoan UNICEF cần phải có độ sâu tối thiểu là 120 m. Các giếng khoan theo tiêu chuẩn của UNICEF sẽ có lượng bùn thấp hơn và các chất bẩn trên bề mặt khó thấm vào nguồn nước đang sử dụng. Chính vì vậy các giếng nước này đảm bảo vệ sinh hơn các loại giếng khoan khác do tư nhân thực hiện. Với số giếng khoan tư nhân khá lớn nên xã đứng trước nguy cơ ngộ độc các loại kim loại nặng có trong nguồn nước ngầm đặc biệt là chất Asen, một loại chất độc gấp 4 lần thủy ngân. Những chất này không ảnh hưởng tức thời đến sức khỏe của người dân mà sẽ ảnh hưởng thông qua một quá trình hấp thụ lâu dài. Hậu quả của việc sử dụng nguồn nước nhiễm kim loại nặng là các căn bệnh ung thư, làm tăng tăng nguy cơ tử vong ở cộng đồng dân cư.

Hình 4.1 Giếng Khoan UNICEF

Nguồn: TTTH

Số hộ sử dụng nước kênh rạch là 1501 chiếm đến 41,4 %. Trong khi đó nước kênh rạch là nguồn nước dễ bị ô nhiễm nhất. Nguyên nhân là do các chất thải ra môi trường nước. Chính vì vậy nguy cơ mắc các bệnh gây ra do sử dụng nước không sạch thường xuyên xảy ra đối với các hộ này. Các bệnh có thể mắc phải là bệnh da liễu, bệnh đường ruột, tiêu chảy, tả, thương hàn, bệnh đau mắt hột... Ngoài ra các loại virus phát triển trong bộ máy tiêu hóa của con người và chúng được thải ra một số lượng lớn trong phân và có thể có trong nước thải sinh hoạt và nước bị ô nhiễm. Thường trong nước thải và nước bị ô nhiễm có virus đường ruột (virus bại liệt) và virus viêm gan. Các bệnh sán là gan, sán lá ruột, sán lá phổi cũng là nguyên nhân từ việc con người ăn các loài sinh vật trong nước như cá, ốc, cua...; các loài rau thủy sinh (rau muống...) có dính ấu trùng giun sán.

Hình 4.2 Đường Lan Truyền Các Bệnh Dịch Tả

Nguồn: TTTH

Do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, việc người dân mắc các bệnh do đường nước là điều không thể tránh khỏi.

Bảng 4.5 Tình Hình Bệnh Đường Nước trên Địa Bàn Xã trong Năm 2004 – 2005

Loại bệnh Năm 2004

(ca)

Năm 2005 (ca)

±∆

(ca) nam2005

± (%)

Tiêu chảy 159 212 53 25

Lỵ trực trùng 0 8 8 100

Lỵ Amip 0 3 3 100

Hội chứng lỵ 84 144 60 41,6

Tổng 243 356 113 31,7

Nguồn: Trung tâm y tế huyện Qua bảng trên ta thấy số ca mắc các bệnh đường nước trên địa bàn xã có sự gia tăng mạnh theo từng năm. Năm 2004 trên địa bàn xã có 243 ca mắc bệnh đường nước.

Trong khi đó đến năm 2005 số ca mắc bệnh có sự gia tăng mạnh (tăng từ 243 ca lên 356 ca, chiếm tỷ lệ 31,7 % tổng số ca mắc bệnh năm 2005). Bệnh tiêu chảy tăng 53 ca chiếm tỷ lệ 25 %, hội chứng lỵ tăng 60 ca chiếm đến 41,6 %. Cá biệt có các bệnh như lỵ trực trùng và lỵ Amip trước đây trên địa bàn xã không có ca nào nhưng năm 2005 lại xuất hiện với số ca mắc phải là 8 ca và 3 ca. Các con số trên vẫn chưa phản ánh đúng thực tế vì có một số lượng lớn bệnh nhân khám và điều trị ở các bệnh viện khác trong và ngoài tỉnh mà ta không thống kê hết được. Nhìn chung tình hình các bệnh đường nước trên đại bàn xã rất đáng lo ngại.

Phân người bị nhiễm bệnh

Người bị cảm nhiễm

Thực phẩm Nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w