Một số hình thức cung cấp nước sinh hoạt .1 Hình thức cấp nước tập trung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 36 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Vấn đề cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Châu Thành

4.1.2 Một số hình thức cung cấp nước sinh hoạt .1 Hình thức cấp nước tập trung

Phèn vôi

Nguồn Bể trộn Bể phản

ứng Bể lắng Bể lọc Bể chứa

Mạng Clo

Nguồn Dàn mưa Bể lắng Mạng

tiếp xúc

Bể lọc nhanh

Bể chứa Clo

Đây là hình thức dùng bơm cao áp đưa lên đài, sau đó trải qua quá trình lắng lọc sẽ hòa vào mạng lưới cung cấp nước cho các hộ sử dụng. Hình thức cung cấp nước sinh hoạt này phù hợp ở những vùng tập trung đông dân cư như thị trấn, thị tứ. Tùy thuộc vào chất lượng nước ban đầu của nguồn nước và yêu cầu chất lượng của nước sử dụng mà dây chuyền công nghệ xử lý có thể đơn giản hoặc phức tạp. Nhìn chung dây chuyền công nghệ xử lý nước phải trải qua các công đoạn chủ yếu như làm trong, khử mẫu, khử trùng đối với nước mặt. Đối với nước ngầm thì phải khử sắt và khử trùng.

- Xử lý nước mặt

- Xử lý nước ngầm

a. Nguồn

Công trình thu nước (nguồn cấp) là thiết bị bơm nước từ tầng nước khai thác lên.

Thiết bị bơm hoạt động bằng điện. Tùy theo công suất của trạm cấp CNTT mà thiết bị bơm có công suất khác nhau.

b. Bể lắng, bể trộn

Bể lắng, bể trộn là nơi để pha trộn hóa chất. Trong dây chuyền xử lý nước mặt thường được xử lý hóa chất (chất keo tụ) trong công đoạn lắng cặn. Các hóa chất thường dùng là phèn nhôm (Al2(SO4)3), phèn sắt (FeSO4) và Clorua sắt (FeCl3). Quá trình pha

trộn hóa chất tạo ra bông kết tủa kéo theo các cặn, liều lượng sử dụng phèn căn cứ vào lượng cặn (độ đục) mà tăng thêm nhiều hay ít.

Bể pha chế hóa chất có dung tích xác định hay bồn chứa để đảm bảo tỉ lệ pha chế.

 So sánh giữa bể lắng đứng và bể lắng ngang:

 Bể lắng đứng:

- Ưu điểm: diện tích xây dựng ít nên kinh phí xây dựng thấp.

- Nhược điểm: chỉ dùng bể lắng đứng cho những trạm có công suất nhỏ đến 3.000 m3/ ngày.

 Bể lắng ngang:

- Ưu điểm: bể lắng ngang so với bể lắng đứng hiệu quả lắng với dòng nước chuyển động theo phương nằm ngang đạt cao hơn.

- Nhược điểm: khi xây dựng cần nhiều kinh phí xây dựng hơn, cần nhiều đất để xây dựng.

c. Bể lọc

Bể lọc có nhiệm vụ giữ lại các hạt cặn có trong nước mà bể lắng không thực hiện được và làm giảm đáng kể lượng vi trùng có trong nước. Bể lọc có nhiều loại tùy theo yêu cầu kỹ thuật áp dụng để đảm bảo đạt chất lượng yêu cầu.

• Căn cứ vào tốc độ lọc:

- Bể lọc chậm (V = 0,1 – 0,4 m/h) - Bể lọc nhanh (V = 5 – 15 m/h)

- Bể lọc cực nhanh (V = 30 – 100 m/h)

• Căn cứ vào áp lực lọc:

- Bể lọc hở - Bể lọc áp lực

• Căn cứ vật liệu học:

- Bể lọc cát sỏi - Bể lọc vật liệu xốp - Bể lọc màng v.v…

 So sánh giữa bể lọc nhanh và bể lọc chậm:

 Bể lọc chậm:

- Ưu điểm: khi cho nước qua lớp vật liệu lọc với vận tốc nhỏ 0,1 ÷ 0,3 m/h thì trên bề mặt cát sẽ dần hình thành màng lọc. Nhờ có màng lọc mà hiệu quả xử lý đạt được rất cao 90 ÷ 99 % cặn bẩn và vi trùng có trong nước bị giữ lại trên lớp màng lọc. Không đòi hỏi sử dụng nhiều máy móc, thiết bị phức tạp, quản lý và vận hành đơn giản.

- Nhược điểm: Chi phí nhân công quản lý rửa cát lọc cao hơn, diện tích xây dựng lớn do đó vận tốc lọc nhỏ, khó cơ khí hóa và tự động hóa quá trình rửa lọc cát.

 Bể lọc nhanh:

- Ưu điểm: kinh phí xây dựng thấp, chi phí nhân công quản lý rửa cát lọc ít, cơ khí hóa và tự động hóa trong quá trình rửa lọc, quản lý nhàn.

- Nhược điểm: nước có hàm lượng cặn vượt tiêu chuẩn cho phép phải dùng hóa chất keo tụ.

d. Diệt trùng

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, nước phải được diệt trùng. Diệt trùng (diệt khuẩn) bằng hóa chất như nước Javen (NaOCl) và Clorua vôi (CaOCl2). Các chất diệt trùng tạo thành các chất oxy hóa mạnh có tác dụng diệt trùng. Cần chú ý sử dụng hóa chất diệt trùng đúng liều lượng, tránh trường hợp sử dụng quá ít, không diệt hết vi trùng hoặc sử dụng hóa chất quá nhiều gây nên mùi khó chịu chho người sử dụng.

e. Bể chứa

Nước sau khi diệt trùng sẽ được đưa vào bể chứa trước khi cung cấp cho các hộ sử dụng thông qua mạng ống nước. Bể chứa được xây dựng tùy theo mặt bằng xây dựng, vật liệu, sử dụng và có dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.v.v… có thể đặt nổi hoặc đặt chìm hoặc nửa chìm. Quy mô bể phụ thuộc nhu cầu và điều kiện kỹ thuật. Có nhiều bể chứa càng tốt dự phòng sự cố.

4.1.2.2 Hình thức cấp nước phân tán a. Giếng khoan

Giếng khoan là công trình dạng hình trụ có tiết diện nhỏ (thường từ 40 mm đến 3.000 mm). Các yếu tố chính của giếng khoan:

• Miệng giếng khoan: là phần bắt đầu của công trình khoan.

• Thành giếng khoan: là mặt bên trong của công trình khoan.

• Đáy giếng khoan: là phần kết thúc của công trình khoan.

• Trục giếng khoan: là đường qua tâm tiết diện của công trình khoan; trục giếng có thể thẳng đứng hoặc nghiêng.

Quy trình khoan tạo giếng khoan:

• Phá hủy đất đá: quá trình tạo nên lỗ khoan tiến sâu vào lòng đất theo thiết kế bằng các phương pháp khoan như khoan xoay, khoan đập hoặc phối hợp đập – xoay.

• Vận chuyển đất đá đã bị phá hủy lên bề mặt đất: làm sạch giếng khoan để tránh mùn khoan cản trở việc phá hủy đất đá tiếp theo trong khi tạo giếng khoan bằng các biện pháp cơ học, thủy lực, khí nén...

• Gia cố thành giếng khoan: là áp dụng các biện pháp chống sập lở thành giếng khoan trong quá trình khoan tạo lỗ và sử dụng giếng khoan bằng nước rửa giếng hoặc ống chống hoặc vật liệu trám xi măng giếng.

Đây là hình thức cung cấp nước chủ yếu của những hộ sống xa kênh rạch. Họ sử dụng máy khoan để khai thác tầng nước ngầm trong phạm vi của gia đình. Tuỳ vào độ sâu của nguồn nước mà giếng nông hay sâu. Nước này được sử dụng cho các hoạt động hàng ngày như tắm rửa, giặt giũ…

b. Dùng các chế phẩm sinh học xử lý nước mặt thành nước sạch để sử dụng cho sinh hoạt

Chế phẩm được sử dụng chủ yếu là phèn. Người dân sử dụng phèn để lắng lọc nước trước khi sử dụng. Hình thức này chủ yếu được áp dụng ở các hộ nằm ven kênh rạch. Họ xử lý nguồn nước mặt thành nước sạch để sử dụng cho nhu cầu hàng ngày.

Quy trình xử lý:

Đun sôi hoặc cho vào bình lọc

Nước kênh rạch Lắng phèn Nước sạchNước sạch Dùng sinh hoạt Uống

Với quá trình xử lý như trên thì lượng vi trùng vẫn còn tồn tại trong nước. Chúng có thể gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng.

c. Dùng dụng cụ chứa nước mưa

Các dụng cụ chứa nước thường được dùng là lu, thùng chứa, bể chứa… Hiện nay trên toàn huyện đã cung cấp cho người dân 933 dụng cụ chứa nước mưa cho các gia đình nghèo, tạo điều kiện cho người dân có nước sử dụng vào mùa khô.

Bảng 4.3 Tình Hình Cung Cấp Dụng Cụ Chứa Nước Mưa Cho Các Hộ Nghèo trên Địa Bàn Huyện Năm 2006

ĐVT: cái

Dụng cụ chứa nước

Thạnh Lộc 0

Minh Hòa 644

Giục Tượng 299

Vĩnh Hòa Phú 0

Mong Thọ 0

Mong Thọ B 0

Tổng 933

Nguồn: Phòng TN – MT huyện Tóm lại với tình hình cung cấp nước hiện nay của huyện vẫn còn nhiều điểm tồn đọng. Điều này thể hiện rừ thụng qua số hộ sử dụng nước sạch trờn địa bàn của huyện vẫn còn khá thấp, đặc biệt là các xã nghèo như xã Minh Hòa.

4.1.3 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Hòa – huyện Châu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w