Giải pháp nhằm nâng cao số hộ sử dụng nước sạch trên địa bàn xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 56 - 61)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Giải pháp nhằm nâng cao số hộ sử dụng nước sạch trên địa bàn xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang

4.3.1 Giải pháp nâng cao thu nhập

Muốn thay đổi bộ mặt nông thôn cần phải đầu tư phát triển kinh tế xã hội đồng thời cải thiện đời sống người dân, phát triển nông nghiệp đồng thời với phát triển công nghiệp chế biến và các loại hình dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Mức độ gia tăng dân số hàng năm có ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sinh hoạt.

Do đó cần vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Tập trung khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực tại địa phương để tiếp tục đầu tư theo định hướng cơ cấu kinh tế chung của xã là nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp và dịch vụ - thương mại. Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tiếp tục bỏ vốn đầu tư mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành thương mại dịch vụ. Phấn đấu cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ trọng thương mại và dịch vụ.

4.3.2 Giải pháp truyền thông và sự tham gia của cộng đồng

Một thực trạng là người dân nông thôn hiện nay vẫn chưa chú trọng đến vấn đề NS

& VSMT. Trong khi đây là một vấn đề NS & VSMT lại có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cũng như làm suy giảm khả năng lao động. Do đó hoạt động tuyên truyền phải giúp cho người dân hiểu được việc đầu tư cho hệ thống cung cấp nước sạch cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường là cần thiết, có hiệu quả thiết thực đến đời sống của người dân.

Các hoạt động tuyên truyền cần phải phối hợp bằng nhiều hình thức khác nhau từ phương thức truyền thông trực tiếp tạ cộng đồng thông qua các hoạt động như phát tờ rơi, treo băng rôn, biểu ngữ đến các hoạt động truyền thông đại chúng như báo đài, bảng tin của xã.

Đối tượng tuyên truyền bao gồm phụ nữ, trẻ em, nam giới, các lãnh đạo của cộng đồng và các dân tộc khác. Trong đó vai trò của việc tuyên truyền đến phụ nữ có ý nghĩa quyết định đến thành công của công tác tuyên truyền. Nguyên nhân là phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt trong gia đình.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giúp người dân hiểu được những tác hại của việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, làm thay đổi nhận thức của người dân về nguồn nước hợp vệ sinh.

Thực hiện công tác tuyên truyền để người dân thay đổi nhận thức về nguồn nước sạch hợp vệ sinh để từ đó khuyến khích người dân tham gia hệ thống nước sạch theo tiêu chuẩn do trạm cấp nước cung cấp.

Khuyến khích người dân thực hiện việc giữ vệ sinh nguồn nước phòng tránh các bệnh gây ra do nguồn nước.

4.3.3 Giải pháp mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt

Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, phát triển mạnh mẽ thị trường nước sạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thông qua các cơ chế chính sách đảm bảo các thành phần kinh tế đuợc coi trọng và đối xử bình đẳng. Với việc gia tăng các nhà cung cấp nước sạch tư nhân, người dân sẽ được tiếp

cận nguồn nước đảm bảo hợp vệ sinh phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Quá trình thu hút những nhà cung cấp nước sạch tư nhân góp phần tăng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch với mức chi phí đầu tư thấp. Biện pháp đặt ra là các trạm cấp nước của nhà nước sẽ đóng vai trò là nguồn cấp nước chính cho các trạm cấp nước tư nhân. Những trạm cấp nước tư nhân này chủ yếu nằm ở những nơi mà đường ống chính của trạm cấp nước đầu nguồn không thể đến được. Với địa bàn rộng, xa khu dân cư các hộ dân nằm sâu trong địa bàn xã sẽ có khả năng sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh, giải quyết được vấn đề thiếu nước vào mùa khô. Hình thức đầu tư có sự tham gia của tư nhân được hoạt động theo một trong hai phương thức sau:

- Nhà nước xây dựng trạm cấp nước đầu nguồn, bán kính trạm là 2 – 3 km/

trạm và hệ thống các trạm cấp nước vệ tinh trực thuộc trạm CNTT đầu nguồn. Trạm CNTT đầu nguồn sẽ đóng vai trò là công ty mẹ của các công ty vệ tinh. Khó khăn vấp phải của mô hình này là nguồn vốn đầu tư rất lớn. Chính vì vậy một giải pháp được đặt ra là cổ phần hóa công ty NS & VSMT đề tạo điều kiện cho các trạm CNTT có nguồn vốn dồi dào.

- Tư nhân đầu tư xây dựng các trạm cấp nước nhỏ. Thực hiện việc khai thác nguồn nước ngầm theo công nghệ hiện đại dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Nhà nước cần chú trọng đến việc giám sát các cơ sở khai thác tư nhân nhằm bảo đảm chất lượng nguồn nước cung cấp cho người dân cũng như ngăn chặn việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Công tác giám sát có thể tiến hành định kì hàng tháng nhằm đảm bảo các trạm cấp nước hoạt động có hiệu quả.

Để thực hiện việc đẩy mạnh xã hội hóa, một số chính sách cần phải được triển khai:

- Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia phát triển các hệ thống cấp nước theo cơ chế sau: Nhà nước vay vốn đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước.

Chuyển giao quản lý sử dụng, khai thác, hoàn trả vốn đầu tư và lãi cho Nhà nước trong vòng 24 tháng. Thời gian được quản lý khai thác kinh doanh từ 20 – 25 năm tùy theo hiệu quả. Cần có sựu hỗ trợ của các ngân hàng nhằm bảo đảm cho nguồn vốn luôn đầy đủ, tạo

nên sự liên kết giữa Nhà nước, Ngân hàng và các cá nhân, doang nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NS &VSMT.

- Chính sách đất đai: Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức cá nhân với mục đích xây dựng công trình cung cấp NS & VSMT phục vụ cộng đồng.

- Chính sách khuyến khích đầu tư: bình đẳng về cơ chế hỗ trợ, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn viện trợ ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư cho công trình NS &

VSMT. Khuyến khích và bảo hộ quyền lợi đối với cộng đồng, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực cung cấp NS & VSMT.

- Chính sách thuế, phí, lệ phí: đảm bảo các tổ chức dịch vụ cấp NS & VSMT có khả năng tự cân đối tài chính, chủ động trong vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình.

Hình 4.6 Minh Họa Không Gian Cấp Nước Sinh Hoạt

49 A. Mô hình các trạm CNTT đầu nguồn và các trạm vệ tinh

Trạm CNTT đầunguồn

Trạm CNTT vệ tinh

Đường ống cấp nước của trạm CNTT ở đầu nguồn Đường ống cấp nước của trạm CNTT của tư nhân

Trạm CNTT do tư nhân đầu tư

Đường ống cấp nước của trạm CNTT ở đầu nguồn Đường ống cấp nước của trạm CNTT của tư nhân B. Mô hình các trạm CNTT của tư nhân đầu tư

Nguồn: TTTH

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w