Thông tin về trạm cấp nước xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 50 - 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Tìm hiểu nguyên nhân người dân không sử dụng nước sạch

4.2.5 Thông tin về trạm cấp nước xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang

• Mục tiêu của công trình:

− Giảm tình trạng bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, nâng cao sức khỏe, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn.

− Góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, góp phần vào việc thực hiện Chương trình quốc gia nước sạch để đế năm 2010 có 85 % dân số được hưởng nước sạch.

− Giảm gánh nặng công việc nhà cho nhân dân, giảm thời gian đi lấy nước ở những khoảng cách xa.

• Quy mô xây dựng:

− Nhà văn phòng : 18,24 m2 - Ống PVC D90 : 110 m

− Kè xây đá hộc - Ống PVC D60 : 1.800 m

− Mạng ống phân phối : 1.910 m

Hình 4.4 Phạm Vi Cung Cấp Nước của Trạm CNTT Xã Minh Hòa (năm 2007)

Kênh Chàm Chẹt – Chưng Bầu

Trạm CNTT

Quốc lộ 61 Cầu Chắc Kha Quốc lộ 61

Ấp An Khương

Ấp An Khương

Ấp Bình Lợi

Đường ống nước của Trạm CNTT

Khu vực trạm CNTT có thể cung cấp

nước theo thiết kế Nguồn: TTTH

Ấp Bình Lợi

Với quy mô 300 m3/ ngày trạm cấp nước sinh hoạt của xã đủ khả năng cung cấp nước 24/ 24 giờ mà không xảy ra tình trạng thiếu nước cấp cho người dân. Theo thiết kế, chiều dài đường ống cấp nước đến các hộ dân là 1.910 m, số hộ được hưởng nguồn nước sạch của nhà máy sẽ bị hạn chế rất nhiều. Những hộ nằm ở các ấp vùng sâu vùng xa khó có khả năng tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh.

 Tóm lại:

Qua quá trình điều tra, ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho người dân không thể tiếp cận được nguồn nước sạch là:

− Thu nhập thấp

− Nhận thức của người dân về vấn đề nước sạch

− Đường ống cấp nước của trạm CNTT không đủ độ dài để đến từng hộ gia đình.

Bảng 4.13 Thông Tin về Nguyên Nhân Người Dân Không Sử Dụng Nước Sạch

Nguyên nhân Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Thu nhập thấp 24 48,0

Nhận thức kém 15 30,0

Không có đường ống nước đi qua 11 22,0

Tổng 50 100,0

Nguồn: TTTH 4.2.6 Chi phí khám chữa bệnh đối với các bệnh đường nước

Việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh làm cho chất sức khỏe của người dân bị giảm sút. Điều này được chứng minh qua số ca mắc bệnh ngày càng tăng. Điều này làm cho chi phí y tế của người dân ngày càng nhiều. Điều này làm cho thu nhập của người dân ngày càng giảm, nền kinh tế bị đình trệ giảm sút do sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề.

Bảng 4.14 Bảng Tính Toán Chi Phí Khám Chữa Bệnh Bình Quân Cho Một Ca Mắc Bệnh Đường Nước

41

Khoản mục Loại bệnh

Tiêu chảy Lỵ trực trùng Lỵ Amip Hội chứng lỵ a. Chi phí thuốc men 240.000 180.000 120.000 150.000 b. Chi phí cho bệnh viện 30.000 53.000 15.000 40.000

c. Chi phí cơ hội 60.000 45.000 25.000 30.000

- Chi phí nghỉ việc 36.000 28.000 15.000 18.000 - Chi phí thăm nuôi 24.000 17.000 10.000 12.000

Tổng 330.000 278.000 160.000 220.000

Nguồn: Bệnh viện trung tâm huyện Chi phí khám chữa bệnh của người dân trong huyện rất cao. Những ca bệnh nặng mới được chuyển đến bệnh viện tuyến trên. Còn các ca nhẹ thì được điều trị chủ yếu tại trạm y tế. Chi phí khám chữa bệnh bình quân của người dân rất cao. Trung bình 1 ca tiêu chảy nặng được điều trị tại bệnh viện trung tâm huyện có chi phí là 330.000 đồng. Bệnh lỵ trực trùng và lỵ Amip có chi phí lần lượt là 278.000 đồng và 160.000 đồng, hội chứng lỵ có chi phí chữa bệnh là 220.000 đồng. Bình quân một bệnh nhân mắc các bệnh đường nước đã tốn mất chi phí cơ hội rất lớn. Nguyên nhân là họ phải nghỉ việc và người thân phải nghỉ làm để chăm sóc cho bệnh nhân tại trạm xá. Qua bảng 4.13 ta thấy thiệt hại cho nền kinh tế rất lớn. Chính vì vậy vấn đề sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh cần phải được khắc phục. Qua quá trình điều tra, số hộ mắc các bệnh đường nước thường có xu hướng gia tăng vào tháng 3 hàng năm. Đây là tháng cao điểm mùa khô. Người dân thiếu nguồn nước sạch để uống. Chính vì vậy họ buộc phải sử dụng nước kênh rạch đun sôi làm nước uống. Quá trình đun nấu vẫn chưa giết hết các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột có trong nước.

4.2.7 So sánh chi phí bình quân người dân phải trả đối với một đơn vị nước sử dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w