1.3. NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HểA HỌC VÀO THỰC TIỄN
1.3.2. Đánh giá năng lực
Các tác giả trong [15] cho rằng ĐG NL HS là ĐG khả năng áp dụng những kiến thức, KN và thái độ đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống TT hướng tới việc xác định sự tiến bộ của người học. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa ĐG NL và ĐG kiến thức, KN, mà ĐG NL được coi là bước phát triển cao hơn so với ĐG kiến thức, KN.
ĐG NL là một vấn đề mới được đặt ra trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển NL. Ngoài các công cụ ĐG trước đây cần bổ sung thêm một số công cụ khác như: Bảng kiểm quan sát, phiếu phỏng vấn, phiếu ĐG sản phẩm hoạt động của HS. Đề kiểm tra hóa học cũng cần được thiết kế theo mục tiêu phát triển NL chứ không chỉ ĐG kiến thức, KN [63].
1.3.2.1. Đánh giá qua quan sát
Quan sát trong giáo dục học, theo Thomas. A, được hiểu là PP tri giác có mục đích một hiện tượng sư phạm nào đó, để thu những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể, đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng [102]. Đây là PP được sử dụng rộng rãi, có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài lớp, thuận lợi cho việc thu thập thông tin để GV ĐG về KN (bao gồm cách thức tiến hành hoạt động và sản phẩm) và thái độ của HS.
Việc quan sát có thể được thực hiện trực tiếp trong quá trình học tập của HS hoặc gián tiếp qua nghiên cứu các sản phẩm của quá trình học tập của chúng.
Để ĐG NL qua quan sỏt cú hiệu quả, cần xỏc định rừ mục tiờu ĐG, thiết kế bảng kiểm quan sát với những tiêu chí ĐG gắn với các biểu hiện của NL, ĐG cách thức thu thập và phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định [64]. Qua quan sát, GV sẽ hiểu được hành vi của HS trong bối cảnh cụ thể, kịp thời điều chỉnh cách dạy học. Nhưng bên cạnh đó, ĐG qua quan sát cũng có những hạn chế nhất định đó là mất thời gian và mang đậm tính chủ quan của người quan sát.
1.3.2.2. Đánh giá qua vấn đáp
Vấn đáp là PP hỏi và đáp giữa người dạy và người học nhằm làm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu học tập, từ tình huống hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống.
PP ĐG này có nhiều ưu điểm: có thể sử dụng trong mọi thời điểm của quá trình dạy học. Nếu vận dụng khéo léo, nó sẽ giúp cho GV thu được tín hiệu ngược nhanh chóng ở mọi đối tượng HS, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học của GV và HS. Đối với HS, giúp thúc đẩy HS học tập thường xuyên có hệ thống, kích thích các em tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡng NL diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học. Ngược lại, nếu GV khụng khộo lộo, đặt cõu hỏi quỏ khú, hoặc khụng rừ ràng thì cuộc vấn đáp sẽ kém hiệu quả. Bên cạnh đó, thay vì vấn đáp trực tiếp có thể dùng các phiếu hỏi để ĐG sự phát triển NL của HS. Theo Cao Thị Thặng, có phiếu hỏi GV và phiếu hỏi HS. Các phiếu hỏi cần thiết kế theo một số tiêu chí của NL cần ĐG, mức độ phát triển năng lực cần đạt được ở HS [63].
1.3.2.3. Đánh giá qua bài kiểm tra
Là một hình thức GV ĐG NL HS thông qua bộ câu hỏi/bài tập dành cho một đối tượng/nhóm đối tượng HS thực hiện trong một thời gian nhất định. GV chấm bài và cho nhận xét. Các câu hỏi trong bài kiểm tra có thể bao gồm các câu hỏi định tính, định lượng, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận, câu hỏi mở, ...
Bộ câu hỏi và bài tập này nhằm ĐG khả năng đạt được của mỗi HS theo các mức độ phát triển NL. Khi xác định các biểu hiện của từng cấp độ cần chú ý đến hướng phát triển của HS qua từng mức độ, đến mức độ vận dụng cao chính là HS đã có được mức độ cao của NL cần thiết cho mỗi chủ đề.
1.3.2.4. Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
Tự ĐG và ĐG đồng đẳng được sử dụng như là một trong những PP chủ đạo trong ĐG NL. Tự đánh giá là một hình thức ĐG mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. HS sẽ ĐG các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những gì thay đổi để hoàn thiện bản thân. Việc ĐG có thể thực hiện theo các bước sau: Tạm ngừng và suy ngẫm: HS ĐG mức độ đạt được của bản thân bằng cách tạm ngừng hoạt động và suy nghĩ về những gì mình đã và đang học, làm được; kết nối các yếu tố bằng các tiêu chí xác định; so sánh với một mẫu đã làm tốt (một ví dụ, một đáp án...).
Mục đích của việc tự ĐG là làm cho HS hiểu rằng mỗi cá nhân luôn tiềm ẩn những NL riêng. HS chỉ phát triển khi những khả năng của chúng được ĐG một cách trung thực và được định hướng để phát huy hết tiềm năng. Điều đó bao gồm cả việc sẵn sàng hành động và công nhận ưu thế của bạn bè.
Đánh giá đồng đẳng là quá trình trong đó các nhóm HS cùng độ tuổi hoặc cùng lớp ĐG hiệu quả công việc lẫn nhau. Một HS sẽ quan sát các bạn của mình trong suốt quá trình học tập và do đó sẽ có thêm những hiểu biết cụ thể về công việc của mình khi trao đổi với GV và các bạn học.
Trong luận án này, với mục đích ĐG NL TH và NL VDKTHH vào TT chúng tôi thiết kế một số công cụ ĐG NL như: phiếu ĐG sản phẩm DA, bài kiểm tra theo hướng phát triển NL, bảng kiểm quan sát. Trong các kế hoạch dạy học và đề kiểm tra, chúng tôi chú ý các yêu cầu, nhiệm vụ để phát triển NL cho HS như:
các câu hỏi mở yêu cầu HS trình bày thông tin thu được khi quan sát một sự vật, hiện tượng..., yêu cầu HS thiết kế mô hình, bảng biểu, sơ đồ tư duy, ...bài tập/nhiệm vụ TT.
1.3.3. Năng lực tự học