TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Chọn đối tượng, địa bàn thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (Trang 121 - 124)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

3.3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Chọn đối tượng, địa bàn thực nghiệm

Để tiến hành TN, chúng tôi lựa chọn các trường THPT ở các địa bàn thành phố, thị trấn, miền núi với các loại hình trường công lập, dân lập. Về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của các trường TN không đồng đều: Trường có phương tiện kĩ thuật tương đối tốt, có phòng học đa phương tiện và có những trường không có phòng học đa phương tiện. Về trình độ nhận thức và chất lượng học tập của HS ở các mức độ tương đương nhau. Các GV tham gia TN đều là GV trẻ, nhiệt huyết với mong muốn đổi mới PPDH, đang hoặc vừa hoàn thành xong chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành LL & PP dạy học bộ môn Hóa học; có hiểu biết về ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học; có trách nhiệm, nhiệt tình tham gia thực hiện đề tài.

Ở các trường THPT đã chọn, chúng tôi lựa chọn HS các lớp 10 làm lớp ĐC và lớp TN tương đương nhau về chất lượng học tập, số lượng HS, độ tuổi. Lớp TN, lớp ĐC do cùng một GV phụ trách.

3.3.2. Quy trình thực nghiệm

3.3.2.1. Trao đổi với giáo viên trước khi dạy thực nghiệm

Trước khi tiến hành mỗi bài TN và ĐC, chúng tôi đã tổ chức gặp gỡ và trao đổi với các GV phổ thông tham gia dạy ở lớp TN và ĐC về các vấn đề sau:

- Mục đích TNSP.

- Các biện pháp phát triển NLTH và NL VDKTHH vào TT và vận dụng mỗi biện pháp trong từng giáo án cụ thể, phân tích điểm mới và sự khác biệt với các giáo án mà GV đang thực hiện, dự kiến các khó khăn và cách khắc phục.

- Thống nhất về khối lượng nội dung kiến thức của bài lên lớp và bài kiểm tra (theo chuẩn kiến thức – KN do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định).

- Soạn, in sẵn phiếu học tập, giáo án lên lớp, ebook hỗ trợ; nội dung đề kiểm tra và các phương án triển khai kế hoạch dạy học để GV nghiên cứu trước.

- Trao đổi kĩ lưỡng, cẩn thận với các GV dạy TN về PP tiến hành bài dạy, cách thức tổ chức giờ học theo LTKT. Bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều

kiện thực tế nhằm để vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh giờ học cụ thể để tiết học đạt hiệu quả tốt nhất.

Yêu cầu GV dạy TN nghiên cứu giáo án. Nghiên cứu sinh và GV dạy TN hoàn chỉnh giáo án trước và sau mỗi lần TN.

3.3.2.2. Tổ chức dạy thực nghiệm

Thực nghiệm thăm dò

- Chúng tôi tiến hành TN thăm dò với mục đích là để GV và HS làm quen với các PPDH theo LTKT, kiểm tra các giáo án và đề kiểm tra. TN được thực hiện trong năm học 2011 – 2012 ở 2 trường THPT Quang Trung (Hà Nội) và Tô Hiệu (Sơn La). Bài dạy thực nghiệm là 3 bài thuộc chương 1.

- Sau khi có kết quả TN thăm dò, các giáo án được hoàn thiện để đem TN chính thức.

Thực nghiệm chính thức

Chúng tôi đã tiến hành TN chính thức được 2 vòng: Vòng 1, năm học 2012 – 2013; Vòng 2, năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015; số trường TN: 12 trường THPT. Số bài dạy TN là 08 bài. Cụ thể:

- GV dạy lớp TN sử dụng hai PPDH đã đề xuất theo LTKT. GV dạy lớp ĐC theo PPDH của GV thường sử dụng (không theo LTKT). Dự giờ, trao đổi với các GV dạy lớp TN sau mỗi tiết dạy để rút kinh nghiệm.

- Trong mỗi tiết học, sử dụng bảng kiểm quan sát để quan sát sự phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT của HS.

- Kết thúc mỗi chương, tiến hành kiểm tra (45’) ở cả lớp TN và ĐC nhằm ĐG chất lượng tiếp thu kiến thức của HS.

- Cuối đợt TN, chúng tôi tiến hành điều tra ý kiến nhận xét, phản hồi của GV và HS về các biện pháp sư phạm đã triển khai (nội dung các phiếu hỏi để xin ý kiến của GV (phụ lục 6) và HS).

Khu vực, tỉnh (thành phố), trường THPT, lớp TN, lớp ĐC và GV tham gia TNSP vòng 1, vòng 2 được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.1. Tỉnh/thành phố, trường, lớp TN, lớp ĐC và GV tham gia TNSP vòng 1 TỈNH/

THÀNH PHỐ

TRƯỜNG THPT

THỰC

NGHIỆM ĐỐI CHỨNG GIÁO VIÊN

THỰC HIỆN

LỚP SĨ SỐ LỚP SĨ SỐ

Hà Nội Quang Trung 10A3 44 10A4 45

Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Thị

Thanh

Cầu Giấy 10A2 42 10A4 40 Đinh Thị Nga

Hòa Bình Nguyễn Trãi 10A1 40 10A2 38 Nguyễn Thị Lợi

Sơn La Tô Hiệu 10A 45 10B 41 Thiều Thị Nga

Hải Phòng

Hồng Bàng 10C7 42 10C8 40 Lê Thị Cẩm Tú

Hải An 10C1 41 10C2 39 Phạm Thị Phương

Linh

Lạng Sơn Hữu Lũng 10A17 40 10A16 41 Nguyễn Thị Hương

Bảng 3.2. Tỉnh (thành phố), trường, lớp TN, ĐC và GV tham gia TNSP vòng 2 TỈNH/

THÀNH PHỐ

TRƯỜNG THPT

THỰC

NGHIỆM ĐỐI CHỨNG GIÁO VIÊN

THỰC HIỆN

LỚP SĨ SỐ LỚP SĨ SỐ

Hà Nội

Quang Trung 10A3 44 10A2 43

Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Thị

Thanh Dân lập

Nguyễn Siêu* 10A3 25 10A2 25 Lê Minh Thực,

Nguyễn Thị Thanh Tân Vân –

Phú Xuyên 10A1 42 10A2 44 Lê Thị Huyền

Lạng Sơn chuyên

Chu Văn An 10C 34 10B 33 Phạm Thị Kim

Ngân

Sơn La Tô Hiệu 10A 44 10B 43 Thiều Thị Nga

Quảng Ninh

TH-THCS- THPT

Văn Lang 10E 33 10D 31 Lê Khắc Huynh

Bắc Ninh chuyên Bắc Ninh

10 chuyên

Sinh 35

10 chuyên

Lí 36 Ngô Thị Chinh

* Số liệu của trường THPT dân lập Nguyễn Siêu chỉ dùng để phân tích định tính.

3.3.3. Nội dung thực nghiệm

Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã chọn các bài TN sau:

Bảng 3.3. Các bài dạy thực nghiệm

TT Chương PP (chính) Bài

1

Nguyên tử

PPDH GQVĐ Thành phần nguyên tử.

Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học.

DHDA Một số nguyên tố phóng xạ quan trọng và cách sử dụng.

2

Nhóm oxi PPDH GQVĐ

Hợp chất có oxi của lưu huỳnh (tiết 2).

Khái quát nhóm oxi.

DHDA Ứng dụng của một số chất trong chương “nhóm oxi”.

3 Tốc độ PƯ và cân

bằng hóa học PPDH GQVĐ Tốc độ phản ứng (tiết 1).

Cân bằng hóa học (tiết 2).

3.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w