Năng lực tự học 1. Tự học

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (Trang 25 - 29)

1.3. NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HểA HỌC VÀO THỰC TIỄN

1.3.3. Năng lực tự học 1. Tự học

(1) Các quan điểm về tự học

Theo từ điển Giáo dục học: “Tự học là quá trình người học tự mình hoạt động, lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện KN thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo” [34]. Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: TH là tự mình động não, sử dụng các NL trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, có chí tiến thủ, lòng say mê khoa học…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình [68]. Theo Nguyễn Bá Kim: Biết TH cũng có nghĩa là biết tra cứu những thông tin cần thiết, biết khai thác những ngân hàng dữ liệu của những trung tâm lớn, kể cả trên internet để hỗ trợ cho nhiệm vụ học tập của mình, trích theo [56]...

Như vậy, TH là một bộ phận cốt lừi của học. TH phản ỏnh rừ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và nỗ lực của người học, phản ánh NL tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định.

Từ các quan điểm về TH, có thể nhìn nhận hoạt động TH bao gồm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Là quá trình HS học độc lập ngay ở trên lớp dưới sự hướng dẫn, điều khiển và định hướng của GV. Lúc này, các thao tác tư duy, các hoạt động trí tuệ của HS chịu ảnh hưởng lớn của sự định hướng của GV, theo sự tổ chức của GV.

+ Giai đoạn 2: Là quá trình HS tiến hành các hoạt động TH độc lập ở ngoài lớp học để hoàn thành các nhiệm vụ nhận thức theo yêu cầu của GV hoặc thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết do chính mình tự đặt ra. Trong quá trình này HS phải tiến

hành độc lập các hoạt động của mình. Các hoạt động trí tuệ này chịu ảnh hưởng rất lớn của vốn tri thức, kinh nghiệm, các PP và trình độ tư duy đã có ở mỗi HS.

(2) Các hình thức tự học

Theo Nguyễn Cảnh Toàn, TH có ba hình thức chính [69] là:

• Thứ nhất, TH có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà TH.

• Thứ hai, TH có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác.

• Thứ ba, TH không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết riêng, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức cho bản thân.

Mức thứ ba là hình thức TH cao nhất, vì ở đây người học tự mình tổ chức toàn bộ các hoạt động của quá trình tự nhận thức của mình để thu được kết quả.

Trong luận án đưa ra một số các biện pháp chủ yếu để nâng cao được tối đa hình thức TH thứ nhất, thứ hai cho HS, để cuối cùng hướng tới phát triển NL TH cho HS ở hình thức TH hoàn toàn, TH suốt đời.

(3) Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự học

Theo Lê Trọng Dương [26], Thái Duy Tuyên [79], các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quá trình TH là nhóm nhân tố bên trong nhóm nhân tố bên ngoài. Các nhóm nhân tố này được chúng tôi sơ đồ hóa và thể hiện trên hình 1.5.

Theo chúng tôi, để việc TH của HS đạt kết quả cao cần có cả hai nhân tố bên trong, bên ngoài và chúng có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cùng nhau. Trong đó, nhóm nhân tố bên trong đóng vai trò quyết định, nhóm nhân tố bên ngoài tạo điều kiện thực hiện nhóm nhân tố bên trong, đặc biệt là trong việc phát triển NL TH. Với vai trò là người GV có thể nâng cao được NL TH của HS khi tác động vào các nhân tố như: nâng cao động cơ, hứng thú học tập của HS; áp dụng các PP DHTC để phát huy tính chủ động của HS; và khai thác tài liệu, bổ sung tài liệu tham khảo.

Hình 1.5. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự học 1.3.3.2. Năng lực tự học

(1) Khái niệm năng lực tự học

Như đã phân tích, đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động TH là tính độc lập cao của chủ thể học tập. Còn NL là khả năng thực hiện các hành động cụ thể của chủ thể hoạt động. Dựa trên các biểu hiện của NL TH, các KN TH, khái niệm NL TH có thể khái quát như sau:

NL TH là khả năng người học biết tự xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời biết tự ĐG và điều chỉnh bản thân để thu nhận nhanh các kiến thức, thực hiện và vận dụng tốt các kỹ năng vào học tập, đời sống với thái độ tự giác, tích cực và tinh thần độc lập cao.

(2) Biểu hiện của năng lực tự học

Theo các tác giả trong tài liệu [15], NL TH của người học có các biểu hiện sau:

- Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém.

- ĐG và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập.

- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập.

(3) Các kĩ năng tự học của học sinh THPT

Theo Phạm Đình Khương [42], Nguyễn Cảnh Toàn [69], các KN TH của HS THPT là:

- Những KN TH thuộc các hoạt động có thể quan sát được: KN nghe giảng trong tự học; KN ghi chép trong TH; KN hỏi trong TH; KN đọc tài liệu, và khai thác thông tin trên internet.

- Những KN TH thuộc các hoạt động không quan sát được: Nhóm các KN liên quan đến động cơ và mục đích: Tự xác định nhu cầu, mục đích, động cơ học tập; Nhóm các KN liên quan đến trí tuệ: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, và so sánh; Nhóm các KN tổ chức các hoạt động TH: Tự xây dựng kế hoạch, tự thực hiện kế hoạch, kết thúc kế hoạch; Nhóm các KN tự kiểm tra, ĐG: KN hệ thống hóa, phân loại các vấn đề hóa học, KN so sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của bạn với kết quả của mình; KN tự rút kinh nghiệm về cách học, PP học tập các bộ môn của bản thân, luôn tìm cách điều chỉnh.

1.3.3.3. Vai trò của tự học

TH nói chung và TH hóa học nói riêng có vai trò rất quan trọng:

- TH khắc phục nghịch lí: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn.

- Học tập là một quá trình suốt đời. Có PP TH tốt sẽ giúp HS biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Có PP TH tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao. TH là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người.

- TH có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá người học sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức.

Qua nghiên cứu vai trò của TH, qua TT thấy rằng: Không một nhà trường nào trang bị được cho HS tất cả kiến thức ngoài xã hội. Kiến thức vô cùng phong phú, luôn biến động và phát triển không ngừng, nhất là ở thời đại xã hội bùng nổ

thông tin đòi hỏi con người phải TH. Do vậy, các biện pháp sư phạm ngày càng cải tiến, đổi mới của GV giúp HS tăng cường NL TH đã, đang và sẽ mãi cần thiết.

1.3.4. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w