2. Tính vận tốc trung bình của PƯ theo lượng tạo thành HBr ở thời điểm t = 50 giây
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HểA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
2.3.1. Biện pháp 1: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo lí thuyết kiến tạo
Qua phân tích bản chất, ưu điểm của một số PP DHTC theo LTKT; tiêu chí của NL TH và NL VDKTHH vào TT thấy: khi vận dụng PPDH GQVĐ và PP DHDA, GV có thể tạo nhiều cơ hội cho HS phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT.
PPDH GQVĐ giúp HS trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có sẽ xem xét, ĐG, thấy được vấn đề cần giải quyết. Ví dụ: Chương 1 – Nguyên tử, HS đã được học thành phần và cấu tạo NT ở THCS. Ở lớp 10, HS sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu về đặc điểm của các hạt hạ NT này, PP và bằng chứng khoa học mà các nhà bác học đã sử dụng để phát hiện ra chúng. Qua đó, vừa tự lực nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó, lại vừa phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo và có tiềm năng vận dụng tri thức vào những tình huống mới, chuẩn bị NL thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề đã nẩy sinh.
PP DHDA giúp HS có điều kiện nắm được chiều sâu của nội dung học tập.
Nội dung học tập gắn với sở thích, nhu cầu của HS nên dễ hình thành ở họ hứng thú học tập. Ví dụ: HS được khám phá thêm các tri thức mới và vận dụng vào giải quyết các vấn đề TT, cập nhật, đang được quan tâm giải quyết của toàn xã hội như vấn đề ô nhiễm môi trường, các phương pháp chuẩn đoán và chữa bệnh bằng các đồng vị phóng xạ, ... Qua đó, HS có điều kiện phát triển các KN TH, các KN xử lí các vấn đề và vận dụng kiến thức vào TT, các KN xã hội như làm việc theo nhóm, thuyết trình,….
Vì vậy, việc vận dụng PPDH GQVĐ và PP DHDA theo LTKT vào dạy học hóa học nhằm phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT cho HS là phù hợp và khả thi.
2.3.1.1. Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (1) Mục đích
PPDH GQVĐ sẽ góp phần phát triển NL TH của HS: Giúp HS tự lực xây dựng kiến thức mới dựa trên các quan niệm sẵn có, các tình huống TT, gần gũi. Thúc
đẩy khả năng dự đoán, suy luận, khai thác thông tin qua các hiện tượng thí nghiệm, mô hình/ tranh ảnh trực quan; thúc đẩy khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin nhanh chóng, khả năng kiến tạo tri thức từ các quan niệm sẵn có (quan niệm đúng, sai; quan niệm TT, gần gũi) dựa trên nhiệm vụ được giao. Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm ở HS. Rèn luyện NL phối hợp làm việc giữa cá nhân và nhóm.
PPDH GQVĐ góp phần phát triển NL VDKTHH vào TT cho HS: Các tình huống của bài học là các tình huống TT, giúp HS liên hệ kiến thức khoa học và kiến thức TT. Sau khi có kiến thức mới HS phải vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống TT khác, giúp tạo thói quen và tinh thần sẵn sàng vận dụng kiến thức vào TT.
(2) Quy trình thực hiện
Giai đoạn chuẩn bị
Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu, lựa chọn bài học.
- Lập kế hoạch dạy học, dự đoán các quan niệm sẵn có của HS, thiết kế các nhiệm vụ, phiếu học tập, dự đoán các khó khăn của HS trong quá trình học tập, chuẩn bị các thí nghiệm tương ứng với từng bài học.
- Thiết kế các hoạt động dạy học.
- Thiết kế công cụ ĐG NL TH và NL VDKTHH vào TT của HS.
- GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài học trước giờ học. Hướng dẫn HS cách tự đọc trước tài liệu: SGK, ebook.
Chuẩn bị của HS: HS chuẩn bị cho bài học mới theo SGK, ebook.
Giai đoạn tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp Bước 1: Phát hiện vấn đề
- GV tạo tình huống (phiếu học tập hoặc các câu hỏi cho một tình huống, một thí nghiệm, ...) cho các nhóm.
- HS hoạt động nhóm: HS tiếp nhận tình huống, đọc, hiểu yêu cầu tình huống đặt ra. Đặt ra mục tiêu GQVĐ.
Bước 2: Giải quyết vấn đề
Dự đoán: - HS huy động các kiến thức đã có để dự đoán các trường hợp có thể xảy ra trong tình huống.
- GV tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS: GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, ĐG về các dự đoán được đưa ra, lựa chọn phán đoán thích hợp. Trong giai đoạn này, HS hoặc nhóm HS lên trình bày dự đoán của mình, các HS khác nghe, so sánh, bổ sung hoặc bác bỏ nếu cần thiết. Sau đó, GV lựa chọn các dự đoán mà đa số HS đều nhất trí.
Kiểm nghiệm: - GV tổ chức cho HS kiểm nghiệm các dự đoán: Làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm mô phỏng, ...
- GV tổ chức và điều khiển HS trao đổi kiểm nghiệm phán đoán bằng các lập luận logic. Giai đoạn này, nếu quá trình kiểm nghiệm của HS được diễn ra thuận lợi, GV hợp thức hóa kiến thức. Ngược lại, khi HS thất bại, GV cần có các chỉ dẫn để giúp đỡ HS: đưa thêm bằng chứng, gợi ý sát hơn, … để HS lặp lại quá trình dự đoán, kiểm nghiệm. HS phải huy động nhiều nhất kiến thức đã có.
Bước 3: Kết luận
- HS trình bày và thảo luận kết quả đạt được. GV chính xác hóa, bổ sung kiến thức (nếu cần thiết).
- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức: GV giao nhiệm vụ/ bài tập cho HS vận dụng kiến thức vừa xác lập. Qua đó, GV và bản thân HS có thể kiểm tra được mức độ nắm kiến thức của HS.
- Đánh giá NL TH và NL VDKTHH vào TT của HS
ĐG qua quan sát, phiếu hỏi, bài kiểm tra, tự ĐG và ĐG đồng đẳng.
(3) Lựa chọn nội dung dạy học có nhiều khả năng phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Cần lựa chọn những nội dung hóa học phù hợp để phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT, phù hợp với bản chất của PPDH GQVĐ theo LTKT và một số PP, kĩ thuật DHTC hỗ trợ vừa nêu.
Những nội dung dạy học phù hợp là những nội dung:
- Đã được nghiên cứu sơ lược ở lớp dưới. Ví dụ: Khái niệm NT, nguyên tố, ...
- Có những hướng nghiên cứu tương tự nhau. Ví dụ: Các bài khái quát về các nhóm.
- Có nhiều liên hệ TT. Ví dụ: Bài nghiên cứu về chất: oxi, axit sunfuric, ...
Ví dụ: Ở chương 1 (SGK Hóa học 10 nâng cao), có ba bài: bài 1 – Thành phần nguyên tử, bài 2 – Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học, và bài 3: Đồng vị.
Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình là những bài phù hợp với PPDH GQVĐ theo LTKT nhằm phát triển NL TH và NL VDKTHH vào TT cho HS trong điều kiện TT (mặt bằng chung về lực học của HS, cơ sở vật chất, ...) của Việt Nam.
Còn bài 6 – Lớp và phân lớp electron, bài 7 – Năng lượng của các electron trong nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử, là những bài có nội dung tương đối trừu tượng, mặt khác chương trình chưa đề cập đến các khái niệm về “phổ” nên việc TH và VDKTHH vào TT của HS như giải thích màu sắc cầu vồng, ... gặp khó khăn.
Những bài học này cần vận dụng phối hợp các PPDH.
(4) Một số ví dụ
Chúng tôi thiết kế 6 giáo án dạy học theo PPDH GQVĐ: Thành phần nguyên tử; hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học; khái quát nhóm oxi; các hợp chất có oxi của lưu huỳnh – tiết 2; cân bằng hóa học – tiết 2 (xem trong phụ lục 4); tốc độ PƯ.
Sau đây một giáo án minh họa được giới thiệu.
GIÁO ÁN 7