2. Tính vận tốc trung bình của PƯ theo lượng tạo thành HBr ở thời điểm t = 50 giây
2.2.2. Quy trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo
Quy trình dạy học thông thường bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn tổ chức dạy học. Dựa trên chu trình dạy học theo LTKT, chúng tôi thiết kế quy trình dạy học (đi sâu vào giai đoạn tổ chức dạy học) theo LTKT như sau:
• Giai đoạn chuẩn bị (giai đoạn 1) gồm: Xác định mục tiêu bài học; kiến thức trọng tâm bài học; soạn các câu hỏi điều tra quan niệm sẵn có của HS, thiết kế các tình huống dạy học, dự đoán các khó khăn, chướng ngại của HS; lựa chọn PP và phương tiện dạy học; thiết kế bộ công cụ đánh giá; xây dựng định hướng dạy học;
chuẩn bị các nhiệm vụ học tập mang tính định hướng cho bài học sau.
• Giai đoạn tổ chức dạy học (giai đoạn 2): GV là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh để HS tích cực độc lập tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, vận dụng vào tình huống TT trong mối quan hệ tương tác thể hiện trên hình 2.3:
- Điều tra quan niệm sẵn có của HS: GV điều tra các kiến thức đã có của HS liên quan đến vấn đề dạy bằng cách sử dụng bài tập in trên phiếu học tập, sử dụng kĩ thuật KWL, 5W1H, dựa vào CT và SGK, ...
Tuy nhiên, hoạt động này có thể không diễn ra nếu GV dự đoán được những quan niệm sẵn có của HS dựa vào hệ thống kiến thức và KN HS đã được học qua các môn học có liên quan.
Hình 2.2. Quy trình dạy học theo LTKT (giai đoạn 2)
- GV tạo tình huống: GV cho HS tiếp xúc với tình huống. Tình huống phải là các tình huống có vấn đề, thiết thực, gần gũi với các em. Tình huống này GV có thể in thành các phiếu học tập hoặc trình bày miệng trước lớp. HS hoạt động nhóm:
HS tiếp nhận tình huống, đọc, hiểu yêu cầu tình huống đặt ra, huy động các kiến thức đã có để dự đoán các trường hợp có thể xảy ra trong tình huống.
- GV tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS:
+ GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, ĐG các dự đoán được đưa ra, lựa chọn dự đoán thích hợp. HS/nhóm HS lên trình bày dự đoán của mình, các HS khác nghe, so sánh, bổ sung hoặc bác bỏ nếu cần thiết. Sau đó, GV lựa chọn các dự đoán mà đa số HS đều nhất trí.
+ GV tổ chức cho HS kiểm nghiệm các dự đoán: Làm thí nghiệm, tìm hiểu thực tế, đọc sách, làm bài tập...
+ GV tổ chức, điều khiển HS trao đổi, kiểm nghiệm dự đoán bằng các lập luận logic. Nếu quá trình kiểm nghiệm của HS diễn ra thuận lợi, GV hợp thức hóa kiến thức. Ngược lại, khi HS thất bại, GV cần có các chỉ dẫn để giúp đỡ HS: đưa thêm bằng chứng, gợi ý sát hơn, … để HS lặp lại quá trình dự đoán, kiểm nghiệm.
- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức: Yêu cầu HS sử dụng kiến thức đó vào giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề TT.
- GV ĐG , tổ chức cho HS ĐG và tự ĐG: GV ĐG quá trình học tập của HS (bằng bảng kiểm quan sát, phiếu học tập, ...) đồng thời tổ chức cho HS tự ĐG và ĐG thông qua nhiều hình thức khác nhau (trò chơi, phiếu tự ĐG...).
Ví dụ 8. Kiến tạo tri thức mới về tính oxi hóa mạnh của axit H2SO4 theo LTKT.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Tạo tình huống từ các quan niệm
sẵn có
Dựa vào các kiến thức đã học về PƯ oxi hóa khử, hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa 2 phương trình hóa học sau:
Fe + H2SO4 (loãng) FeSO4 + H2O.
Cu + H2SO4 (đặc, nóng) CuSO4 + SO2 + H2O.
- Tổ chức cho HS kiểm nghiệm các dự đoán: tổ chức, hướng dẫn HS làm các thí nghiệm.
- Giúp đỡ khi cần thiết.
- Hợp thức hóa kiến thức.
- Tiếp nhận tình huống
+ Dự đoán: Fe, Cu là chất khử, nhưng Fe là kim loại hoạt động mạnh hơn, Cu là kim loại hoạt động yếu hơn; H2SO4 là chất oxi hóa; Nguyên tố thay đổi số oxi hóa trong H2SO4 (loãng) là H, nguyên tố thay đổi số oxi hóa trong H2SO4 (đặc, nóng) là S.
dự đoán: Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa được cả kim loại hoạt động yếu, giải phóng khí SO2. + Kiểm nghiệm: hóa chất trên bàn mỗi nhóm HS có: Cu, H2SO4(loãng),H2SO4(đặc). Các nhóm HS làm thí nghiệm Cu tác dụng với H2SO4(loãng), H2SO4(đặc, nóng). + Phát biểu kiến thức: Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa được kim loại hoạt động yếu như Cu giải phóng khí SO2.
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ NĂNG LỰC