Thực trạng về đánh giá thành tích nhân viên

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (SHB ĐÀ NẴNG) (Trang 81 - 84)

Chi nhánh luôn tìm cách tạo động lực cho người lao động bằng công tác đánh giá thành tích. Cụ thể:

- Mục tiêu đánh giá được xác định làm căn cứ để trả lương kinh doanh, khen thưởng, giúp nhân viên làm việc tốt hơn

- Tiêu chí đánh giá được xây dựng tương đối công bằng, định lượng.

Hệ thống đánh giá cấp chi nhánh, phòng

+ Tiêu chí đánh giá cấp chi nhánh, phòng kinh doanh trực tiếp được xây dựng gắn liền với mục tiêu kinh doanh của chi nhánh hiện nay, điểm cao nhất được xây dựng cho tiêu chí kết quả kinh doanh. Đây là mục tiêu quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp

Bảng 2.22. Bảng đánh giá chi nhánh, phòng kinh doanh trực tiếp

STT Tiêu chí

01 Hoàn thành kế hoạch huy động vốn 02 Hoàn thành kế hoạch dư nợ

03 Tỷ trọng thu dịch vụ/ tổng thu 04 Hoàn thành kế hoạch phát triển thẻ

05 Chất lượng tín dụng (tỷ lệ nợ xấu, nợ ngoại bảng, quá hạn) 06 Kết quả hoạt động kinh doanh

07 Quy mô hoạt động

(Nguồn: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cấp chi nhánh, phòng năm 2013) Các tiêu chí đánh giá được xây dựng mang tính định lượng.

+ Hệ thống tiêu chí: Gồm 4 tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành kế hoạch: huy động vốn, dư nợ, kết quả kinh doanh, phát hành thẻ và 3 tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện: thu dịch vụ trên tổng thu, tỷ lệ nợ xấu và nợ ngoại bảng, tỷ lệ nợ quá hạn, quy mô hoạt động. Hệ thống các tiêu chí này thể hiện định hướng của các nhà quản trị đối với người lao động để làm việc tốt hơn.

+ Đối với phòng hỗ trợ kinh doanh, các tiêu chí đánh giá được xây dựng định tính, do đặc thù của các phòng này không trực tiếp tạo ra doanh số.

Có 5 tiêu chí được trình bày ở bảng 2.23

Bảng 2.23. Bảng đánh giá phòng hỗ trợ kinh doanh

STT Tiêu chí

01 Kiến thức năng lực chuyên môn 02 Chất lượng công việc

03 Tiến độ thực hiện công việc 04 Phối hợp làm việc các phòng ban 05 Khối lượng công việc

(Nguồn: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cấp chi nhánh, phòng năm 2013) 5 tiêu chí trên thể hiện yêu cầu về hiệu quả thực hiện công việc đối với các phòng hỗ trợ kinh doanh cần được đáp ứng

Hệ thống đánh giá cấp cá nhân

Tiêu chí đánh giá cấp cá nhân được xây dựng ở bảng 2.24 cho nhân viên mang tính định tính. Các tiêu chí bao gồm 3 nội dung cần đạt được, đó là công tác chuyên môn, năng lực phát triển và thái độ công tác.

Kết quả đánh giá hiệu quả công tác của chi nhánh được xem là hệ số xếp loại cấp phòng và cấp cá nhân cho ngạch điều hành (ban giám đốc).

Kết quả đánh giá của phòng được dùng làm hệ số xếp loại cấp cá nhân cho cấp quản lý phòng.

Cách đánh giá trên đối với đối tượng cá nhân điều hành và quản lý đã gắn kết kết quả kinh doanh với phần thưởng nhận được, đây là một biện pháp tạo động lực thúc đẩy. Đối với chuyên viên và phổ thông thì khác

Bảng 2.24. Bảng đánh giá chuyên viên và phổ thông

STT Tiêu chí

1 Công tác chuyên môn Khối lượng công việc

Chất lượng hoàn thành công việc Thời gian hoàn thành công việc

2 Năng lực phát triển

Khả năng tự học hỏi, tự bồi dưỡng Khả năng tư duy sáng tạo

3 Thái độ công tác Sự tận tâm

Khả năng làm việc nhóm Chấp hành nội quy, kỷ luật

(Nguồn: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cấp chuyên viên năm 2013) - Phương pháp đánh giá:

+ Áp dụng phương phápmức thang điểm và quản lý bằng mục tiêu (cấp chi nhánh và phòng kinh doanh trực tiếp)

+ Cách giao chỉ tiêu kế hoạch: mỗi phòng được phân bổ trên số thực hiện kỳ trước

Về phương diện tạo động lực thúc đẩy người lao động bằng đánh giá thành tích thì chi nhánh chưa làm tốt ở những nội dung sau:

- Mục tiêu đánh giá: Chỉ sử dụng kết quả đánh giá thành tích làm căn cứ chi lương, thưởng

- Tiêu chí đánh giá: Chưa được xây dựng có căn cứ khoa học do không thực hiện phân tích công việc. Các quyết định thay đổi tiêu chí đánh giá thường đưa ra sát thời điểm đánh giá, điều này làm người lao động không định hướng phấn đấu được. Hệ thống tiêu chí đánh giá cấp cá nhân mang tính định tính, cách cho điểm mang tính chủ quan của người đánh giá. Hơn nữa không có phản hồi của người lao động nên rất dễ xảy ra tình trạng thắc mắc, khiếu nại, mất công bằng.

- Phương pháp đánh giá: Thiếu đi phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng làm người lao động bị xếp loại kém không đồng tình.

- Việc giao kế hoạch: mang tính chủ quan, chưa tính đến yếu tố địa bàn đơn vị phòng. Số liệu đánh giá hoàn thành kế hoạch là số thời điểm dẫn đến tâm lý chạy số liệu kinh doanh vào cuối quý thay vì nỗ lực kinh doanh cả quý.

- Đối tượng đánh giá: Kết quả đánh giá hàng quý hoàn toàn do Ban giám đốc và cấp trên trực tiếp đánh giá.

- Thời gian đánh giá: Thực hiện vào cuối quý là không kịp thời.

Có thể đánh giá chung thực trạng công tác đánh giá thành tích tại SHB Đà Nẵng qua bảng sau:

Bảng 2.25. Kết quả nhận xét của nhân viên về đánh giá thành tích Tiêu thức đánh giá Rất

yếu Yếu Trung

bình Tốt Rất

tốt Cộng Được đánh giá đúng,

kịp thời và công bằng thành tích đạt được

SL

(người) 1 55 20 20 15 111

TL (%) 1 50 18 18 14 100

Tiêu chí đánh giá thành tích hợp lý

SL

(người) 14 50 20 16 11 111

TL (%) 13 45 18 14 10 100

Được biết nhận xét của cấp trên về kết quả

công việc

SL

(người) 15 45 18 27 6 111

TL (%) 14 41 16 24 5 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy cán bộ nhân viên ngân hàng chưa hài lòng với công tác đánh giá thành tích.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (SHB ĐÀ NẴNG) (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w