Công tác đào tạo tại ngân hàng

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (SHB ĐÀ NẴNG) (Trang 84 - 87)

- Nhận thức được việc đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng lao động một cách khoa học và có hiệu quả. Thời gian qua, SHB CN Đà Nẵng đã cố gắng tạo động lực thúc đẩy người lao động thông qua công tác đào tạo dưới nhiều hình thức.

+ SHB thường xuyên sử dụng đội ngũ giảng viên nội bộ được đào tạo bài bản về kỹ năng giảng dạy. Giáo viên đứng lớp hầu hết là những người giữ chức vụ chủ chốt.Họ là những người nắm vững nghiệp vụ ngân hàng.

+ Việc đào tạo bằng hệ thống e- learning được thực hiện thường xuyên liên tục. Hàng năm, chuyên viên sẽ được kiểm tra thông qua hệ thống elearning.Ưu điểm của phương pháp này là số lượng được đào tạo nhiều, không tốn thời gian di chuyển, tiết kiệm chi phí.

- Tuy nhiên, chính sách đào tạo của SHB CN Đà Nẵng vẫn còn những điểm hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả cao nhất trong việc tạo động lực thúc đẩy người lao động.

Chính sách trước đào tạo

Việc xác định nhu cầu đào tạo của Ngân hàng còn đơn giản, chung chung mà chưa có sự chuẩn bị đầu tư kỹ lưỡng. Chưa có động thái tìm hiểu nhu cầu đào tạo của đối tượng.Các khóa đào tạo được lựa chọn chủ yếu tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ, chưa chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm.

Chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu để đào tạo cán bộ giỏi trở thành các chuyên gia. Các chương trình đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, các chuyên đề lặp lại hằng năm, thiếu tính hệ thống, kế tục và nâng cao.

Mục tiêu đào tạo chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, từ đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện có, từ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của tổ chức mà được xác định theo quyết định chủ quan của Ban giám đốc.

Mục tiêu đào tạo còn mang tính chung chung mà chưa xác định được cụ thể số lượng người, chất lượng cần đạt được sau đào tạo…

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo còn mang tính cảm tính, chủ yếu tập trung vào cán bộ quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch.

Chính sách trong quá trình đào tạo

Các chương trình đào tạo do Hội sở tổ chức chưa thật sự gắn kết với nhu cầu đào tạo của tổ chức, của nhân viên, nên hiệu quả của các chương trình, đặc biệt là các chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu công việc ở Ngân hàng chưa cao.

Ngân hàng chưa khuyến khích cán bộ nhân viên chủ động tham gia đào tạo và tự đào tạo. Đặc biệt là các chương trình đào tạo dài hạn, có bằng cấp do nhân viên đăng ký ( như bằng thạc sỹ, tiến sĩ..) chưa được Ngân hàng quan tâm tạo điều kiện về thời gian hay hỗ trợ kinh phí. Việc tạo điều kiện chủ yếu chỉ dừng lại ở các cán bộ chủ chốt hoặc thuộc diện quy hoạch. Điều này làm cho một số nhân viên trẻ có năng lực, sau ba bốn năm công tác cảm thấy bị

“tụt hậu” về kiến thức so với bên ngoài, mất dần sự tự tin.

Chính sách sau đào tạo

Quản lý sau đào tạo là công việc cần thiết nhằm sử dụng hiệu quả nhân lực và đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.Tuy nhiên, hiện nay mảng công tác này vẫn chưa được quan tâm. Sau khóa học học viên chỉ có danh sách trong quy trình đào tạo, còn việc học viên sử dụng kiến thức học được làm gì, khả năng phát triển thế nào, có phải đào tạo nữa không… thì chưa cú theo dừi đỏnh giỏ. Cụng tỏc điều tra đỏnh giỏ chất lượng đào tạo chưa chuẩn hóa.

Chi nhánh chưa có quan tâm nhất định trong việc bổ nhiệm, đề bạt người lao động sau quá trình đào tạo.

Để có nhận định chung về công tác đào tạo, chúng ta xem bảng dưới đây Bảng 2.26. Kết quả khảo sát về công tác đào tạo

Tiêu thức đánh giá Rất yếu

Yế u

Trung bình

Tố t

Rấ t tốt

Cộn g Được đào tạo, bồi dưỡng

các kỹ năng cần thiết

SL(người

) 40 71 111

TL(%) 36 64 100

Nội dung đào tạo đáp ứng được yêu cầu công

việc

SL(người

) 50 61 111

TL(%) 45 55 100

Chính sách đào tạo hợp lý

SL(người

) 40 40 31 111

TL(%) 36 36 28 100

Hình thức đào tạo hợp lý SL(người

) 54 34 23 111

TL(%) 49 31 21 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Kết quả khảo sát trên bảng cho thấy, nhìn chung cán bộ nhân viên tương đối hài lòng với công tác đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết của ngân hàng, với mức độ đánh giá là “Tốt” 64%, nội dung đào tạo đáp ứng được yêu cầu công việc đánh giá tốt 55%, chính sách đào tạo đánh giá yếu : 36%, trung bình :36%, hình thức đào tạo hợp lý đánh giá yếu 49%, trung bình 31%.

Công tác đào tạo đã được xem như là động lực thúc đẩy người lao động trong thời gian qua, nhưng vẫn còn một số hạn chế. Đào tạo là đầu tư cho tương lai, làm tốt công tác này, chắc chắn chi nhánh sẽ gặt hái thành công.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC THÚC

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (SHB ĐÀ NẴNG) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w