Phát triển năng lực cho học sinh là mục tiêu chiến lược của dạy học hóa học ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

1.2. Phát triển năng lực cho học sinh là mục tiêu chiến lược của dạy học hóa học ở trường phổ thông

1.2.1. Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và mỗi cách hiểu có một thuật ngữ tương ứng:

- Năng lực (Capacity/Ability): hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng (hoặc tiềm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó, ở một thời điểm nhất định.

- Năng lực (Compentence): thường gọi là năng lực hành động; là khả năng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ/ một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định, trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và sự sẵn sàng hành động.

- Năng lực được xây dựng trên cơ sở trí thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hoá qua ý chí (John Erpenbeck, 1998).

- Năng lực là các khả năng và các kỹ năng nhận thức vốn có mà cá nhân có thể học được để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).

- Năng lực của HS là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề (Weinert, 2001).

- Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể (OECD, 2002).

- Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa

dạng của cuộc sống (Québec – Ministere de l’Education, 2004).

- Năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống (Tremblay, 2002).

- Năng lực là khả năng ứng phó thành công hay năng lực thực hiện hiệu quả một lĩnh vực nào đó trên cơ sở hiểu biết, biết cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo…để hành động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện thực tế hay hoàn cảnh thay đổi.

Người có năng lực về một loại/lĩnh vực hoạt động nào đó cần có đủ các dấu hiệu cơ bản sau:

- Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống, chuyên sâu về loại/lĩnh vực hoạt động đó.

- Biết cách tiến hành hoạt động có hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/phương pháp thực hiện hành động, lựa chọn được giải pháp phù hợp…và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích).

- Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc.

Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo là cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Nhưng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chỉ là một số yếu tố quan trọng trong tổ hợp nhiều yếu tố tạo nên năng lực (yếu tố cần nhưng chưa đủ). Một cá nhân có thể có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực nào đó nhưng chưa chắc đã hình thành được năng lực trong lĩnh vực này.

Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa về năng lực hành động:

Năng lực là khả năng huy động tổng hợp cá kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định [2,trang 47].

Năng lực được hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động tích cực của con người. Phát triển năng lực của con người là mục tiêu của quá trình dạy học.

1.2.2. Một số năng lực cần có của học sinh THPT

Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ…phù hợp với lứa tuổi và kết nối chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho các em trong cuộc sống.

Cỏc năng lực cốt lừi của HS

Chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam sau 2015 sẽ được cấu trúc theo định hướng phát triển năng lực, nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cho học sinh: [2], [15].

1.2.2.1. Năng lực chung

Bảng 1.1: Bảng mô tả các mức độ biểu hiện các năng lực chung cần có cho HS THPT [2]

Biểu hiện 1. Năng lực tự học

a) Xác định mục tiêu học tập

Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả học tập đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những khía cạnh còn yếu kém.

b. Lập kế hoạch và thực hiện cách học

Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập.

c. Đánh giá và điều chỉnh việc học

Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình

huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi, vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập.

2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w