Kết quả đánh giá một số năng lực của HS

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 119 - 125)

Cỏch 2: Đỏnh giỏ qua sổ theo dừi dự ỏn (GV đỏnh giỏ, đỏnh giỏ đồng đẳng, tự đỏnh giá)

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Kết quả đánh giá năng lực tự học của HS

3.4.3. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS

3.4.3.1. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT A Hải Hậu Lớp Số

HS

Đề Số HS đạt điểm xi

<4 4 5 6 7 8 9 10

11A7 40 7 0 0 1 2 5 20 9 3

16 0 1 2 2 4 14 13 4

20 0 0 0 5 7 21 5 2

11A3 42 7 0 2 5 9 12 8 3 1

16 1 2 4 10 7 9 7 0

20 0 0 4 7 13 11 5 0 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT A Hải Hậu.

Biểu đồ 3.9. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT A Hải Hậu.

3.4.3.2. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Vũ Văn Hiếu Lớp Số

HS

Ví dụ

Số HS đạt điểm xi

<4 4 5 6 7 8 9 10

11A1 40 7 1 4 4 7 8 9 7 0

16 0 2 6 11 10 6 4 1

20 0 2 4 7 5 18 4 0

Bảng 3.15. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Vũ Văn Hiếu.

Biểu đồ 3.10. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Vũ Văn Hiếu.

3.4.3.3 Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Trần Quốc Tuấn Lớp Số

HS

Ví dụ

Số HS đạt điểm xi

<4 4 5 6 7 8 9 10

11A1 40 7 2 5 5 12 7 5 4 0

16 1 4 7 10 9 6 3 0

20 0 2 6 5 15 7 5 0

Bảng 3.16. Kết quả đánh giá một số năng lực của HS trường THPT Trần Quốc Tuấn.

Biểu đồ 3.11. Kết quả đánh giá một số NL của HS trường THPT Trần Quốc Tuấn.

3.4.3.4. Phân tích kết quả đề kiểm tra đánh giá tổng hợp một số năng lực của HS - Bài kiểm tra tổng hợp các năng lực là một bài kiểm tra khó đối với HS. Trong đề kiểm tra này, việc tổng hợp các kiến thức đã là một vấn đề đối với HS. Sau đó, các em phải tổng hợp các kĩ năng từ các bài toán nhỏ, thành kĩ năng trong các bài toán lớn.

Không chỉ tổng hợp kiến thức, kĩ năng, HS còn phải biết vận dụng giải quyết các tình huống mới, các tình huống gắn với thực tiễn. Chính vì vậy, kết quả của bài kiểm tra tổng hợp thấp hơn so với các bài kiểm tra nhỏ.

- Các khó khăn các em hay gặp trong các đề:

+ Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan: HS phản xạ chưa nhanh với cách hỏi trắc nghiệm khách quan, hoặc sơ xuất một chi tiết nhỏ, dẫn đến chọn nhầm đáp án. Từ đó cho thấy, đáp án nhiễu có hiệu quả, và năng lực giải quyết vấn đề của HS cần rèn luyện thêm.

+ Các câu hỏi gắn với đoạn trích: một số HS tư duy tốt khi chắt lọc được thông tin từ bài viết. Điều đó cho thấy năng lực tự học và giải quyết vấn đề của các em khá tốt. Tuy nhiên, một số HS tỏ ra chậm tư duy với các thông tin trong đoạn văn, phân tích bài viết chưa thật tốt. Qua đó, GV biết năng lực cụ thể của các em, có thể giao những sách tham khảo cho HS khá tự tham khảo, yêu cầu tóm tắt lại kiến thức đã đọc.

Với HS yếu hơn, GV tập cho các em đọc các đoạn văn ngắn hơn, hướng dẫn các em phân tích, lọc thông tin để tóm gọn ý chính của bài viết, đưa ra câu hỏi hợp lí.

+ Các bài toán có tính tư duy: Một số HS có thể tự làm bài mà không cần sự hướng dẫn, làm mẫu của GV. Dễ nhận thấy tư duy logic, phân tích vấn đề, năng lực tự học của các em khá tốt. Tuy nhiên, một số HS không thể phân biệt được mình đang làm việc với dung dịch nào. Nhận thấy điều này, GV đã phân loại đề cương, chia nhỏ vấn đề, làm các bài tập nhỏ để HS yếu quen hơn, nhận biết được vấn đề hơn, từ đó giải quyết vấn đề. Đồng thời, GV cũng thêm các câu hỏi khó, có tính tổng hợp hơn trong đề cương ôn tập, để kích thích tư duy của HS khá, giỏi. Như vậy, các bài toán cũng đã giúp phân loại được năng lực giải quyết vấn đề của HS, giúp GV và HS xây dựng lại các nội dung cần ôn tập trong thời gian tiếp theo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.

Sau quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã khẳng định được sự hợp lý của bộ công cụ đánh giá năng lực HS mà chúng tôi đã đề ra. Bộ công cụ giúp đánh giá được năng lực: tự học, giải quyết vấn đề và một số năng lực khác của HS. Tổ chức thực nghiệm sư phạm theo đúng kế hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm chính xác đã giúp chúng tôi thấy được tính đúng đắn, phù hợp, hiệu quả của những đề kiểm tra mà chúng tôi xây dựng, khẳng định được tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho thấy:

- Năng lực của HS có sự phân hoá theo trường, theo các lớp trong trường.

- Kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực trạng của HS, từ đó định hướng cho GV và HS đổi mới nội dung, phương pháp học cho hiệu quả hơn.

- HS hứng thú và nhiệt tình hưởng ứng đổi mới nội dung phương pháp kiểm tra, đánh giá.

- Kết quả của các em tiến bộ sau mỗi đề kiểm tra, cho thấy sự tiến bộ của HS trong quá trình phát triển năng lực.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài luận văn của chúng tôi đã hoàn thành và thu được một số kết quả như sau:

1.Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về các vấn đề: Nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học; phát triển năng lực; kiểm tra, đánh giá một số năng lực của học sinh. Phát triển năng lực là một mục tiêu có tính chiến lược trong đổi mới giáo dục, và đánh giá năng lực là điều vô cùng cần thiết để đánh giá sự phát triển năng lực của HS.

2.Chúng tôi đã xây dựng được 20 đề kiểm tra đánh giá một số năng lực của HS như: năng lực tự học (10 đề); năng lực giải quyết vấn đề (7 đề); kiểm tra một số năng lực của HS (3 đề). Cụ thể như sau:

- Năng lực tự học: Xây dựng được 10 phiếu hướng dẫn tự học; 4 bảng kiểm đánh giá năng lực tự học phù hợp với từng bài học; 8 đề kiểm tra năng lực tự học. Chúng tôi đã kết hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khi kiểm tra, đánh giá năng lực tự học. Năng lực tự học được đánh giá khi HS chuẩn bị bài ở nhà để học bài mới;

khi đó; phiếu hướng dẫn tự học có hướng dẫn để HS nghiên cứu lý thuyết trong các tài liệu và làm các thí nghiệm thực hành với các dụng cụ và hoá chất dễ kiếm trong đời sống. Năng lực tự học cũng được đánh giá trong giờ luyện tập; ôn tập (sử dụng kỹ thuật dạy học theo hợp đồng); khi HS thực hiện các dự án (phương pháp dạy học theo dự án). Chúng tôi đã sử dụng một số công cụ đánh giá như: đánh giá qua bảng kiểm quan sát (theo các tiêu chí đánh giá năng lực tự học); đánh giá qua bài kiểm tra. Người đánh giá là GV hoặc HS để kết quả đánh giá được khách quan nhất.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xây dựng được 7 đề kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề với mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Các bài tập và câu hỏi kiểm tra đều gắn

liền với thực nghiệm; đời sống; đòi hỏi HS cần tư duy và tự mình trải nghiệm, qua đó đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề của HS. Năng lực giải quyết vấn đề được đánh giá khi: kiểm tra bài cũ; khi học bài mới; khi luyện tập, ôn tập; khi thực hành.

Năng lực giải quyết vấn đề cũng được đánh giá với các công cụ khác nhau: bảng kiểm quan sát; bài kiểm tra; câu hỏi phát vấn….

- Ngoài các đề kiểm tra về hai năng lực: năng lực tự học và năng lực giải quyết vấn đề, chúng tôi cũng đã xây dựng được 3 đề kiểm tra tổng hợp, để kiểm tra một số năng lực khác của HS. Trong các đề kiểm tra đã đánh giá được một số năng lực của HS như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, một số năng lực chuyên biệt môn Hoá học. Đề kiểm tra có thời gian 45 phút, được đề xuất ở cuối chương để kiểm tra tổng hợp kiến thức, kỹ năng và năng lực của HS.

3.Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, hoàn thành nhiệm vụ và tổ chức thực nghiệm sư phạm theo đúng kế hoạch và đã đánh giá được một số năng lực của HS.

Chúng tôi đã tiến hành đánh giá với các bộ công cụ khác nhau; quy về thang điểm 10.

Chúng tôi đã phân tích kết quả thu được; xử lý số liệu thực nghiệm chính xác; từ đó, chúng tôi thấy được hiệu quả của đề kiểm tra do chúng tôi đề xuất và tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính đúng đắn và hiệu quả của các đề kiểm tra năng lực cho HS, cũng như tính hiệu quả của bộ công cụ đánh giá năng lực của HS. Những thành công đó đã góp phần phát triển năng lực của người học.

Kiến nghị:

Chúng tôi kiến nghị phương pháp, hình thức tổ chức sử dụng các đề kiểm tra, đánh giá của chúng tôi một cách hiệu quả để nâng cao thật sự chất lượng dạy học. HS của chúng ta có tư duy tốt, nhưng các em vẫn còn nặng về lý thuyết. Các em có say mê nhưng say mê của các em mới dừng ở các bài tập tính toán mà chưa gắn với đời sống.

Các em cần chuyển đam mê của mình sang việc đọc sách, nghiên cứu tài liệu; làm thực nghiệm; và rèn luyện các năng lực cần thiết cho bản thân. Chính vì vậy, đề tài của chúng tôi đã được HS đón nhận rất tích cực. Nhận thấy được sự hào hứng và đón nhận từ các em, chúng tôi có thêm động lực để đào sâu, phát triển hơn nữa đề tài này. Tuy

nhiên; do điều kiện còn hạn chế; thời gian chưa dài, nên chúng tôi còn nhiều trăn trở.

Trong thời gian sắp tới; chúng tôi sẽ hoàn thiện, phát triển và nhân rộng đề tài này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 119 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w