Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực Đánh giá trong giáo dục thường được chia thành các hình thức đánh giá sau

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 - 54)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

1.3. Kiểm tra, đánh giá một số năng lực của học sinh 1. Đánh giá năng lực

1.3.2. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực Đánh giá trong giáo dục thường được chia thành các hình thức đánh giá sau

1.3.2.1. Đánh giá quá trình (formative assessment)

Đánh giá quá trình được thiết kế để phản hồi cho HS tiến bộ của họ đối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đánh giá quá trình nhằm thu thập thông tin về việc học của HS trong quá trình học tập để cải thiện việc học.

Đánh giá quá trình được thiết kế để cung cấp cho GV và HS phản hồi hữu ích về những gỡ HS đó học để cỏc hoạt động học trong tương lai cú thể giỳp xỏc định rừ hơn điểm mạnh và điểm yếu của HS, qua đó cải thiện việc học. Những quá trình này có thể giúp học sinh kiểm soát được việc học của mình. Mục đích của đánh giá quá trình là tăng cường việc học chứ không phải cho điểm và phân loại HS.

Đánh giá quá trình có thể kịp thời nhận được các tin tức phản hồi, kịp thời điều tiết kiểm soát nhằm thu gọn khoảng cách giữa quá trình dạy học và mục tiêu đặt ra.

Kết quả đánh giá này cần được sử dụng để xác định các ưu tiên trong việc hướng dẫn HS học tập và điều chỉnh chương trỡnh giảng dạy. Theo dừi tiến độ của HS hàng ngày, hàng tuần [14, trang 9].

Đánh giá quá trình có thể thực hiện đơn giản, không chính thức như: kiểm tra sự hiểu biết tại lớp, kiểm tra bài tập ở nhà, hoặc cũng có thể là một bài kiểm tra chính thức cuối chương. Cho dù ở hình thức nào, đều phải đảm bảo đo lường theo chuẩn đầu ra và cung cấp cơ sở giúp GV trả lời một số câu hỏi như: Có nên giảng dạy tiếp hay dành nhiều thời gian để hướng dẫn lại? HS có thể thực hành những gì đã học một cách độc lập hay cần phải hướng dẫn thêm? Có thể đẩy nhanh kế hoạch hướng dẫn cho một số hoặc tất cả HS, và nếu như vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là gì?

1.3.2.2. Đánh giá tổng kết: (summative assessment)

Đánh giá tổng kết diễn ra vào cuối học kì hoặc cuối khóa học nhằm cung cấp thông tin về kết quả học tập của HS so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn. Nó là

cơ sở để phân loại, lựa chọn HS, phân phối HS vào các chương trình kiểm tra thích hợp, được lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho HS và đưa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của HS... Tuy nhiên, nó không thể góp phần vào việc cải thiện kết quả học tập của HS trong giai đoạn học tập được đánh giá. Tất nhiên nó vẫn có thể góp phần vào việc cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến giai đoạn học tập này trong tương lai, cho những lớp HS kế tiếp.

Ví dụ: Các bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm học, các bài thi tuyển sinh tốt nghiệp và đại học, …

1.3.2.3. Đánh giá lớp học/ Đánh giá trên lớp: (classroom assessment) a. Bản chất đánh giá trong lớp học.

Đánh giá lớp học là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong các trường học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. Nó thường được thực hiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ, và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo. Các mục tiêu bài học là gì? Người học hiện đang ở mức độ nào của mục tiêu dạy học? Làm cách nào để HS đạt được mục tiêu bài học? Mục đích chính của việc đánh giá lớp học, thảo luận ở đây là để giúp HS nâng cao chất lượng việc học. Các dữ liệu thu thập được và thảo luận trong quá trình đánh giá lớp học cũng có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin quan trọng về các HS để các bậc cha mẹ và người lớn khác có quan tâm [15, trang 20].

b. Kỹ thuật đánh giá lớp học

Để thực hiện đánh giá lớp học, GV có thể thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xác định điều gì bạn muốn từ việc đánh giá lớp học.

Bước 2: Lựa chọn hình thức đánh giá để thu thập thông tin phản hồi từ HS.

Bước 3: Giải thích mục đích của việc thu thập thông tin phản hồi cho HS và tiến hành thu thập.

Bước 4: Sau khi thu thập thông tin, đánh giá và quyết định những điều cần thay đổi và thực hiện.

Bước 5: Giải thích cho người học biết bạn đã thu được những thông tin gì và sử dụng chúng như thế nào.

c. Các hình thức đánh giá lớp học

* Đánh giá thông qua bài kiểm tra

Đây là hình thức đánh giá hiện đang áp dụng phổ biến ở các trường phổ thông ở Việt Nam. Người dạy có thể đánh giá người học thông qua các bài kiểm tra 10 phút, 15 phút, 30 phút hay 45 phút. Có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai để đánh giá xem người học đang ở đâu trong quá trình dạy học, từ đó giúp đỡ, định hướng cho người học để học tập tốt hơn hoặc người dạy có thể thay đổi cách dạy học để đáp ứng với trình độ lĩnh hội của HS.

Khi đánh giá dựa vào các bài kiểm tra, người dạy không chỉ căn cứ vào nội dung khoa học mà còn phải đánh giá về cách trình bày, diễn đạt, chữ viết, bố cục....

* Đánh giá thông qua quan sát

Các quan sát có thể là: Quan sát thái độ trong giờ học; quan sát tinh thần xây dựng bài; quan sát thái độ trong hoạt động nhóm, quan sát kỹ năng trình diễn của HS; quan sát HS thực hiện các dự án trong lớp học, quan sát một sản phẩm thực hiện trong giờ học....Muốn đánh giá HS thông qua quan sát GV cần thiết kế bảng kiểm, phiếu quan sát... hoặc quan sát tự do và ghi chép lại bằng nhật ký dạy học.

GV có thể viết nhật ký giảng dạy theo từng ngày và theo từng lớp, ghi chép các hoạt động xảy ra trong mỗi giờ học, sau đó thông báo với HS những gì GV đã ghi chép sau mỗi giờ học và mục đích của việc ghi chép để làm gì nhằm giúp cho HS có ý thức hơn trong các giờ học sau.

* Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm

GV có thể vấn đáp về nội dung bài cũ để kiểm tra việc học bài ở nhà của HS hoặc có thể đặt những câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm trong quá trình dạy bài mới nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc chẩn đoán những khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúp người học

cải thiện việc học tập của mình.

* HS tự đánh giá

Đây là hình thức HS tự đánh giá kiến thức, kỹ năng và mục tiêu học tập của chính mình trước, trong hoặc sau các giờ học. HS có thể đánh giá kiến thức, thái độ lẫn nhau trong các giờ học. Để tạo điều kiện cho HS tự đánh giá GV có thể sử dụng bài kiểm tra, xây dựng bảng hỏi hoặc giao cho HS các bài tập tự đánh giá, bài báo cáo/dự án và thiết kế bảng kiểm kèm theo.

Đối với các bài kiểm tra trên lớp: Sau khi HS làm bài GV có thể cho HS tự đánh giá bài của mình hoặc đánh giá bài của bạn thông qua việc cung cấp cho các em đáp án của bài kiểm tra.

Đối với tự đánh giá thông qua bài tập, báo cáo/dự án: GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập, báo cáo/dự án, sau đó các em tự đánh giá bài làm của mình thông qua bảng kiểm.

* Đánh giá đồng đẳng để phát triển năng lực hợp tác

Hiện nay, hợp tác là mục tiêu và phương tiện được đánh giá rất cao trong dạy học. Kỹ năng hoạt động nhóm đã được bổ sung vào Luật Giáo dục sửa đổi 2005. Tuy nhiên, trong dạy học hóa học hiện nay, một trong những khó khăn của giáo viên là đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm như thế nào để khuyến khích học sinh tích cực, loại bỏ nguy cơ dựa dẫm, ỷ lại trong hoạt động nhóm. Các công cụ đánh giá đồng đẳng sau đây sẽ là những gợi ý để làm tăng hiệu quả hoạt động nhóm.

TỰ ĐÁNH GIÁ, ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CễNG VIỆC NHểM Họ và tên:………

Người đánh giá:………..

Nhóm:……….

Thang điểm:

3 = tốt hơn các thành viên khác 2 = tốt như các thành viên khác

1 = không tốt bằng các thành viên khác 0 = không giúp gì cho nhóm

-1 = cản trở hoạt động của nhóm Thành

viên

Sự nhiệt tình và nghiêm túc

Đóng góp ý tưởng

Thực hiện nhiệm vụ được giao

Tổ chức và quản lý nhóm

Hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả (uy tín trong nhóm)

Ghi chú

NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Thành tích

- Em hài lòng về những điều gì? Những gì em làm tốt? Những gì em nỗ lực và đã tiến bộ hơn? Ai và điều gì đã giúp em?

Hạn chế

- Điều gì em cảm thấy còn khó khăn, vướng mắc? Nguyên nhân của những khó khăn đó là gì?

Kế hoạch, mục tiêu tiếp theo

- Em có kế hoạch khắc phục những khó khăn đó như thế nào? Em sẽ khắc phục khó khăn trong khoảng thời gian nào? Em muốn đạt được điều gì tiếp theo? Em sẽ cần những gì?

Học sinh:……….. Giáo viên:………..

Đánh giá đồng đẳng có thể là những lời nhận xét được viết tay.

* Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác

- Sau khi dạy xong một bài/nội dung, đề nghị HS trả lời vào giấy hai câu hỏi:

Nội dung (kỹ năng) quan trọng nhất bạn đã học được là gì? Điều gì chưa hiểu trong bài? Từ đó gợi ra được cho GV những gì người học đã học được và những gì họ chưa học được để hướng dẫn thêm.

- Yêu cầu HS thiết kế lược đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm về nội dung bài học trước hoặc sau khi học. Qua đó, GV có thể biết được HS đã có kiến thức gì và những gì chưa biết hoặc chưa được học và HS biết cách hệ thống hóa kiến thức.

- Yêu cầu HS tóm tắt các kiến thức vừa học bằng một số ít câu giới hạn.

- Yêu cầu mỗi HS đều viết câu trả lời ngắn cho câu hỏi: kiến thức vừa học có thể được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?

- Yêu cầu HS đặt câu hỏi về một nội dung nhất định và đưa ra câu trả lời cho nội dung đó...

1.3.2.4. Một số công cụ đánh giá a. Đánh giá qua quan sát

* Đặc điểm

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận thức, chẳng hạn như cách giải quyết vấn đề trong một tình huống cụ thể [1, trang 182].

* Quy trình thực hiện đánh giá qua quan sát

Khi thực hành xây dựng một kế hoạch, chương trình đánh giá qua quan sát cần tuân theo 3 bước cơ bản như sau:

- Chuẩn bị: Xác định mục đích, xác định cách thức thu thập thông tin từ phía học sinh (trọng điểm cần quan sát, thang đánh giá, phương tiện kỹ thuật….)

- Quan sát, ghi biên bản: quan sát những gì, cách thức quan sát, ghi chép những gì, ghi chép như thế nào…

- Đánh giá: cách thức phân tích thông tin, nhận xét kết quả, ra quyết định…

b. Đánh giá qua hồ sơ

* Khái niệm hồ sơ học tập

Hồ sơ học tập: là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS, trong đó HS tự đánh giá về bản thân mình, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi lại kết quả học tập trong quá trình học tập, tự đánh giá, đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra, để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới…..[1, trang 188].

* Ý nghĩa

Hồ sơ học tập quan trọng với mỗi HS, là không gian cho sự sáng tạo và tìm hiểu về bản thân, khuyến khích say mê học tập, tự đánh giá. Hồ sơ họ tập là một định hướng học sâu và học tập lâu dài. Hồ sơ học tập thúc đẩy HS chú tâm vào việc học của bản thân, yêu thích và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập, qua việc khả năng học tập

“tiềm ẩn” của bản thân. Hồ sơ học tập là cầu nối giữa HS – GV, HS – HS, HS – GV – cha mẹ HS.

* Các loại hồ sơ học tập: Có thể phân chia hồ sơ học tập thành 4 loại:

- Hồ sơ tiến bộ

Bao gồm những bài tập, các sản phẩm người học thực hiện trong quá trình học và thông qua đó, người dạy, người học đánh giá quá trình tiến bộ mà người học đã đạt được.

- Hồ sơ quá trình

Là hồ sơ tự theo dừi quỏ trỡnh học tập của người học, ghi lại những gỡ mỡnh đó học được hoặc chưa học được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của các môn học và xác định cách điều chỉnh như điều chỉnh cách học, cần đầu tư thêm thời gian, cần sự hỗ trợ của GV hay các bạn trong nhóm

- Hồ sơ mục tiêu

Người học tự xây dựng mục tiêu học tập cho mình trên cơ sở tự đánh giá năng lực bản thân. Khác với hồ sơ tiến bộ, hồ sơ mục tiêu được thực hiện bằng việc nhìn nhận, phân tích, đối chiếu nhiều môn với nhau.

- Hồ sơ thành tích

Người học tự đánh giá về các thành tích học tập nổi trội của mình trong quá trình học. Thông qua các thành tích học tập, họ tự khám phá những khả năng, tiềm năng của bản thân, như năng khiếu về ngôn ngữ, toán học, vật lý, âm nhạc…

Hồ sơ thành tích giúp họ tự định hướng và xác định giải pháp phát triển, khai thác tiềm năng của bản thân trong thời gian tiếp theo.

- Quy trình đánh giá qua hồ sơ

+ Trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp về các sản phẩm yêu cầu HS thực hiện để lưu giữ trong hồ sơ.

+ Cung cấp cho HS một số mẫu về hồ sơ học tập để HS biết cách xây dựng hồ sơ học tập cho mình.

+ Tổ chức HS thực hiện các hoạt động học tập.

+ Trong quá trình diễn ra hoạt động, GV tác động hợp lý, kịp thời bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý, khuyến khích, giảng giải hay bổ sung nguyên liệu, vật liệu hay các thiết bị học tập cần thiết.

+ HS thu thập các sản phẩm hoạt động: giấy tờ, các tài liệu, bài báo, bản báo cáo trình bày trước lớp, tranh vẽ…. Để chứng minh cho kết quả của mình trong hồ sơ học tập.

+ HS đánh giá hoạt động và mức độ đạt được của mình qua hồ sơ từ đó có những điều chỉnh hoạt động học.

* Ví dụ minh hoạ

Khi dạy học theo dự ỏn, sổ theo dừi dự ỏn là một loại hồ sơ học tập giỳp giỏo viên đánh giá được quá trình học của HS. Bài trình bày của HS là một loại bài tập trong hồ sơ học tập mà các nhóm HS phải hoàn thành.

c. Đánh giá qua các bài kiểm tra

Bài kiểm tra là một phép lượng giá cụ thể mức độ, khả năng, thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người.

Đánh giá qua các bài kiểm tra được chia thành 3 loại:

- Quan sát: Giúp đánh giá các thao tác, hành vi, kỹ năng thực hành, nhận thức, phản ánh vô thức.

- Kiểm tra vấn đáp: có tác dụng đánh giá khả năng đáp ứng câu hỏi được nêu trong một tình huống.

- Bài viết: kiểm tra một lúc được nhiều HS, giúp đánh giá HS ở trình độ cao. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận [13, trang 34].

Kỹ năng đánh giá thông qua bài kiểm tra

Để thực hiện đánh giá sâu sắc, GV có thể áp dụng quy trình đánh giá như sau:

Bước 1: Cho HS làm bài kiểm tra.

Bước 2: GV công bố đáp án đề kiểm tra.

Bước 3: GV yêu cầu HS tự chấm bài làm của mình và chấm bài cho nhau.

Bước 4: GV chấm bài của HS và đánh giá. GV không chỉ chấm bài của HS mà phải nhận xét chi tiết, tỉ mỉ bài làm của HS, nội dung nào được, nội dung nào chưa được, diễn đạt như thế nào, diễn đạt có logic không…

Bước 5: GV trả bài cho HS: Cần có 1 tiết học để trả bài kiểm tra 45 phút. GV nhận xét chi tiết bài kiểm tra cho HS, nhận xét gồm: nhận xét chung toàn lớp, nhận xét nhóm tốt, tuyên dương những người làm bài tốt và cụ thể khen tốt về vấn đề gì, nhận xét nhóm chưa tốt và chưa tốt vì lý do gì. Sau đó GV trả bài cho HS, các em tự đọc nhận xét của GV. Các em có thắc mắc gì, GV sẽ trả lời cụ thể.

Cỏc bước trờn cú thể được hệ thống trong “Sổ theo dừi cỏc bài kiểm tra” của GV như sau:

ĐỀ KIỂM TRA MÔN………..

NỘI DUNG KIỂM TRA:………

Thời gian: …………..

I. Mục đích, yêu cầu II. Ma trận

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng

III. Bảng mô tả mức độ nhận thức, năng lực cần đạt.

IV. Đề kiểm tra V. Hướng dẫn chấm VI. Nhận xét, kết quả 1. Nhận xét

a. Nhận xét chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w