a. Viết phương trình hoá học xảy ra? Xác định vai trò của axit nitric trong phản ứng?
b. Nếu cho 0,96g Cu và axit dư. Tính thể tích khí (đktc) đã thoát ra?
c. Có thể dùng bột đồng và những hoá chất nào khác để thu được khí như trên?
Viết phương trình hoá học, xác định vai trò của các chất trong phản ứng?
Bài 4 (2đ):
a. Nếu có 1 mẩu photpho trắng, nhỏ để trong một phòng tối. Có thể quan sát được hiện tượng gì trong phòng đó? Làm thế nào để bảo quản được mẩu photpho đó?
b. Đốt cháy hoàn toàn 0,62 gam photpho đỏ trong khí oxi dư, thu được sản phẩm A. Hoà tan hoàn toàn A vào nước được dd B. Cho dd B tác dụng với dd chứa 1,92 gam natri hidroxit, thu được dd D.
b1. Xác định các chất trong A, B, D?
b2. Tính khối lượng các chất trong dd D?
Đáp án và hướng dẫn chấm (Phụ lục).
Đánh giá năng lực
- Năng lực tự học: HS phải tự ôn luyện, hệ thống kiến thức của mình. Đặc biệt thể hiện ở câu 2, 3 phần trắc nghiệm; bài 1 phần tự luận. Các câu hỏi này không đơn thuần là kiến thức đã có mà cần HS đọc thêm tài liệu, tìm hiểu thông tin bên lề, biết phân tích thông tin trong bài viết để tìm câu trả lời cho mình.
- Năng lực sáng tạo: đặc biệt thể hiện ở bài 2, 3, 4 phần tự luận
Bài 2: Bài toán chưa cho sơ đồ sẵn nên HS sẽ tự lập luận, tạo sơ đồ cho mình và viết được pthh. Khi HS thực hiện chuỗi ngắn nhất thì điểm cao nhất, chuỗi dài hơn thì vẫn đạt kết quả nhưng chưa tối ưu nhất.
Bài 3, 4: HS có nhiều lựa chọn cách làm, cách giải toán cho mỗi trường hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Thể hiện ở các câu trắc nghiệm 5, 6, 7, 8; bài 1 phần tự luận.
Những phần này có rất nhiều giả thuyết, lựa chọn đưa ra, vì vậy HS cần phân tích, lựa chọn phương án tối ưu của mình.
II.2.3. Xây dựng đề kiểm tra năng lực chương 3: Cacbon – Silic II.2.3.1. Đánh giá năng lực tự học
Ví dụ 17: Đánh giá năng lực tự học bài 19: Khái quát về nhóm cacbon.
1. Phiếu hướng dẫn tự học
Phiếu hướng dẫn tự học bài 19: Khái quát về nhóm cacbon 1. Nghiên cứu lại kiến thức chương 1, 2, 3, SGK lớp 10 với các nội dung:
- Viết cấu hình electron nguyên tử, khái niệm electron hóa trị, cấu hình electron ở trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích.
- Sự biến đổi các đại lượng vật lí, tính chất hóa học của các nguyên tố, đơn chất, hợp chất các nguyên tố trong cùng 1 nhóm, 1 chu kì.
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo của các đơn chất, hợp chất với H, với oxi, hợp chất hidroxit.
2. Lập sơ đồ tư duy: Khái quát về nhóm cacbon. Trong sơ đồ tư duy cần thể hiện được:
- Thành phần các nguyên tố hoá học trong nhóm cacbon.
- Vị trí của nhóm cacbon trong BTH.
- Đặc điểm cấu hình electron nguyên tử, các trạng thái số oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm cacbon.
- sự biến đổi tính chất của các đơn chất, các hợp chất tương ứng của các nguyên tố trong nhóm cacbon.
2. Đánh giá năng lực tự học bài 19
Đánh giá qua sản phẩm ghi chép của HS: Như các tiêu chí trong bảng 2.2.
Ví dụ 18: Đánh giá năng lực tự học khi nghiên cứu bài 13: Công nghiệp Silicat 1. Hướng dẫn tự học
Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án.
HS lựa chọn dự án nghiên cứu: Công nghiệp silicat.
1. GV giới thiệu với HS về phương pháp học theo dự án
2. GV hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ tư duy đơn giản (sử dụng kỹ thuật KWL) với chủ đề “Công nghiệp silicat”
3. Xây dựng sơ đồ tư duy (sử dụng kỹ thuật 5W1H) về tiểu chủ đề: đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng.
4. Lập kế hoạch thực hiện dự án: Phân công nhiệm vụ, cách thực hiện, thời gian thực
hiện, sản phẩm dự kiến.
5. Thực hiện dự án 6. Báo cáo kết quả dự án 7. Nhận thông tin phản hồi
2. Đánh giá năng lực tự học khi nghiên cứu dự án “Công nghiệp Silicat”
GV có thể kiểm tra năng lực tự học của HS qua quan sát, qua phiếu hỏi (đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá), qua sản phẩm của học sinh.
Cách 1: Đánh giá qua các tiêu chí đánh giá dự án.
Bộ công cụ đánh giá trong dạy học theo dự án
Bảng 2.7: Các tiêu chí đánh giá dự án STT Tiêu chí Mức độ đạt được
Rất tốt (3đ) Đạt (2đ) Chưa hài lòng (1đ)
1 Chủ đề
(10%)
- Thú vị, quan trọng
- Hoàn toàn do HS tự xây dựng
- Thú vị, quan trọng - HS xây dựng có sự trợ giúp của GV
- không thú vị, không quan trọng
- Không biết phải làm gì
2 Dữ liệu và nội dung (10%)
- Tất cả đều đáng tin cậy, phong phú, khoa học
- Hầu hết đều đáng tin cậy, phong phú, khoa học
- Không đáng tin cậy, không phong phú, khoa học
3 Giải thích (10%)
Mọi nội dung được giải thớch rừ ràng
Hầu hết các nội dung được giải thớch rừ ràng
Không thể giải thích rừ ràng cỏc nội dung 4 Trình bày
(10%)
Trình bày các nội dung chính sinh động với các chi tiết minh hoạ
Trình bày được hầu hết các nội dung chính
Chỉ trình bày được một số nội dung chính
5 Tổ chức
(10%)
Tổ chức và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ
Tổ chức và thực hiện tốt hầu hết các nhiệm vụ
Không tổ chức các nhiệm vụ và thực hiện không tốt
6 Hiểu (10%) Hiểu rừ về dự ỏn Khỏ hiểu về dự ỏn Hiểu ớt về dự ỏn 7 Tính sáng
tạo (10%)
Có rất nhiều ý tưởng và hoạt động mới
Có một vài ý tưởng và hoạt động mới
Không có ý tưởng hoặc hoạt động mới nào
8 Tư duy phê phán (10%)
Đưa ra nhiều câu hỏi mang tính phê phán và trả lời được
Đưa ra một vài câu hỏi mang tính phê phán và trả lời được
Không có khả năng đưa ra câu hỏi mang tính phê phán
9 Làm việc nhóm (10%)
Các thành viên hiểu nhau và hỗ trợ nhau hiệu quả
Các thành viên liên kết tốt và có thể giải quyết mâu thuẫn
Có quá nhiều mâu thuẫn không giải quyết được
10 Ấn tượng chung (10%)
Rất ấn tượng Ấn tượng Chưa ấn tượng
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC THEO DỰ ÁN Chuyên đề: Công nghiệp Silicat
Nhóm:………..Lớp:………..
STT Tiêu chí Mức độ đạt được
Rất tốt (3đ) Đạt (2đ) Chưa hài lòng (1đ) 1 Chủ đề (10%)
2 Dữ liệu và nội dung (10%) 3 Giải thích (10%)
4 Trình bày (10%) 5 Tổ chức (10%) 6 Hiểu (10%)
7 Tính sáng tạo (10%) 8 Tư duy phê phán (10%) 9 Làm việc nhóm (10%) 10 Ấn tượng chung (10%) 11 Tổng
Tổng hợp: Rất tốt nếu số điểm đạt từ 20 – 30 điểm Đạt: nếu số điểm từ 10 – 20 điểm
Chưa hài lòng nếu số điểm <10 điểm.
Qua bảng tiêu chí đánh giá dự án trên, có thể thấy rằng, chúng ta có thể sử dụng các
tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5, 8 để đo năng lực tự học của HS
Cỏch 2: Đỏnh giỏ qua sổ theo dừi dự ỏn (GV đỏnh giỏ, đỏnh giỏ đồng đẳng, tự đỏnh