Thực trạng tình hình kiểm tra đánh giá trong dạy học ở một số trường phổ thông tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

1.4. Thực trạng tình hình kiểm tra đánh giá trong dạy học ở một số trường phổ thông tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định

1.4.1. Mục tiêu điều tra

Điều tra tình hình kiểm tra, đánh giá (KTĐG) trong dạy học Hoá học ở 3 nội dung:

- Mục đích KTĐG: kiến thức; kiến thức và kỹ năng; kiến thức, kỹ năng và năng lực.

- Phương pháp KTĐG: Trắc nghiệm khách quan; trắc nghiệm tự luận - Thái độ của HS khi tham gia KTĐG

1.4.2. Nội dung, phương pháp điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình KTĐG ở 3 trường: THPT A Hải Hậu, THPT Trần Quốc Tuấn, THPT Vũ Văn Hiếu tại tỉnh Nam Định bằng những phương pháp:

- Khảo sát đặc điểm chung của nhà trường, chất lượng đầu vào các khối lớp.

- Tìm hiểu tình hình dạy và học môn Hoá học ở các trường qua GV môn Hoá học

- Tiếp xúc với HS khối 11, nghiên cứu vở ghi, cách học tập của HS để nắm được điều kiện học tập, đặc điểm tư duy, phương pháp học tập của HS

- Phát phiếu điều tra lấy ý kiến của GV và HS ở 3 trường về tình hình KTĐG trong dạy học Hoá học.

1.4.3. Kết quả điều tra

Kết quả được thể hiện qua 2 bảng sau:

Bảng 1.5: Số GV và HS ở 3 trường THPT

STT Tên trường THPT Số GV đã điều tra Số HS được điều tra

1 THPT A Hải Hậu 10 120

2 THPT Trần Quốc Tuấn 6 40

3 THPT Vũ Văn Hiếu 6 40

Bảng 1.6: Kết quả điều tra

STT Nội dung điều tra SL ý kiến GV SL ý kiến HS

SL % SL %

1 Mục đích KTĐG

Chỉ tập trung KTĐG về kiến thức 0 0 0 0

Đã chú ý KTĐG cả kiến thức và kĩ năng 8 36,36 75 37,5 Đã chú ý KTĐG cả kiến thức, kĩ năng và 14 63,63 125 62,5

năng lực HS

2 Phương pháp KTĐG

Chỉ dùng TNKQ 1 4,54 40 20

Dùng cả TNKQ + TNTL 15 68,2 120 60

Chỉ dùng TNTL 6 27,27 40 20

3 Thái độ của HS khi kiểm tra

HS trung thực, tự giác, tích cực 14 63,63 130 65 Thiếu trung thực, còn quay cóp, trao đổi

bài, sử dụng tài liệu….

5 22,73 55 27,5

Có thái độ tiêu cực, coi nhẹ bài thi, làm bừa, không đọc đề mà tô bừa vào phiếu

3 13,64 15 7,5

Kết quả điều tra cho thấy:

- Việc đổi mới KTĐG đã được triển khai, phổ biến tới các nhà trường, các tổ bộ môn, các GV và HS. Điều đó được thể hiện qua mục đích KTĐG, nội dung KTĐG, phương pháp KTĐG… Tuy nhiên, việc đổi mới đó chưa thực sự thể hiện đúng và hiệu quả ở các trường phổ thông. GV chưa thực sự hiểu về đổi mới phương pháp, hình thức KTĐG. Việc KTĐG vẫn chủ yếu theo các hình thức truyền thống (các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì). Nội dung KTĐG đã chú trọng kiến thức, kĩ năng và phát triển một số năng lực HS, tuy nhiên nội dung còn đơn giản, chưa đúng với tinh thần đổi mới. GV còn bỡ ngỡ khi ra các dạng bài đánh giá năng lực HS.

- Hình thức KTĐG chủ yếu chỉ được thực hiện trên lớp học, đánh giá quá trình chưa thực sự được quan tâm. Ở trường THPT A Hải Hậu, GV đã chú ý tới KTĐG quá trình học tập của HS, tuy nhiên, việc đó chỉ dừng ở việc kiểm tra bài tập, vở ghi chép, làm bài tập của HS để nhắc nhở, đôn đốc HS, chưa có sự ghi chép, đánh giá cụ thể để tác động mạnh hơn tới tinh thần thái độ của HS.

- GV rất cần sự định hướng và tập huấn mẫu nhiều hơn để hiểu và vận dụng vào công tác KTĐG năng lực HS ở lớp mình. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, thời gian, và cũng do sức ý, ngại thay đổi, nên việc đổi mới cách KTĐG còn gặp nhiều khó khăn và chưa thoát ra được khỏi khuôn mẫu cũ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.

Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đó là cơ sở khoa học của các vấn đề:

- Nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học - Phát triển năng lực cho học sinh

- Một số năng lực cần có của học sinh THPT

- Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực - Một số công cụ đánh giá năng lực

- Kỹ năng thiết kế công cụ đánh giá

Chúng tôi đã tiến hành điều tra về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá trong dạy học ở trường phổ thông.

Tất cả những cơ sở lý luận và thực tiễn đó là cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng chương 2: “Xây dựng, lựa chọn và sử dụng hệ thống đề kiểm tra một số năng lực của học sinh trong dạy học hóa học vô cơ lớp 11 trường THPT”

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG, LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐỀ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w