1,5 điểm): Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của một số dd các chất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 81 - 96)

Dung dịch A B C D E

pH 10 3 2,1 7 8

Hãy dự đoán

a. dd có thể là dịch vị dạ dày (biết dịch vị dạ dày có nồng độ HCl bằng 0,0032M). Giải thích?

b. dd có thể là nước có thể là nước vôi trong. Giải thích?

c. dd có thể là dung dịch muối ăn. Giải thích?

d. dd có thể là dấm ăn, nước cam? Giải thích?

e. dd có thể là dd thuốc muối, biết dd thuốc muối làm quì tím chuyển xanh? Giải thích?

f. Hãy cho biết dung dịch nước có thể hoà tan được viên canxinol (có thành phần gồm CaCO3, CaF2, Mg(OH)2…). Giải thích?

Biết mỗi câu chỉ được chọn 1 dd trong số các dd trên, các dd a, b, c, d, e không trùng lặp.

Bài 3 (1 điểm): Khi hoà tan phèn chua (chứa KAl(SO4)2.12H2O) vào nước, dd thường bị vẩn đục màu trắng.

a. Hãy giải thích hiện tượng? Viết phương trình hoá học (nếu có)?

b. Để làm trong dd (hoà tan hết vẩn đục) 1 bạn HS có thêm vào dd này 1 vài giọt dd X. Theo em, dd X có thể là dd nào? Giải thích?

Bài 4(2đ): Một dung dịch X có chứa H2SO4 0,01M và HCl 0,02M. Dung dịch Y chứa Ba(OH)2 0,008M.

a. Tính pH dd X, Y?

b. Đổ 525ml dd Y vào 200ml dd X được dung dịch Z?

c. Tính thể tích dd Y cần thêm vào 200ml dd X để được dd T có pH = 12?

Đáp án và hướng dẫn chấm (Phụ lục) Đánh giá năng lực thông qua bài kiểm tra:

Năng lực tự học: HS phải tự ôn luyện, hệ thống lại kiến thức, hệ thống các dạng câu hỏi khi ôn tập để có thể làm được bài kiểm tra.

Năng lực sáng tạo:

Sáng tạo thể hiện khi làm các câu trắc nghiệm theo phương pháp của mình để đạt được kết quả nhanh nhất.

- Bài 4: giải toán bài 3 theo nhiều cách khác nhau.

Câu b: Có HS làm theo phương trình phân tử, có HS làm theo phương trình ion thu gọn, có HS làm theo định luật bảo toàn điện tích….

Câu c: có HS tính số mol ban đầu, phản ứng, sau phản ứng từ các nồng độ và thể tích, có HS tính nồng độ sau phản ứng từ các số mol và thể tích…

Câu d: HS cần vận dụng kiến thức ở mức cao, để có thể nhận biết được các ion có mặt trong dung dịch, sẽ có nhiều lựa chọn cách làm khác nhau.

Năng lực giải quyết vấn đề:

Câu 2: Nhận biết vấn đề: làm thế nào để so sánh được pH của các dd?

+ Đặt giả thuyết: từ định nghĩa pH → giá trị pH liên quan đến [H+] → [H+] liên quan đến axit, bazơ → cần tìm chất là axit, bazơ để so sánh pH.

+ Giải quyết vấn đề: từ định nghĩa → [H+] cao thì pH càng thấp → thứ tự pH tăng dần:

axit < trung tính < bazơ

HCl, H2SO4 cùng là axit mạnh; H2SO4 cho nhiều H+ hơn nên pH thấp hơn.

Câu 11: Nhận biết vấn đề: ion nào có thể tồn tại với nhau trong dd?

+ Giả thuyết: Xuất phát từ điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd. Các ion phản ứng với nhau nếu chúng tạo kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu với nhau.

+ Giải quyết vấn đề: Lập bảng xác định các ion phản ứng, không phản ứng với nhau.

Ghép các ion không phản ứng thành 1 hợp chất thoả mãn. Nếu 1 ion không phản ứng với nhiều ion khác thì cần loại trừ các ion đã bị trùng lặp.

Bài 1: HS cần định hình được thành phần hoá học chính của các dd đang xét.

Dựa vào điều kiện phản ứng trao đổi ion trong dd chất điện li để xác định các phản ứng xảy ra.

Bài 2: Đòi hỏi HS suy luận được môi trường các dd đang xét; pH của dd axit, bazơ; so sánh pH của một số dd axit, bazơ; qua đó chọn dd phù hợp.

Điểm của bài kiểm tra là điểm đánh giá tổng hợp các năng lực.

2.2.2. Xây dựng đề kiểm tra năng lực chương 2: Nitơ – photpho 2.2.2.1. Đánh giá năng lực tự học

Ví dụ 8: Đánh giá năng lực tự học qua bài 9: Khái quát về nhóm nitơ.

1. Phiếu hướng dẫn tự học

Phiếu hướng dẫn tự học

1. Nghiên cứu lại kiến thức chương 1, 2, 3, SGK lớp 10 với các nội dung:

- Viết cấu hình electron nguyên tử, khái niệm electron hóa trị, cấu hình electron ở trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích

- Sự biến đổi các đại lượng vật lí, tính chất hóa học của các nguyên tố, đơn chất, hợp

chất các nguyên tố trong cùng 1 nhóm, 1 chu kì

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo của các đơn chất, hợp chất với hidro, với oxi, hợp chất hidroxit.

2. Lập sơ đồ tư duy: Khái quát về nhóm nitơ. Trong sơ đồ tư duy cần thể hiện được:

- Thành phần các nguyên tố trong nhóm nitơ.

- Vị trí của nhóm nitơ trong BTH.

- Đặc điểm cấu hình electron nguyên tử, các trạng thái số oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm nitơ.

- Sự biến đổi tính chất của các đơn chất, các hợp chất tương ứng của các nguyên tố trong nhóm nitơ.

2. Đánh giá năng lực

Đánh giá qua sản phẩm ghi chép của HS: Như các tiêu chí trong bảng 2.2.

Ví dụ 9: Đánh giá năng lực tự học khi nghiên cứu bài 10: Nitơ 1. Phiếu hướng dẫn tự học

Phiếu hướng dẫn tự học bài 10: Nitơ

1. Sử dụng tài liệu Internet, cuốn “Lịch sử các nguyên tố hóa học” hãy tóm tắt: ý nghĩa, lịch sử của nguyên tố nitơ?

2. Sử dụng kiến thức chương 1, 3 môn Hóa học 10: giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử nitơ? Nhận xét đặc điểm liên kết trong phân tử (sự phân cực, độ bền). Dự đoán khả năng hoạt động của N2 trong các điều kiện khác nhau?

3. a. Tìm hiểu tính chất vật lí của đơn chất nitơ? Hãy tìm các thí nghiệm có thể sử dụng để chứng minh cho tính chất vật lí của đơn chất nitơ?

b. Sử dụng kiến thức chương 4, môn Hóa học 10, dự đoán các tính chất hóa học của đơn chất nitơ? Viết các phương trình hóa học để giải thích?

4. Sử dụng tài liệu sách giáo khoa Hóa học 11, SGK sinh học, tài liệu trên Internet, hãy tìm hiểu trạng thái của nitơ trong tự nhiên, ứng dụng của đơn chất nitơ? Sử dụng các tính chất vật lí, tính chất hóa học của nitơ để giải thích cho các thông tin đó?

5. Sử dụng SGK Hóa học 10, 11, tài liệu trên Internet… mô tả quá trình điều chế N2

trong công nghiệp dưới dạng sơ đồ tóm tắt? Nêu cách điều chế N2 trong PTN? Viết pthh nếu có?

6. Sử dụng tài liệu về môi trường không khí, tài liệu trên Internet… tìm hiểu về các quá trình hóa học, các hiện tượng trong và sau cơn mưa? Tìm hiểu hiện tượng khói mù quang hóa, hiện tượng mưa axit?

2. Đánh giá năng lực tự học bài 10: Nitơ

ĐỀ KIỂM TRA MÔN HOÁ HỌC 11

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC BÀI 10: NITƠ

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy thể hiện các kiến thức cần nhớ về đơn chất nitơ? (có 3 cấp độ:

1. Trọng tâm; 2. Các nội dung chính; 3. Các nội dung cơ bản nhất thể hiện cho nội dung chính).

Câu 2: Đơn chất nitơ có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử trong các phản ứng hoá học.

Hãy viết các pthh chứng minh?

Câu 3: Hoàn thành các pthh sau dưới dạng phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn

a. NH4NO2  →t0

b. NH4Cl + NaNO2  →t0 c. (NH4)2SO4 + KNO2  →t0

Câu 4: Cho dd A chứa: NH4+; Cl-, SO42-. Trong đó CM(Cl-) = 0,1M.

a. 100ml dd A tác dụng với dd BaCl2 dư, thu được 1,165g kết tủa. Tính nồng độ các ion trong dd A?

b. 200ml dd A được đun nóng với dd NaNO2 dư. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc?

Đáp án và hướng dẫn chấm (Phụ lục)

Ví dụ 10: Đánh giá năng lực tự học bài 14 – Photpho 1. Phiếu hướng dẫn tự học

1. Sử dụng tài liệu Internet, cuốn “Lịch sử các nguyên tố hóa học” tóm tắt lại: ý nghĩa,

lịch sử của nguyên tố Photpho? Tìm hiểu các thông tin về photpho?

2. Sử dụng kiến thức chương 3, 4 môn Hóa học 10; kiến thức SGK môn Hóa học 11;

tài liệu Internet, cho biết: cấu trúc, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, độ tan, độ bền, tính độc…) của các dạng thù hình của photpho? So sánh chúng và giải thích sự khác biệt đó?

3. Sử dụng kiến thức chương 4, môn Hóa học 10, dự đoán các tính chất hóa học của đơn chất Photpho? Viết các phương trình hóa học để giải thích?

4. Sử dụng tài liệu sách giáo khoa Hóa học 11, SGK sinh học, tài liệu trên Internet….hãy tìm hiểu trạng thái của nguyên tố photpho trong tự nhiên, ứng dụng của photpho? Sử dụng các tính chất vật lí, tính chất hóa học của photpho để giải thích cho các thông tin đó?

5. Sử dụng SGK Hóa học 11, tài liệu trên Internet… Nêu cách điều chế photpho? Viết pthh?

6. Sử dụng tài liệu về lịch sử các nguyên tố hóa học, tìm hiểu các cuộc chiến tranh trên thế giới, ngành công nghiệp sản xuất diêm, công nghiệp sản xuất pháo hoa, tài liệu trên Internet… tìm hiểu về vai trò của Photpho trong các quá trình đó, những lưu ý quan trọng khi sử dụng photpho?

7. a. Tìm hiểu về các hiện tượng trong tự nhiên: phát quang, lân quang, ma trơi… Sử dụng kiến thức hóa học giải thích nếu hiện tượng đó liên quan tới photpho?

b. Tìm hiểu về thuốc diệt chuột: thành phần, cơ chế hoạt động, lưu ý khi sử dụng?

2. Cách đánh giá năng lực tự học ở bài 10: Photpho

Cách 1: Đánh giá qua ghi chép của HS (tiêu chí đánh giá như bảng 2.2).

Cách 2: Đánh giá qua bài kiểm tra năng lực.

ĐỀ KIỂM TRA MÔN HOÁ HỌC 11 BÀI 14: PHOTPHO

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy thể hiện các kiến thức cần nhớ về đơn chất photpho? (có 3 cấp độ: 1. Trọng tâm; 2. Các nội dung chính; 3. Các nội dung cơ bản nhất thể hiện cho

nội dung chính).

Câu 2: Cho các phản ứng hoá học sau:

a. Photpho + Oxi

b. Photpho + canxi kim loại c. Photpho + axit nitric đặc

d. Photpho + axit nitric loãng e. Photpho + kali nitrat (t0) f. Photpho + kali clorat (t0)

1. Viết các pthh xảy ra? Xác định vai trò của photpho trong các phản ứng đó?

2. Giải thích vì sao photpho có thể có những tính chất trên?

3. Photpho dùng để làm các thí nghiệm trên thuộc dạng thù hình nào của photpho? Giải thích?

Câu 3: Thuốc diệt chuột có thành phần chính là kẽm photphua. Khi chuột ăn phải chất này sẽ bị khát nước. Khi tan trong nước, chất này bị thuỷ phân thành hiđroxit và khí photphin (PH3). Khí này là một khí rất độc, khiến cho chuột bị ngạt mà chết.

a. Viết pthh điều chế kẽm photphua từ các đơn chất tương ứng? Xác định vai trò của photpho trong phản ứng đó?

b. Viết pthh khi thuỷ phân kẽm photphua?

c. Vì sao khi đánh bả chuột, một vài ngày sau, thường thấy chuột chết ở gần các cống, rãnh nước?

Đáp án và hướng dẫn chấm (Phụ lục)

Ví dụ 11: Đánh giá năng lực tự học bài học về hợp chất. Bài 12 – Axit nitric.

1. Phiếu hướng dẫn tự học

Phiếu hướng dẫn tự học bài 12: Axit nitric.

1. Vẽ mụ hỡnh phõn tử HNO3 (cần thể hiện rừ cỏc nguyờn tử, liờn kết, số lượng liờn kết giữa các nguyên tử)

2. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của HNO3? Nhận xét đặc điểm cấu tạo, từ đó dự đoán tính chất hoá học của axit nitric?

3. Tóm tắt tính chất vật lý của axit nitric? Cần lưu ý gì khi bảo quản axit nitric trong

PTN?

4. Nghiên cứu lại tính chất hoá học của dd axit sunfuric đặc. So sánh điểm giống và khác nhau về tính chất của dd axit nitric với dd axit sunfuric đặc?

5. Nêu tóm gọn các tính chất hoá học của axit nitric. Với mỗi tính chất hãy lấy 5 pthh khác nhau minh hoạ cho các tính chất đó?

6. Nêu cách điều chế axit nitric? Cách điều chế đó có nét tương đồng với cách điều chế chất nào? Giải thích ý nghĩa các dụng cụ, hoá chất sử dụng trong hình 2.9 trang 51?

2. Đánh giá năng lực tự học bài axit nitric

ĐỀ KIỂM TRA MÔN HOÁ HỌC 11 BÀI 12: AXIT NITRIC

Câu 1: Lập sơ đồ tư duy thể hiện các kiến thức cần nhớ về axit nitric?

Câu 2: Cho các phản ứng hoá học sau:

1. Cho mảnh đồng kim loại vào dd axit nitric đặc 2. Cho mảnh sắt vào dd axit nitric đặc nguội

3. Cho từ từ dd axit nitric vào dd natri hiđroxit đã nhỏ sẵn vài giọt dd phenolphtalein

4. Cho bột lưu huỳnh vào dd axit nitric đặc, nóng 5. Cho bột sắt vào dd axit nitric loãng

a. Viết các pthh xảy ra (nếu có)

b. Xác định vai trò của axit nitric trong các phản ứng đó?

c. Nêu hiện tượng của các thí nghiệm trên?

Đáp án và hướng dẫn chấm (Phụ lục)

Ví dụ 12: Bài 13_Luyện tập về Nitơ và hợp chất của Nitơ.

Sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng, GV có thể kiểm tra năng lực tự học của HS qua quan sát, qua phiếu hỏi (đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá), qua kết quả làm việc của học sinh

Hợp đồng học tập (Phụ lục)

Đề bài:

Bài tập 1:

1. Lập sơ đồ tư duy trình bày tóm tắt kiến thức về Nitơ và hợp chất bằng SĐTD.

2. Hệ thống các dạng câu hỏi, bài tập hay gặp về nitơ và hợp chất của nitơ.

3. Mỗi dạng bài toán hãy tự hệ thống ra các lưu ý khi giải toán và phương pháp giải cho mỗi dạng. Tìm 2-3 ví dụ và giải chi tiết?

4. Sưu tầm các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan trong các đề thi (cấp trường, toàn tỉnh, thi Đại học, THPTQG…)

Bài tập 2: Viết các PTHH theo sơ đồ sau

N2NH3→NH4NO3→NH3→NO→NO2→HNO3 →Cu(NO3)2→CuO → Cu ↓

Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2

Bài tập 3: Phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: NaNO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Cu(NO3)2 chỉ dùng thêm 1 dd chứa 1 chất tan.

Bài tập 4: Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau đây:

1. Cho khí NH3 qua ống đựng CuO nung nóng 2. Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd FeCl3

3. Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd CuCl2

4. Cho mảnh đồng vào dd HNO3 loãng.

Bài tập 5: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc lấy chất kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết.

1. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra.

2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Al2(SO4)3.

Bài tập 6: Chia 34,8 g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau.

Phần 1: cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, thu được 4,48 lít khí (đkc).

Phần 2: cho tác dụng với HCl thì thu được 8,96 lít khí (đkc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b. Cho toàn bộ kim loại trên tác dụng với HNO3 đặc nóng, tính thể tích khí thu được

Bài tập 7: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí sinh ra được dẫn vào nước dư thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ. Tính khối lượng Cu(NO3)2 ban đầu?

Bài tập 8: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4

0,2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít NO (đktc). Tìm V?

Đánh giá:

Cách 1: Đánh giá qua các tiêu chí đánh giá năng lực tự học

Bảng tiêu chí đánh giá năng lực tự học qua hợp đồng học tập (Phụ lục) Cách 2: Đánh giá qua phiếu hỏi (tự đánh giá)

Cách 3: Đánh giá qua phần làm bài của học sinh so với hợp đồng HS đã kí Tiêu chí đánh giá năng lực tự học qua hợp đồng học tập (Phụ lục)

Bảng đánh giá năng lực tự học của HS thông qua việc thực hiện hợp đồng

Họ và tên Mức độ đạt được

Rất tốt Tốt Đạt Chưa đạt

2.2.2.2. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Ví dụ 13: Đánh giá NL giải quyết vấn đề khi nghiên cứu tính chất hoá học của Amoniac.

GV sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS.

HS hoạt động theo nhóm, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.

Phiếu học tập

1. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử NH3? Nêu tính chất vật lý của NH3? Dự đoán các tính chất hoá học của khí NH3, dd NH3 xuất phát từ đặc điểm đó?

2. Hãy chọn phản ứng, thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng các dự đoán trên?

3. Thực hiện thí nghiệm khi cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd AlCl3; dd CuSO4? Nêu hiện tượng và giải thích?

4. Kết luận tính chất hoá học của khí NH3, dd NH3?

5. Lấy các ví dụ khác chứng minh tính chất hoá học của dd NH3? 6. Có thể nhận biết khí NH3 bằng cách nào?

Yêu cầu:

Thảo luận nhóm và ghi lại:

- Vấn đề cần nghiên cứu là gì?

- Các phương án được đề xuất?

- Thực hiện phương án như thế nào?

- Kết quả thu nhận được?

- Làm bài tập hay lấy ví dụ nào khác để kiểm chứng kết quả?

Đáp án mẫu: Phụ lục

Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS qua nghiên cứu về Amoniac.

Cách 1: Đánh giá qua ghi chép của HS

Qua phiếu hỏi dành cho HS, GV có thể đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS qua bảng tiêu chí (thông báo trước cho HS)

Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS khi nghiên cứu bài Amoniac (Phụ lục)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (dành cho GV hoặc cho HS đánh giá đồng đẳng)

Bài 11: Amoniac – Muối amoni Nhóm:……… Lớp:……….

STT Họ và tên Tiêu chí (Rất tốt; đạt; chưa đạt)

Nhận biết vấn đề Đề xuất phương án Giải quyết vấn đề 1

2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 81 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w