Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học 1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực tự học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG, LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY

2.1.1. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học 1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực tự học

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá năng lực tự học

Tiêu chí Mức 1 (4đ) Mức 2 (3đ) Mức 3 (2đ) Mức 4 (1đ)

Xác định mục tiêu học tập

HS có khả năng xác định chi tiết, cụ thể và rừ ràng mục tiêu học tập cụ thể, mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn và mục tiêu dài hạn, các mục tiêu nhất quán, gắn kết

HS xác định được các mục tiêu học tập cụ thể, chi tiết trước mắt, rừ ràng, tuy nhiên, chưa rừ mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn, chưa có sự gắn kết cho các mục tiêu

Có mục tiêu học tập nhưng chưa rừ ràng, chưa có mục tiêu cho từng giai đoạn

Gần như không có mục tiêu học tập hoặc chỉ là mục tiêu rất chung chung

Lập kế hoạch học tập

HS có khả năng tự thiết lập chi tiết kế hoạch học tập theo từng giai đoạn dựa trên các mục tiêu học

HS thiết lập được kế hoạch học tập theo từng giai đoạn dựa trên mục tiêu học tập, nhưng với sự

Kế hoạch học tập khụng rừ ràng, thường ít dựa trên mục tiêu học tập mà chỉ dựa vào kế hoạch cá nhân

Không có hoặc gần như không có kế hoạch học tập ngắn hạn cũng như dài hạn

tập hướng dẫn của người khác

Sự tự giác, chủ động, tự tin trong học tập

Tự giác, luôn chủ động, tự tin thể hiện khả năng học tập sáng tạo, hiệu quả qua các tình huống học tập đa dạng

Tự giác, tin vào khả năng tự học, đôi lúc chưa chủ động, chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân trong các tình huống học tập

Cần có sự thúc đẩy, khuyến khích thì mới học, chưa tự tin thể hiện trong các tình huống học tập

Không tự giác, luôn thụ động, thiếu tự tin trong các tình huống hoạt động học tập

Động lực học tập

Có ý thức, say mê, luôn nỗ lực, tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu học tập, không bị xao lãng bởi các hoạt động khác

Ý thức nhiệm vụ học tập là quan trọng và ưu tiên nhất, vẫn có những sao nhãng, cần nhắc nhở mới hoàn thành nhiệm vụ

Hoàn thành nhiệm vụ học tập cơ bản dưới sự hướng dẫn, thúc đẩy của gia đình, thầy cô…

Không có động lực học, luôn trì hoãn, không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

Khả năng tập trung vào

nhiệm vụ học tập

Có khả năng tự tập trung vào nhiệm vụ học tập (bài tập về nhà, dự án…) trong mọi điều kiện, hoàn cảnh

Hiếm khi cần nhắc nhở cần tập trung vào nhiệm vụ học tập

Thường xuyên cần sự nhắc

nhở, định

hướng để có thể tập trung vào nhiệm vụ học tập

Không có khả năng tập trung vào nhiệm vụ học tập mặc dù thường xuyên được hướng dẫn, giúp đỡ

Khả năng giải quyết vấn đề trong quá trình học tập

Chủ động lựa chọn, áp dụng các phương pháp khác nhau và luôn giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập

Có thể thảo luận với giáo viên để tìm ra các giải pháp hợp lý giải quyết vấn đề và giải quyết hiệu quả phần lớn các vấn đề học tập

Nhận ra vấn đề và có giải pháp giải quyết vấn đề khi có sự trợ giúp của bạn bè, giáo viên

Không có khả năng đưa ra các phương án giải quyết vấn đề trong quá trình học tập

Tự kiểm tra quá trình học tập

Có khả năng độc lập, chủ động theo dừi quá trình học tập, theo dừi các hoạt động của bản thân và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu học tập

Theo dừi khả năng học tập bằng nỗ lực của chính mình, hiếm khi cần hướng dẫn

Có phương phỏp theo dừi việc học của bản thân khi có sự hướng dẫn

Không có khả năng theo dừi việc học của bản thân

Sử dụng hiệu quả các

nguồn tài liệu

Chủ động tìm kiếm thông tin theo nhu cầu, phân tích dữ liệu và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả nhất.

Có thể phân tích dữ liệu, thường xuyên sử dụng các nguồn tài liệu thích hợp, hiếm khi cần đến sự hướng dẫn,

Thường hiếm khi sử dụng hợp lý các nguồn tài liệu thích hợp, thường không tìm sự giúp đỡ khi cần thiết

Từ chối sự giúp đỡ khi cần, bỏ qua các nguồn tài liệu mà chỉ làm theo những kiến thức hạn chế đang có

giúp đỡ Tổng

2.1.1.2. Công cụ đánh giá năng lực tự học a. Đánh giá qua bảng kiểm quan sát

Bảng 2.2: Bảng kiểm đánh giá qua quan sát quá trình học và qua sản phẩm ghi chép của HS

Mức độ

đạt được Biểu hiện

Rất tốt

- Tìm hiểu, ghi lại được đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu các câu trong phiếu.

- Tự làm được các bài tập nhờ nghiên cứu ví dụ tương tự và cả ví dụ chưa có sẵn mẫu, cần tự suy luận từ kiến thức đã tìm hiểu.

- Có thể đọc thêm được các tài liệu khác, chưa có trong tài liệu hướng dẫn - Đặt ra được câu hỏi thắc mắc.

- Không cần sự trợ giúp của người khác.

Tốt

- Tìm được câu trả lời cho các câu hỏi có trong tài liệu.

- Tóm tắt tài liệu theo cách hiểu của mình.

- Làm được bài tập tương tự bài đã có, những bài chưa có sẵn chưa tự tin.

Đôi khi có sự trợ giúp của người khác

Đạt

- Đọc, ghi lại các thông tin cần thiết nhưng chưa biến thành ngôn ngữ của mình.

- Làm được một số bài tập đơn giản.

- Cần sự trợ giúp, hướng dẫn thêm.

Chưa đạt

- Chưa đọc hoặc đọc qua tài liệu, không sử dụng triệt để phiếu hướng dẫn.

- Không ghi chép được thông tin cơ bản.

- Cần thúc ép, chưa chủ động b. Đánh giá qua phỏng vấn

Sau khi hướng dẫn về nhà, GV có thể đặt câu hỏi phát vấn cho HS. Thông qua câu trả lời của HS, GV sẽ biết HS đó có chuẩn bị bài không? Chuẩn bị đến mức độ

nào? Đã hiểu được đến đâu? Cần giải thích thêm những gì?....

Tuy nhiên, cách làm này chỉ cho phép điều tra được một số HS. Khi dạy kiến thức mới cũng như khi ôn tập, nếu chỉ dùng cách phỏng vấn, có những HS chưa hiểu lại không được hỏi, như thế, kiến thức không được sáng tỏ cho tất cả HS.

c. Đánh giá qua các bài tập, câu hỏi kiểm tra.

Cách đánh giá này dễ áp dụng theo quy trình:

+ Giao phiếu hướng dẫn tự học

+ Giải đỏp, làm rừ kiến thức trong phiếu hướng dẫn, chốt kiến thức + Làm bài kiểm tra ngắn để xác minh sự nắm kiến thức của HS.

Như vậy, đánh giá năng lực tự học của HS nên kết hợp 2 công cụ đánh giá:

+ Đánh giá qua bảng kiểm quan sát

+ Đánh giá qua câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra

2.1.2. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: GIÁO DỤCĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w