1a. Công thức phân tử: C5H4N3O3. 2b. Công thức cấu tạo:
3c. Tên khoa học: 7,9 – - dihidro–purine – 2,6,8 – trione hay 2,6,8 – trioxypurine [2]. [3].
4d. Khối lượng phân tửLPT: 168,1103 g/mol.
1.1.2. Tính chất vật lý
- Là tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy là 300°C.
- Độ tan trong nước là 60 mg/l (ở 20 C 0 °C), độ tan trong etanol rất thấp và được coi là không đáng kể.
- Giới hạn hoà tan của muối uraturate khoảng 6,8 mg/dl ở nhiệt độ 37 C °0 C. Ở nồng độ cao hơn các tinh thể uraturatee sẽ bị kết tủa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các tinh thể uraturate có trong huyết thanh không bị kết tủa [20].
- Trong nước tiểu, axit uric hòa tan dễ dàng hơn trong nước, pH của nước tiểu ảnh hưởng lớn đến sự hòa tan axit uric, bình thường lượng axit uric thải qua nước tiểu là trên 800 mg/ngày. Do vậy, pH càng kiềm càng thuận lợi cho việc thải axit uric và ngược lại nước
tiểu càng có môi trường axit thì khó khăn cho việc đào thải axit uric [20].
- pH = 5,0: Axit uric bão hòa với nồng độ từ 390-900 μmol/L.
- pH = 7,0: Axit uric bão hòa với nồng độ từ 9480-12000 μmol/L.
1.1.3. Trạng thái tồn tại, quá trình tổng hợp và đào thải của axit uric
- Axit uric là một hợp chất khác vòng của cacbon, nito, oxi, và hydro với công thức C5H4N4O3. Là một axit yếu nên thường bị ion hóa thành muối uraturatee hòa tan trong huyết tương. Đại đa số tồn tại dưới dạng mono sodium uraturatee [20]. Axit uric kết tủa trong môi trường pH axit.
- Axit uric là một chất có nguồn gốc từ quá trình dị hóa các bazơ purin (ademin và guanidin) của các axit nucleic.
- Các nguồn gốc chính tạo axit uric trong cơ thể bao gồm:
a. Các thức ăn chứa purin (100 – 200 mg/ngày).
b. Từ nguồn axit uric nội sinh do quá trình thoái biến các axit nucleic của cơ thể (600 mg/ngày).
Hình 1.1. Sơ đồ sinh tổng hợp axit uric trong cơ thể người 1: Amidophoribosyl ferase.
2: Hypoxanthine- Guanine phospho ribosyl Transferase.
3: Phosphoribosyl-Pyrophosphat Synthetase- (PRPP Synthetase).
Ribose-5p + ATP PRPP + Glutamin 5 phosphoribosyl-1-amin
Acid nucleic Acid nucleic
Acid inosinic
Acid guanylic Acid adenylic
Inosine
Guanosine PRPP
Hypoxanthine
Guanine Adenine
Xanthine 2,8 dioxyadenine
Adenosine PRPP
PRPP 7
6 2
7
6 8
5
7
4 1
3
4: Adenine-Phosphoribosyl transferase.
5: Adenosine deaminase.
6: Purine-Nucleoside Phosphorylase.
7: Nucleotidase.
8: Xanthine oxydase
- Quá trình tổng hợp nói trên được thực hiện chủ yếu ở gan và ở mức ít hơn tại niêm mạc ruột. Quá trình tổng hợp axit uric cần tới sự xúc tác của enzym xanthin oxydase. Allopurinol ức chế enzym này và được sử dụng để điều trị tình trạng tăng axit uric máu.
- Axit uric được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin, sau đó chúng được hòa tan trong máu và đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Axit uric tăng có thể do quá trình tăng cung cấp, tăng tạo hoặc giảm thải trừ axit uric qua thận hoặc cả hai quá trình này.
- Các con đường thải trừ chính của axit uric trong cơ thể gồm:
a. Qua nước tiểu (400 – 1000 mg/ngày): Ở thận, axit uric được lọc qua cầu thận, 95% lượng lọc được tái hấp thu ở các ống lượn gần, rồi được bài xuất tích cực ở các ống lượn xa.
b. Qua đường tiêu hóa (100 – 200 mg/ngày): Mặc dù đây là con đường thải trừ chủ yếu, tuy vậy có thể thấy axit uric trong mật, dịch vị và các dịch tiết của ruột [21]. [1].
1.1.4. Cơ chế lắng đọng của axit uric và ảnh hưởng của nó đối với cơ thể Phần lớn axit uric trong máu ở dạng tự do, chỉ khoảng < 4% gắn với protein huyết thanh. Nồng độ axit uric máu trung bình ở :
Nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít) Nữ: 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít).
Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết axit uric ở trạng thái cân bằng.
Tổng lượng axit uric trong cơ thể có khoảng 1200 mg (ở nam) và 600 mg (ở nữ). Khoảng 2/3 tổng lượng axit uric được tổng hợp mới và cũng với số lượng tương tự đào thải chủ yếu qua thận. Khi nồng độ axit uric máu vượt
qua giới hạn trên được coi là có tăng axit uric hay chính là có sự lắng đọng axit uric [201,21].
Cơ chế lắng đọng axit uric trong cơ thể chủ yếu là do tăng axit uric máu kéo dài, cơ thể có hàng loạt phản ứng thích nghi nhằm giảm axit uric trong máu bằng cách: tăng bài tiết qua thận,; lắng đọng muối uraturate trong các tổ chức như màng hoạt dịch, da, kẽ thận, gân,... tTừ đó dẫn đến sự biến đổi về hình thái học của các tổ chức này. Tăng axit uric trong dịch khớp dẫn đến kết tủa thành các tinh thể hình kim gây tổn thương sụn, màng hoạt dịch và bao khớp. Qua chỗ sụn bị tổn thương các tinh thể xâm nhập xuống tận lớp xương dưới sụn, hình thành các hạt tophi, gây phá huỷ xương dưới dạng ổ khuyết xương hình cầu. Viêm màng hoạt dịch, tăng sinh màng hoạt dịch, thâm nhiễm các tế bào lympho là tổn thương thứ phát. Sự lắng đọng các tinh thể ở tổ chức tạo thành các hạt tophi kíkích thước to nhỏ khác nhau, lắng đọng ở kẽ thận dẫn đến tổn thương thận như sỏi thận, viêm thận kẽ, xơ hóa cầu thận. Tổn thương lan rộng dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Từ đó có thể thấy, sự lắng đọng axit uric là yếu tố tiên lượng quan trọng [20].
Có tình trạng gây nên một quay vòng tế bào (turnover) nhanh hoặc gây chậm trễ bài tiết axit uric của thận có thể gây tăng nồng độ axit uric huyết thanh. Lượng axit uric trong nước tiểu tăng quá mức có thể gây kết tủa và hình thành sỏi uraturate trong hệ tiết niệu. Các nguyên nhân gây tích tụ axit uric trong cơ thể thường gặp nhất là cơ địa di truyền với khuynh hướng gây tăng sản xuất quá mức axit uric và suy giảm chức năng thận gây giảm khả năng bài tiết axit uric. Mặt khác, khi nồng độ axit uric trong cơ thể quá thấp gây nên bệnh đa xơ cứng ở người.
1.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của axit uric trong viêm khớp - Axit uric tăng cao: Nguyên nhân chính gây bệnh Gout.
Khả năng hòa tan của axit uric là đóng vai trò quan trọng là nguyên nhân gây bệnh Gout. Độ tan trong nước của các muối được hình thành từ axit
uric với kim loại kiềm và kiềm thổ là khá thấp. Tất cả các muối này thể hiện tính tan tốt trong nước nóng hơn là nước lạnh, do đó cho phép kết tinh lại dễ dàng. Khả năng hòa tan thấp này là một nguyên nhân gây nên bệnh Gout. Nó thể hiện ở việc tăng quá mức nồng độ axit trong huyết thanh có thể gây tình trạng lắng đọng chất này tại các khớp và mô mềm gây bệnh Gout (một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể uraturate).
Có thể nói, chỉ số axit uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh Gout hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào. Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu,…
Như đã phân tích ở trên, axit uric được thận đào thải qua đường nước tiểu nhưng do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp axit uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải axit uric làm cho lượng axit uric trong máu tăng cao. Ban đầu, nồng độ axit uric trong máu tăng cao tuy nhiên chưa xuất hiện các triệu chứng, chưa xuất hiện các cơn Gout cấp, giai đoạn này thường gọi là “tăng axit uric máu”, chưa phải Gout. Tuy nhiên, khi lượng axit uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ lắng đọng tinh thể uraturate ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn Gout cấp, khi đó tăng axit uric máu đã tiến triển thành bệnh Gout [20].
Chỉ số axit uric phải là một con số chính xác không phải là một kết quả định tính như cao, bình thường, hay thấp. Bởi vì mỗi mức chỉ số axit uric mô tả tình trạng bệnh của bệnh nhân Gout đang ở mức độ nguy hiểm nào. Tuy nhiên, mỗi cơ sở khám chữa bệnh đều dùng những loại máy của riêng mình và cho kết quả ở những đơn vị đo lường khác nhau khiến cho các bệnh nhân khó hiểu trong quỏ trỡnh theo dừi tiến triển của bệnh. Bệnh nhõn cú thể dựa vào chỉ số axit uric được chỉ ra ở bảng 1.1 dưới đây để xác định mức độ diễn biến của bệnh Gout.
Bảng 1.1. Các chỉ số axit với các cảnh báo về mức độ của bệnh Gout
mg/dl àmol/l Lưu ý
< 60 < 350Tốt: Ở mức độ này sẽ không cho hình thành các tinh thể uraturate và giải phóng các tinh thể uraturate lắng đọng ở khớp.
60-70 350-400Cảnh báo: Xuất hiện một vài biểu hiện như tê, ngứa và đỏ da, hoặc các triệu chứng thông thường của bệnh Gout.gút
> 70 > 400
Tình trạng xấu: Các tinh thể uraturate hình thành nhiều hơn, các tinh thể uraturate lắng đọng không được giải phóng tạo nên các cục tophy (tophi). Tình trạng ngày càng xấu.
Bảng 1.1: Các chỉ số axit với các cảnh báo về mức độ của bệnh Gout
Từ đó có thể thấy, chỉ số axit uric nên được duy trì ở mức dưới 60 mg/dl để tránh những diễn biến theo chiều hướng xấu của bệnh Gout bằng cách trong quá trình điều trị, ngoài dùng thuốc theo chỉ định, bệnh nhân Gout cần chú ý cả việc ăn kiêng và tăng cường chức năng của thận để duy trì lượng axit uric trong ngưỡng cho phép.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phân tích và định lượng axit uric - Các thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric máu là:
Adrenalin, acetaminophon, ampicpicllin, axit ascorbic, thuốc chặn bêta giao cảm, caffein, các hóa chất điều trị ung thư, ciclosporin, diltiazem, thuốc lợi
tiểu, nhóm THIAZID, G-CSF, isoniazid, levodoba, lisinoprin, methyldopa, niacin, thuốc kháng viêm không phải Steroid, phenothiazin, risampin.
- Các thuốc có thể làm giảm nồng độ axit uric máu là:
Acetazolamid, allopurinol, corticosteroid, analapril, estrogen, lithium, mannitol, probenecid, salicylat,…
Vỡ vậy mà khi nghiờn cứu cũng như theo dừi nồng độ axit uric trong cơ thể người cần chú ý tới những ảnh hưởng trên [211].
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO