a. Phương pháp đo phổ trực tiếp
Đo độ hấp thụ A của dung dịch, tính nồng độ C của nó dựa vào giá trị độ hấp thụ riêng (có trong các bảng tra cứu).
11% 1%
1
. . , 1
cm
cm
A E L C L cm C A
= = → = E A = E1%1cm . L. C, L = 1cm → C = A/E1%1cm. (1.11)
Để áp dụng được phương pháp này, cần phải chuẩn hóa máy quang phổ cả về bước sóng lẫn độ hấp thụ.
b. Phương pháp so sánh
Theo định luật Lambert-Beer, sau khi đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn so sánh (S) và dung dịch mẫu thử (X) ta có:
AS = K.L.CS (1.12)
AX = K.L.CX (1.13)
Trong đó:
AS : Là độ hấp thụ của dung dịch chuẩn có nồng độ CS.
AX: Là độ hấp thụ của dung dịch mẫu thử nồng độ CX
AX/As = CX/CS → CX = CS. (AX/AS) (1.14)
Chú ý: Nồng độ của dung dịch thử CX và dung dịch chuẩn CS không được chênh lệch nhau quá nhiều. Các nồng độ này càng gần nhau, kết quả càng chính xác.
c. Phương pháp thêm chuẩn so sánh
Trong phương pháp quang phổ, để loại trừ các yếu tố ảnh hưởng gây sai số cho quá trình định lượng: xử lý mẫu (chiết), sai lệch do thiết bị và hóa chất thuốc thử,…, người ta áp dụng phương pháp thêm.
d. Phương pháp đường chuẩn
Đây là phương pháp hay dùng trong phân tích quang phổ. Chuẩn bị một dãy mẫu chuẩn khoảng 5 dung dịch có các nồng độ chất chuẩn CS khác nhau. Đo độ hấp thụ AS của dãy chuẩn và lập đồ thị của A theo C. Đo độ hấp thụ AX của dung dịch mẫu thử và dựa vào đường chuẩn ta xác định được nồng độ mẫu thử CX.
e. Phương pháp thêm đường chuẩn
Thêm những thể tích giống nhau của dung dịch thử vào dãy chuẩn chứa những lượng khác nhau và chính xác của chất chuẩn. Đo độ hấp thụ của cả dãy rồi vẽ đường chuẩn quan hệ giữa mật độ quang với lượng chất chuẩn thêm vào. Giao điểm của đường chuẩn với trục hoành (nồng độ) cho ta nồng độ của chất cần định lượng.
f. Kỹ thuật đo quang vi sai theo bước sóng
Trong kiểm nghiệm các dạng thuốc bào chế, trước tiên phải qua công đoạn chiết hoạt chất ra khỏi tá dược. Dịch chiết khó tránh khỏi mang theo tạp chất. Tạp chất này có thể gây sai số cho quá trình định lượng bằng phương pháp đo quang. Để loại trừ sai số này, người ta thường sử dụng kỹ thuật đo quang vi sai: trên phổ của chất nghiên cứu, chọn 2 bước sóng λ1 và λ2, ở đó hiệu số độ hấp thụ ∆A là lớn nhất.
max 1 2
A Aλ Aλ
∆ = − ∆A max = A λ1 - Aλ2 (1.15)
Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn với các nồng độ khác nhau và đo độ hấp thụ A ở 2 bước sóng λ1 và λ2. Khảo sát khoảng nồng độ tuân theo định luật Buger – Lambert - Beer của ∆A và vẽ đồ thị quan hệ ∆A - C. Đo độ hấp thụ A của chất thử ở 2 bước sóng trên. Sau đó dựa vào đồ thị ∆A – C suy ra nồng độ chất thử trong mẫu.
g. Phương pháp định lượng hỗn hợp
Do độ hấp thụ có tính cộng nên nếu có một dung dịch hỗn hợp gồm n chất thì độ hấp thụ của hỗn hợp bằng tổng độ hấp thụ của n chất riêng rẽ có cùng nồng độ như trong hỗn hợp. Tại một bước sóng xác định ta có: Ahh = A1
+ A2 + A3 +…+ An. Để thực hiện phương pháp này, cần phải biết hệ số hấp thụ riêng của từng chất ở các bước sóng khác nhau.
1.4.1.2. Quang phổ hồng ngoại
Phổ hồng ngoại là phương pháp đo sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại (IR) khi nó đi qua một lớp chất cần thử, ở các số sóng khác nhau.
Vùng bức xạ hồng ngoại sử dụng trong các máy quang phổ IR thông thường là 600 - 4000 cm-1.
Trong phân tử khi có nhóm nguyên tử nào đó hấp thụ năng lượng và thay đổi trạng thái dao động thì tạo nên một dải hấp thụ trên phổ IR.
Việc xác định được sự có mặt của nhóm chức trong phân tử giúp chúng ta có thể sử dụng phổ IR để định tính một chất.
Trong kiểm nghiệm thuốc hầu hết các dược điển chủ yếu chỉ sử dụng IR vào việc định tính, ít được dùng trong định lượng.
1.4.2. Sơ lược về các Pphương pháp điện hóa